1 Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp đi lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.
2 Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
3 Em có nhận xét gì vêu lòng tham lam và sự bội bạc của Nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ đối với chồng tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tận cùng?
4 Câu chuyện đã kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?
Câu 1:
- 5 lần , nhưng chỉ có 4 lần được cá vàng thực hiện . - Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên. Câu 2: + Lần 1 : bà vợ muốn cái máng lợn ăn – biển gợn sóng êm ả. + Lần 2 : bà vợ đòi tòa nhà đẹp – biển xanh đã nổi sóng. + Lần 3 : bà vợ yêu cầu thành bà nhất phẩm phu nhân – biển nổi sóng dữ dội. + Lần 4 : bà vợ đòi yêu cầu thành nữ hoàng – biển nổi sóng mù mịt. + Lần 5 : bà vợ muốn làm Long Vương – biển nổi sóng ầm ầm. => Những “phản ứng” của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. “Nhân vật” biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão. Câu 3:Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.
– Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.
– Sự bội bạc cũng tăng lên.
+ Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.
+ Lần hai mụ mắng chồng to hơn.
+ Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.
+ Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.
+ Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.
– Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.
Câu 4:
Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”.
* Ý nghĩa:
- Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ.
+ Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều.
+ Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão.
- Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.