Lịch sử

Trần Thu
Xem chi tiết
Minh Phương
16 tháng 12 2023 lúc 22:17

-Lịch sử là việc nghiên cứu, ghi chép và phân tích các sự kiện và hành động của con người trong quá khứ.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh Châu
24 tháng 12 2023 lúc 12:53

*Tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp cổ đại:

- Tác động đến cuộc sống: do khí hậu khô ráo, có nhiều ngày nắng trong năm. Hầu hết các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá đều diễn ra ngoài trời.

- Tác động đến phát triển kinh tế: dân chúng sống chủ yếu ven bờ biển và phụ thuộc vào biển, phát triển mạnh các ngành kinh tế gắn với biển (thương mại, đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ, hải sản). Xây dựng các cảng biển, phát triển đóng tàu, thuyền; phát triển các ngành thủ công nghiệp (làm gốm, chế tác đá; sản xuất dầu ô liu, chế biến rượu vang; không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:

+ Hệ thống mẫu tự La-tinh; hệ thống chữ số La Mã.

+ Dương lịch.

+ Các định lý, định đề khoa học, như: định lí Ta-lét; định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít…

+ Các tác phẩm văn học, sử học, ví dụ như: 2 bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê…

+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…

TICK CHO MÌNH ĐIIII

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn thị thúy Quỳnh
Xem chi tiết
BÍCH THẢO
16 tháng 12 2023 lúc 17:51

Tách từng câu ra đi ah.

Bình luận (0)
Nguyễn thị thúy Quỳnh
16 tháng 12 2023 lúc 18:20

 

 

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

 

1. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?A. Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.B. Lật đổ chế độ phong kiến ở châu Âu.C. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.D. Là cuộc cách mạng tư tưởng lớn thời trung đại.

 

2. Những nhà văn hóa- khoa học lớn trong thời kì Phục hưng được đánh giá là : A. “Những con người khổng lồ”.B. “Những con người sáng tạo”.C. “Những con người vĩ đại”.D. “Những con người tài năng”

 

3. Nguyên nhân bùng nổ phong trào cải cách tôn giáo là do:A. Giáo hội Thiên chúa giáo phát triển.B. Giai cấp phong kiến Tây Âu phát triển.C. Xã hội Tây Âu đang rối loạn, không có tư tưởng chính thống.D. Giai cấp tư sản đang lên đòi thay đổi và cải cách tổ chức, giáo lí của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

 

4. Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?A. Đạo Hồi. B. Đạo Tin Lành.C. Đạo Do Thái. D. Đạo Kito.

 

5. Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, giai cấp tư sản Tây Âu muốn thay đổi và cải cách lại tổ chức Giáo hội Thiên Chúa, vìA. giai cấp tư sản muốn củng cố chế độ phong kiến.B. giai cấp tư sản có địa vị và đặc quyền chính trị lớn.C. Giáo hội là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến.D. Giáo hội không cho phép việc mua bán “thẻ miễn tội”.

 

6. Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?A. Quý tộc và công nhân làm thuê.B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.D. Quý tộc và thương nhân.

 

7. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của 2 giai cấp cơ bản làA. tư sản và vô sản. B. nông dân và địa chủ.C. lãnh chúa và nông nô. D. nông nô và nô lệ.

 

8. Loại hình văn học nào phát triển nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường?A. Ca múa. B. Tiểu thuyết.C. Thơ. D. Kịch nói.

 

9. Loại hình văn học nào phát triển nhất ở Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh?A. Ca múa. B. Tiểu thuyết.C. Thơ. D. Kịch nói.

 

10. Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?A. Sa sút, thường xuyên mất mùa.B. Không thay đổi so với trước đó.C. Phát triển mạnh mẽ.D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên.

 

11. Triều đại phong kiến đạt đến sự thịnh vượng nhất ở Trung Quốc làA. triều Đường B. triều TốngC. triều Minh D. triều Thanh

12. Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Đường được phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện chính sách nào sau đây?A. Khai thông “con đường Tơ lụa”. B. Đem quân chiếm Nội Mông.C. Áp dụng chế độ quân điền. D. Củng cố việc cai trị ở các châu, phủ

 

13. Điểm mới trong chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường là gì?A. Thực hiện chế độ tiến cử, không cần thi.B. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc.C. Tuyển chọn cả con em của địa chủ thông qua khoa cử.D. Thông qua việc mở các khoa thi để chọn người tài.

 

14. Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến?A. Nho giáo. B. Đạo giáo.C. Phật giáo. D. Công giáo

 

15. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc vào thời nào?A. Thời Tống.C. Thời Nguyên. B. Thời Đường.D. Thời Minh - Thanh.

 

II. PHẦN TỰ LUẬN

 

1. Em hãy trình bày những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời nhà Đường.

 

2. Em hãy nêu những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo, văn học, sử học Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX.

 

3. Nêu một vài ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đến Việt Nam mà em biết. 

 

Bình luận (0)
Hoàng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Hương Đinh Thị Mai
Xem chi tiết
nguyễn công quốc bảo
15 tháng 12 2023 lúc 22:32

Hoàn cảnh xảy ra chiến tranh lạnh

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do tác động của "chiến dịch toàn cầu" của Mĩ đã làm mối quan hệ  hai cường quốc Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt.

- Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Truman chính thức phát động "Chiến tranh lạnh".

- Cuộc đối đầu căng thẳng giữa phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa.Thế giới lâm vào tình trạng hoang mang có thể xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3

Diễn biến

- Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự như khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.

- Trước tình hình bị đe dọa đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.

- Những cuộc chiến tranh xâm lược liên tiếp sảy ra: Chiến tranh Việt Nam (1945 - 1975), chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh Afghanistan (1979 - 1989),...

Sau 4 thập kỷ chạy đua vũ trang tốn kém, tháng 12/1989 Tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô Gooc-ba-chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh

 


 

Bình luận (0)
Hương Đinh Thị Mai
Xem chi tiết
Minh Phương
15 tháng 12 2023 lúc 21:44

- Vệt Nam phải học tập nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường cạnh tranh kinh tế, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, và xây dựng chính sách phát triển bền vững.

Bình luận (0)
nguyễn công quốc bảo
15 tháng 12 2023 lúc 22:01

Việt nam cần phải học :

- Áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học kinh tế vào sản xuất

-Tận dụng và phát huy hiệu quả các thế mạnh trong nước: như ngun nhân lực và nguồn tài chính

-Nâng cao trong công tác an ninh quốc phòng

-Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác với bên ngoài để thu hút nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm

 

Bình luận (0)
Hương Đinh Thị Mai
Xem chi tiết
nguyễn công quốc bảo
15 tháng 12 2023 lúc 21:35

Giống nhau

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 80 :  Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, đối đầu  giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa…
+ Từ sau những năm 80 đến năm 1991 : tạo điều kiện cho xu thế đối thoại, hòa hoãn dẫn tới chấm dứt chiến tranh lạnh…
+ Chính sách đối ngoại của  đều có sự điều chỉnh qua các thời kì cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới. Tây Âu và Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Khác nhau

Đối ngoại  và đối nội của Mĩ:

Chính sách đối nội:

- Sau chiến tranh, Nhà nước Mĩ ban hành một loạt đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng Sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ

- Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân lên mạnh đặc biệt là phong trào chống phân biệt chủng tộc và phản đối chiến tranh Việt Nam trong thập kỷ 60 và 70

Chính sách đối ngoại

- Sau chiến tranh TGT2, giới cầm quyền Mĩ đề ra " chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đây lùi phong trào dân tộc thiết lập thống trị trên toàn thế giới

- Tiến hành "viện trợ" để lôi kéo,khống chế các nước nhận viện trợ, lập khối quân sự gây nhiều chiến tranh xâm lược

Đối nội  và đối ngoại của Nhật Bản

 Chính sách đối nội

+ Sau chiến tranh, nhờ những cải cách dân chủ, Nhật Bản đã chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ. Hiện nay, chỉnh phủ Nhật Bản là liên minh cầm quyền nhiều chính đảng

Chính sách đội ngoại

+Sau chiến tranh, Nhật bản thi hành 1 chính sách lệ thuộc vào Mĩ, tiêu biểu là kí hiệp ước an ninh MĨ - Nhật Bản. Từ nhiều thập kỷ quả, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại

+ Nay đang nỗ lực vươn lên trở thành cường quốc chính trị tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Hương Đinh Thị Mai
Xem chi tiết
nguyễn công quốc bảo
15 tháng 12 2023 lúc 21:14

Nước Mĩ 

Sau CTTG thứ 2, Mĩ vương lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. Trong những năm 1945-1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới ( 56,47%).

+ Tài chính: Nắm trong tay trử lượng vàng thế giới. Mĩ là chủ nợ duy nhất của thế giới

+ Hàng hải: Chiếm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển

+ Nông Nghiệp: sản lương nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật cộng lại

+ Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất trong thế giới tư bản. Độc quyền vũ  khí hạt nhân

\(\Rightarrow\) Với những thành tựu trên, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chinh lớn nhất thế giới và là nước giàu mạnh nhất trong hệ thông Tư bản chủ nghĩa

Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật bản là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề, xuất hiện nhiều khó khăn lớn ( thất nghiệp 13 triệu người,thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng.......)

Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cuộc cải cách dân chủ đã được tiến hành như: ban hành Hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ quân phiệt, trừng trị tội phạm chiến tranh, ban hành các quyền tự do dân chủ ( Luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng...). Những cải cách ấy đã trở thành nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ say này

Chúc bạn học  tốt 

Bình luận (1)