Bài 1. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Ngô

1. Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy , cho tam giác ABC có A(7/4;3) , B(1;2) và C (−4;3). Tìm phương trình đường phân giác trong của góc A

2. Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy , cho tam giác ABC có A(1;5), B(-4;- 5) và C (4; -1 ). Tìm phương trình đường phân giác ngoài của góc A

Hanako-kun
11 tháng 4 2020 lúc 14:15

1/ Hướng làm như sau:

- Ta sẽ viết phương trình đường thẳng của 2 cạnh AB và AC trước

- Lấy một điểm bất kỳ thuộc đường phân giác trong của góc A. Vì điểm nằm trên đường phân giác cách đều 2 tia tạo thành góc đó nên ta sẽ tính khoảng cách giữa điểm đó với 2 cạnh của tam giác rồi cho chúng bằng nhau

\(\overrightarrow{AB}=\left(1-\frac{7}{4};2-3\right)=\left(-\frac{3}{4};-1\right)\Rightarrow AB:\left(x-1\right)-\frac{3}{4}\left(y-2\right)=0\)

\(\Rightarrow AB:x-\frac{3}{4}y+\frac{1}{2}=0\)

\(\overrightarrow{AC}=\left(-4-\frac{7}{4};3-3\right)=\left(-\frac{23}{4};0\right)\) \(\Rightarrow AC:\frac{23}{4}\left(y-3\right)=0\Rightarrow AC:\frac{23}{4}y-\frac{69}{4}=0\)

Gọi \(M\left(x;y\right)\) là điểm thuộc đường phân giác góc A và nằm trên BC

\(\Rightarrow d\left(M;AB\right)=\frac{\left|1.x_M-\frac{3}{4}y_M+\frac{1}{2}\right|}{\sqrt{1+\frac{9}{16}}}=...\)

\(\Rightarrow d\left(M;AC\right)=\frac{\left|0.x_M+\frac{23}{4}.y_M-\frac{69}{4}\right|}{\sqrt{0+\left(\frac{23}{4}\right)^2}}=...\)

\(d\left(M;AB\right)=d\left(M;AC\right)\Leftrightarrow\frac{\left|x_M-\frac{3}{4}y_M+\frac{1}{2}\right|}{\frac{5}{4}}=\frac{\left|\frac{23}{4}y_M-\frac{69}{4}\right|}{\frac{23}{4}}\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}23\left(x_M-\frac{3}{4}y_M+\frac{1}{2}\right)=5\left(\frac{23}{4}y_M-\frac{69}{4}\right)\\23\left(x_M-\frac{3}{4}y_M+\frac{1}{2}\right)=5\left(\frac{69}{4}-\frac{23}{4}y_M\right)\end{matrix}\right.\)

Đến đây ta thấy vẫn còn 2 ẩn là xM và yM. Mà \(M\in BC\) nên ta sẽ sử dụng phương trình đường thẳng BC để đưa về một ẩn

\(\overrightarrow{BC}=\left(-4-1;3-2\right)=\left(-5;1\right)\) \(\Rightarrow BC:-5\left(x-1\right)+\left(y-2\right)=0\)

\(\Rightarrow BC:-5x+y+3=0\) \(\Rightarrow y_M=5x_M-3\)

Đến đây thay vô là được thôi bạn :) Có 2 trường hợp đó, một cái là điểm M nằm trong, dành cho phân giác trong và ngược lại.

Và làm thế nào để biết được đâu là trong đâu là ngoài? Đơn giản thôi, ta thấy điểm M thuộc BC, sẽ có \(\overrightarrow{BM}=x\overrightarrow{MC}\)

Nếu x>0 nghĩa là M nằm trên đoạn BC còn nếu <0 nghĩa là nằm ngoài BC. Câu 2 tương tự nhé :3

P/s: Tính toán lại hộ mình nhé :<< Nhiều số quá rối hết cả mắt :<<

Nguyễn Việt Lâm
12 tháng 4 2020 lúc 15:53

Câu 1 có 1 cách giải đơn giản ngắn gọn:

- Tính vecto \(\overrightarrow{BC}\) ; \(\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC}\Rightarrow\) độ dài AB;AC;BC

- Gọi D là chân đường phân giác trong của A trên BC

- Theo định lý phân giác: \(\frac{DB}{AB}=\frac{DC}{AC}\Rightarrow\) tỉ lệ \(\frac{BD}{DC}\)

\(\Rightarrow\) Tọa độ D (điểm chia đoạn thẳng theo tỉ số k)

\(\Rightarrow\) Phương trình AD

Câu 2

Làm tương tự, sau khi tìm được tọa độ chân đường phân giác trong \(\Rightarrow\) tính được vecto \(\overrightarrow{AD}\)

Do 2 đường phân giác trong và ngoài vuông góc nên đường phân giác ngoài nhận \(\overrightarrow{AD}\) là 1 vtpt. Vậy là viết được pt phân giác ngoài


Các câu hỏi tương tự
Phú Phạm Minh
Xem chi tiết
Cindy
Xem chi tiết
fghj
Xem chi tiết
Cindy
Xem chi tiết
Phạm Tất Đạt
Xem chi tiết
Thái Thùy Linh
Xem chi tiết
Hà Quỳnh
Xem chi tiết
Võ Yến Nhi
Xem chi tiết
Cindy
Xem chi tiết