Sinh học

Phương Linh Lê
Xem chi tiết
Mai Hiền
26 tháng 4 2021 lúc 15:19

1.

Phép lai phân thích có thể phân biệt được kiểu gen vì:

- Nếu phép lai phân tích ra 100% trội -> kiểu gen đồng trội

- Nếu phép lai phân tích ra 50% trội : 50% lặn  -> kiểu gen dị hợp

2.

Sử dụng phương pháp tách, tích, tổ

Bình luận (0)
Bùi Thị Mai
Xem chi tiết
Mai Hiền
26 tháng 4 2021 lúc 16:58

A.

* Ví dụ về sinh vật vừa có lợi, vừa có hại: Chim sẻ

- Về đầu xuân, thu và đông, chim sẻ ăn lúa, thậm chí là mạ mới gieo -> có hại.

- Về mùa sinh sản cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiệp -> Có lợi.

* Không nên tận diệt sinh vật có hại vì: sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, một loài ngoài có hại về mặt này nhưng còn có lợi về mặt khác

Bình luận (0)
Mai Hiền
26 tháng 4 2021 lúc 17:01

B. Ví dụ Các biện pháp đấu tranh sinh học

Các biện pháp đấu tranh sinh học

Tên sinh vật gây hại

Tên thiên địch

Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại

- Sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian gây bệnh

- Ấu trùng sâu bọ

- Sâu bọ

 

- Chuột

- Gia cầm

 

- Cá cờ

- Cóc, chim sẻ, thằn lằn, sáo

- Mèo, rắn sọc dưa, diều hâu, cú vọ, mèo rừng

Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại

- Trứng sâu xám

- Xương rồng

- Ong mắt đỏ

- Loài bướm đêm

Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại

- Thỏ

Vi khuẩn Myoma và Calixi

Bình luận (0)
Vũ Quý Bình
Xem chi tiết
Mai Hiền
26 tháng 4 2021 lúc 17:04

* Ếch đồng

- Những đặc điểm của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.

* Ở cạn:

- Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí, thở bằng phổi -> thuận lợi cho sự hô hấp.

- Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt -> thuận lợi cho sự di chuyển.

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng -> bảo vệ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh.

* Ở nước:

- Đầu đẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước rẽ nước khi bơi -> giảm sức cản của nước khi bơi.

- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu -> khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát.

- Da tiết chất nhày làm giảm ma sát, dễ thấm khí -> hô hấp trong nước dễ dàng hơn.

- Chi sau có màng bơi -> tạo thành chân bơi để đẩy nước.

* Thằn lằn

* Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài và ý nghĩa thích nghi. 

- Có bốn chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt là động lực chính của sự di chuyển.

- Da khô có vảy sừng bao bọc giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.

- Cổ dài có thể quay về các phía giúp phát huy vai trò của các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng.

- Mắt có mi cử động giúp bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

- Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu giúp bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động vào màng nhĩ.

* Chim bồ câu

- Thân hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay.

- Da khô phủ lông vũ, lông vũ bao bọc toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh dài, đuôi chim làm bánh lái

- Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có một chùm lông, sợi lông mảnh gồm một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.

- Cánh chim khi xòe tạo một diện rộng quạt gió. Khi cụp cánh chim gọn lại vào thân.

- Chi sau bàn chân dài, có 3 ngón trước và 1 ngón sau, đều có vuốt giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.

- Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài, đầu chim linh hoạt giúp phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai) tạo điều kiện thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. 

- Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông giúp lông mịn, không thấm nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Hiền
26 tháng 4 2021 lúc 17:11

Nhóm vsv kí sinh có kiểu dinh dưỡng: hóa dị dưỡng. Vì nguồn năng lượng và nguồn cacbon của nhóm vsv này lấy từ vật chủ nên nguồn năng lượng và nguồn cacbon của chúng là chất hữu cơ

Bình luận (0)
Lê Dương Trà My
Xem chi tiết
Mai Hiền
26 tháng 4 2021 lúc 17:18

1. Bộ ăn sâu bọ

- Có tập tính đào hang, tìm mồi và sống đơn độc (trừ thời gian sinh sản và nuôi con).

- Đặc điểm thích nghi:

+ Thú nhỏ, có mõm kéo dài thành vòi ngắn.

+ Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn.

+ Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm giúp thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

2. Bộ gặm nhấm

- Đặc điểm thích nghi:

+ Bộ thú có số lượng loài lớn nhất.

+ Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

3. Bộ ăn thịt

- Đặc điểm thích nghi:

* Bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:

+ Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.

+ Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi.

+ Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để nghiền mồi.

+ Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm.

+ Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất.

+ Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

 

Bình luận (0)
ko có tênẻtrtrtrt
Xem chi tiết
Mai Hiền
26 tháng 4 2021 lúc 17:19

Điều hòa đường huyết bằng hoocmôn tuyến tụy

Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ có kích thích các tế bào bêta của đảo tụy tiết insulin để biến đổi glucôzơ thành glicôgen (dự trữ trong gan và cơ)

Ngược lại khi lượng đường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn, khi hoạt động cơ bắp) sẽ kích thích các tế bào anpha của đảo tụy tiết glucagôn, gây nên sự chuyển hóa glicôgen thành đường glucôzơ nhờ đó mà năng lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định.

 

Bình luận (0)
Quan701
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Quang Minh
26 tháng 4 2021 lúc 12:01

hạt trần 

hạt kín 

Bình luận (0)
Mai Hiền
26 tháng 4 2021 lúc 17:32

Phân loại hạt gồm: hạt có 2 lá mầm và hạt có 1 lá mầm

+ Cây hai lá mầm là những cây phôi của hạt có 2 lá mầm. Ví dụ: cây đỗ đen, cây lạc, cây bưởi, cây cam, cây mít, …

- Cây một lá mầm là những cây phôi của hạt có 1 lá mầm. Ví dụ: cây ngô, cây lúa, cây kê, …

Bình luận (0)
Lê Dương Trà My
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 4 2021 lúc 22:12

* Sự đa dạng của Lớp Chim được thể hiện thông qua những số liệu :

+ 9 600 loài

+xếp trong 27 bộ

+ Môi trường sống đa dạng : ôn đới , nhiệt đới , nam cực , bắc cực

Bình luận (0)
ác ma
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 4 2021 lúc 21:47

- Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại là tổ tiên của chúng. Cây trồng có các tính chất khác hẳn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

   - Sai khác là do con người dùng những biện pháp khác nhau (lai giống, tuyển chọn, ghép phối…) và tạo những điều kiện thuận lợi (nước, phân, đất, ánh sáng,…) nhất để cây phát triển tốt, cho ra những sản phẩm theo nhu cầu của con người

   - Ví dụ:

     + Cây cải dại (lá nhỏ, thân mảnh, dài) là tổ tiên của các loại cây thuộc họ cải được trồng ngày nay( súp lơ: thân to, cụm hoa lớn; bắp cải: lá nhiều, lớn; su hào: thân củ to).

     + Cây lúa dại (bông nhỏ, hạt ít, chất lượng hạt không tốt) là tổ tiên của các loại lúa trồng ngày nay (bông lớn, hạt chắc, nhiều hạt, chất lượng hạt tốt)

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Quang Minh
26 tháng 4 2021 lúc 11:53

Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là: cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại là tổ tiên của chúng. Cây trồng có các tính chất khác hẳn  phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

Bình luận (0)
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết

n

Bình luận (0)
I
26 tháng 4 2021 lúc 0:04

...

Bình luận (0)