Bài 6: Tam giác cân

~Alpaca~
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 2 2021 lúc 20:23

Sửa đề: Bỏ D là trung điểm của BC và bỏ luôn góc D vuông

a) Sửa đề: Chứng minh ΔABD=ΔACD

Xét ΔABD vuông tại D và ΔACD vuông tại D có 

AB=AC(ΔABC đều)

AD chung

Do đó: ΔABD=ΔACD(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

Suy ra: BD=CD(hai cạnh tương ứng)

b) Ta có: AB=BC(ΔABC đều)

mà BC=6cm(gt)

nên AB=6cm

Ta có: BD=CD(cmt)

mà BD+CD=BC(D nằm giữa B và C)

nên \(BD=CD=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{6}{2}=3\left(cm\right)\)

Áp dụng định lí Pytago vào ΔABD vuông tại D, ta được:

\(AB^2=AD^2+BD^2\)

\(\Leftrightarrow AD^2=AB^2-BD^2=6^2-3^2=27\)

hay \(AD=3\sqrt{3}cm\)

Vậy: \(AD=3\sqrt{3}cm\)

c) Ta có: ΔABC đều(gt)

nên \(\widehat{C}=60^0\)

Ta có: BD=DC(cmt)

mà D nằm giữa B và C(gt)

nên D là trung điểm của BC

hay \(CD=\dfrac{BC}{2}\)(1)

Ta có: E là trung điểm của AC(gt)

nên \(CE=\dfrac{AC}{2}\)(2)

Ta có: ΔABC đều(gt)

nên BC=AC(3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra CE=CD

Xét ΔCED có CE=CD(cmt)

nên ΔCED cân tại C(Định nghĩa tam giác cân)

Xét ΔCED cân tại C có \(\widehat{C}=60^0\)(cmt)

nên ΔCED đều(Dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

d) Xét ΔCAB có 

D là trung điểm của BC(cmt)

E là trung điểm của AC(gt)

Do đó: DE là đường trung bình của ΔCAB(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)

hay DE//BA(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

Bình luận (0)
Trần Đức khoa
Xem chi tiết
Hồng Quang
16 tháng 2 2021 lúc 13:55

tam giác cân dễ có: 2 góc ở đáy = nhau = 40 độ 

=> góc còn lại: 180 - 40.2= 100 độ :D 

Bình luận (0)
lê nguyễn minh hải
16 tháng 2 2021 lúc 14:07

Đề không rõ lắm bạn ơi

Bình luận (0)
Trương Huy Hoàng
16 tháng 2 2021 lúc 17:11

Có 2 TH:

TH1: Góc 40o nằm ở 1 trong 2 cạnh bên của tam giác cân

\(\Rightarrow\) Góc còn lại = 180o - 2.40o = 100o (T/c tam giác cân)

Vậy tam giác cân đó có các góc lần lượt là 40o; 40o; 100o

TH2: Góc 40o không nằm ở 1 trong 2 cạnh bên của tam giác cân

\(\Rightarrow\) 2 cạnh bên có số đo bằng nhau và bằng \(\dfrac{180^o-40^o}{2}=70^o\)

Vậy tam giác cân đó có các góc lần lượt là 20o; 20o; 70o

Chúc bn học tốt!

Bình luận (0)
Bùi Quang huy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lộc
16 tháng 2 2021 lúc 11:24

a, - Xét tam giác ABC cân tại A có : AH là đường cao .

=> AH là đường trung trực .

=> H là trung điểm của BC .

=> BH = CH .

b, Đề là lạ :vvv

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
16 tháng 2 2021 lúc 11:28

a) Xét ΔABH vuông tại H và ΔACH vuông tại H có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AH chung

Do đó: ΔABH=ΔACH(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

Suy ra: BH=CH(hai cạnh tương ứng)

b) Sửa đề: Chứng minh NA=NC

Ta có: đường trung trực của AH cắt AH tại M và cắt AC tại N(gt)

nên NM là đường trung trực của AH

\(\Leftrightarrow NM\perp AH\) tại trung điểm của AH

mà NM cắt AH tại M(gt)

nên M là trung điểm của AH

Ta có: NM\(\perp\)AH(cmt)

BC\(\perp\)AH(gt)

Do đó: NM//BC(Định lí 1 từ vuông góc tới song song)

hay NM//HC

Xét ΔAHC có 

M là trung điểm của AH(cmt)

MN//HC(cmt)

Do đó: N là trung điểm của AC(Định lí 1 về đường trung bình của tam giác)

hay NA=NC(đpcm)

Bình luận (0)
Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
15 tháng 2 2021 lúc 10:33

a) Ta có: \(\widehat{ABD}=\widehat{CBD}=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\))

\(\widehat{ACE}=\widehat{BCE}=\dfrac{\widehat{ACB}}{2}\)(CE là tia phân giác của \(\widehat{ACB}\))

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABD}=\widehat{CBD}=\widehat{ACE}=\widehat{BCE}\)

Xét ΔABD và ΔACE có

\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)(cmt)

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{BAD}\) chung

Do đó: ΔABD=ΔACE(g-c-g)

Suy ra: AD=AE(Hai cạnh tương ứng)

b) Xét ΔADE có AE=AD(cmt)

nên ΔADE cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

\(\Leftrightarrow\widehat{AED}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy của ΔADE cân tại A)(1)

Ta có: ΔABC cân tại A(cmt)

nên \(\widehat{ABC}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy của ΔABC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{AED}=\widehat{ABC}\)

mà \(\widehat{AED}\) và \(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên ED//BC(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

c) Ta có: \(\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\)(cmt)

nên \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)

Xét ΔOBC có \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)(cmt)

nên ΔOBC cân tại O(Định lí đảo của tam giác cân)

d) Ta có: \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)(cmt)

mà \(\widehat{OBC}=\widehat{ODE}\)(hai góc so le trong, ED//BC)

và \(\widehat{OCB}=\widehat{OED}\)(hai góc so le trong, ED//BC)

nên \(\widehat{OED}=\widehat{ODE}\)

Xét ΔODE có \(\widehat{OED}=\widehat{ODE}\)(cmt)

nên ΔODE cân tại O(Định lí đảo của tam giác cân)

Bình luận (0)
Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
15 tháng 2 2021 lúc 10:39

a) Ta có: AD=AB+BD(B nằm giữa A và D)

AC=AE+EC(E nằm giữa A và C)

mà AB=AE(gt)

và BD=CE(gt)

nên AD=AC

Xét ΔADC có AD=AC(cmt)

nên ΔADC cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

b) Xét ΔABE có AB=AE(gt)

nên ΔABE cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

Ta có: ΔABE cân tại A(cmt)

nên \(\widehat{ABE}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy trong ΔABE cân tại A)(1)

Ta có: ΔADC cân tại A(cmt)

nên \(\widehat{ADC}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy trong ΔADC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{ABE}=\widehat{ADC}\)

mà \(\widehat{ABE}\) và \(\widehat{ADC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên BE//DC(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Ta có: BE//DC(cmt)

BE\(\perp\)AK(gt)

Do đó: AK\(\perp\)DC(Định lí 2 từ vuông góc tới song song)

Ta có: ΔADC cân tại A(cmt)

mà AK là đường cao ứng với cạnh đáy DC(cmt)

nên AK là đường trung trực của DC(Định lí tam giác cân)(Đpcm)

Bình luận (0)
Bá Huy Nguyễn
23 tháng 1 2022 lúc 19:44

a) Ta có: AD=AB+BD(B nằm giữa A và D)

AC=AE+EC(E nằm giữa A và C)

mà AB=AE(gt)

và BD=CE(gt)

nên AD=AC

Xét ΔADC có AD=AC(cmt)

nên ΔADC cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

b) Xét ΔABE có AB=AE(gt)

nên ΔABE cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

Ta có: ΔABE cân tại A(cmt)

nên ˆADC=1800−ˆA2ADC^=1800−A^2(Số đo của một góc ở đáy trong ΔADC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra ˆABE=ˆADCABE^=ADC^

mà ˆABEABE^ và ˆADCADC^ là hai góc ở vị trí đồng vị

nên BE//DC(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Ta có: BE//DC(cmt)

BE⊥⊥AK(gt)

Do đó: AK⊥⊥DC(Định lí 2 từ vuông góc tới song song)

Ta có: ΔADC cân tại A(cmt)

mà AK là đường cao ứng với cạnh đáy DC(cmt)

nên AK là đường trung trực của DC(Định lí tam giác cân)

Bình luận (0)
Hồ Quách Tâm Nhân
Xem chi tiết
£€Nguyễn -.- Nguyệt ™Ánh...
11 tháng 2 2021 lúc 10:31

 1 : 

xét tam giác ABC ta có 

  AB=AC ( định lí /giả thiết )

góc BAH= góc CAH ( hai góc tương ứng )

  AH ( cạnh chung)

2: diện tích tam giác ABC là :

 13+10+13 =36 (cm vuông)

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Chiến
11 tháng 2 2021 lúc 16:07

1. Ta có \(\Delta ABC\) cân tại A  \(\Rightarrow\) AH là đường cao đồng thời là đường trung tuyến của cạnh BC \(\Rightarrow HB=HC=\dfrac{1}{2}BC\)

2. Từ câu a ta có : \(HB=HC=\dfrac{1}{2}BC\Rightarrow HB=HC=\dfrac{1}{2}\cdot10=5cm\)

Áp dụng định lí Pytago vào \(\Delta AHB\) vuông tại H có :

\(\Rightarrow HB^2+AH^2=BA^2\) \(\Rightarrow AH^2=AB^2-HB^2=13^2-5^2=169-25=144=12^2\) \(\Rightarrow AH=12cm\) 

\(\Rightarrow S_{\Delta ABC}=\dfrac{1}{2}\cdot AH\cdot BC=\dfrac{1}{2}\cdot5\cdot10=25cm^2\)

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
11 tháng 2 2021 lúc 19:17

1) Xét ΔABH vuông tại H và ΔACH vuông tại H có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AH chung

Do đó: ΔABH=ΔACH(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

Suy ra: HB=HC(hai cạnh tương ứng)

2) Ta có: HB=HC(cmt)

mà HB+HC=BC(H nằm giữa B và C)

nên \(HB=HC=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{10}{2}=5\left(cm\right)\)

Áp dụng định lí Pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được:

\(AB^2=AH^2+HB^2\)

\(\Leftrightarrow AH^2=AB^2-HB^2=13^2-5^2=144\)

hay AH=12(cm)

Xét ΔABC có AH là đường cao ứng với cạnh BC(gt)

nên \(S_{ABC}=\dfrac{AH\cdot BC}{2}=\dfrac{12\cdot10}{2}=60\left(cm^2\right)\)

Bình luận (0)
Mori Ran
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
10 tháng 2 2021 lúc 22:13

a) Xét ΔABC có AB=AC(gt)

nên ΔABC cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

Ta có: ΔABC cân tại A(cmt)

mà AM là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy BC(M là trung điểm của BC)

nên AM là đường cao ứng với cạnh BC(Định lí tam giác cân)

hay AM⊥BC(đpcm)

b) Xét ΔAMB vuông tại M và ΔDMC vuông tại M có

AM=DM(gt)

BM=CM(M là trung điểm của BC)

Do đó: ΔAMB=ΔDMC(hai cạnh góc vuông)

\(\widehat{BAM}=\widehat{CDM}\)(hai góc tương ứng)

mà \(\widehat{BAM}\) và \(\widehat{CDM}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên AB//CD(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

c) Ta có: ΔAMB=ΔDMC(cmt)

nên AB=DC(hai cạnh tương ứng)

mà AB=AC(ΔABC cân tại A)

nên CD=AC

Xét ΔCAD có CA=CD(Cmt)

nên ΔCAD cân tại C(Định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{CAD}=\widehat{CDA}\)(hai góc tương ứng)

mà \(\widehat{ADC}=30^0\)(gt)

nên \(\widehat{CAD}=30^0\)

hay \(\widehat{CAM}=30^0\)

Xét ΔABM và ΔACM có 

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AM chung

BM=CM(M là trung điểm của BC)

Do đó: ΔABM=ΔACM(c-c-c)

\(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\)(hai góc tương ứng)

mà tia AM nằm giữa hai tia AB,AC

nên AM là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)

\(\widehat{BAC}=2\cdot\widehat{CAM}\)

hay \(\widehat{BAC}=60^0\)

Vậy: Khi ΔABC có thêm điều kiện \(\widehat{BAC}=60^0\) thì \(\widehat{ADC}=30^0\)

Xét ΔAMC vuông tại M và ΔDMB vuông tại M có

MA=MD(gt)

MC=MB(M là trung điểm của BC)

Do đó: ΔAMC=ΔDMB(hai cạnh góc vuông)

⇒AC=DB(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔABC và ΔDCB có 

AC=DB(cmt)

BC chung

BA=CD(cmt)

Do đó: ΔABC=ΔDCB(c-c-c)

\(\widehat{BAC}=\widehat{CDB}\)(hai góc tương ứng)

mà \(\widehat{CDB}=90^0\)(BD⊥CD)

nên \(\widehat{BAC}=90^0\)

Vậy: Khi ΔABC có thêm điều kiện \(\widehat{BAC}=90^0\) thì BD⊥CD

Bình luận (0)
Vương Đình Vang
Xem chi tiết
Phong Thần
10 tháng 2 2021 lúc 15:26

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
12 tháng 2 2021 lúc 11:34

a) Xét ΔABH vuông tại H và ΔACH vuông tại H có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AH chung

Do đó: ΔABH=ΔACH(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

\(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)(hai góc tương ứng)

mà tia AH nằm giữa hai tia AB,AC

nên AH là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)

b) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được:

\(AB^2=AH^2+HB^2\)

\(\Leftrightarrow AH^2=AB^2-BH^2=10^2-8^2=36\)

hay AH=6(cm)

Vậy: AH=6cm

c) Ta có: ΔABH=ΔACH(cmt)

nên BH=CH(Hai cạnh tương ứng)

mà B,H,C thẳng hàng(gt)

nên H là trung điểm của BC

Xét ΔABC có 

AH là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(H là trung điểm của BC)

BE là đường trung tuyến ứng với cạnh AC(E là trung điểm của AC)

AH cắt BE tại G(gt)

Do đó: G là trọng tâm của ΔABC(Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác)

\(GH=\dfrac{AH}{3}\)(Tính chất)

\(GH=\dfrac{6}{3}=2\left(cm\right)\)

Vậy: GH=2cm

Bình luận (0)
Tuan Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
9 tháng 2 2021 lúc 20:21

a) Ta có: \(BC^2=10^2=100\)

\(AB^2+AC^2=6^2+8^2=100\)

Do đó: \(BC^2=AB^2+AC^2\)(=100)

Xét ΔABC có \(BC^2=AB^2+AC^2\)(cmt)

nên ΔABC vuông tại A(Định lí Pytago đảo)

b) Ta có: ΔABC vuông tại A(cmt)

nên \(\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=90^0\)(Hai góc nhọn phụ nhau)

mà \(\widehat{ABC}=2\cdot\widehat{DBC}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\))

và \(\widehat{ACB}=2\cdot\widehat{ECB}\)(CE là tia phân giác của \(\widehat{ACB}\))

nên \(2\cdot\widehat{DBC}+2\cdot\widehat{ECB}=90^0\)

\(\Leftrightarrow2\cdot\left(\widehat{IBC}+\widehat{ICB}\right)=90^0\)

hay \(\widehat{IBC}+\widehat{ICB}=45^0\)

Xét ΔIBC có 

\(\widehat{BIC}+\widehat{IBC}+\widehat{ICB}=180^0\)(Định lí tổng ba góc trong một tam giác)

\(\Leftrightarrow\widehat{BIC}+45^0=180^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{BIC}=180^0-45^0\)

hay \(\widehat{BIC}=135^0\)

Vậy: \(\widehat{BIC}=135^0\)

Bình luận (0)
ひまわり(In my personal...
9 tháng 2 2021 lúc 19:46

\(Hình \) \(tự \) \(vẽ\)

a, Xét △\(ABC\) ta có :

 \(AB\)2 + \(AC\)2\(= \)62 + 82= 100 ( cm ) mà \(BC\)2=102 =100 ( cm )

➙ AB+ AC2 = BC2

➙ Tam giác ABC vuông

 

 

    

Bình luận (0)
Hoi Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
8 tháng 2 2021 lúc 20:33

a) Ta có: \(\widehat{ABM}+\widehat{ABC}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACN}+\widehat{ACB}=180^0\)(hai góc kề bù)

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

Xét ΔABM và ΔACN có 

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)(cmt)

BM=CN(gt)

Do đó: ΔABM=ΔACN(c-g-c)

Suy ra: AM=AN(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAMN có AM=AN(cmt)

nên ΔAMN cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

b) Xét ΔHBM vuông tại H và ΔKCN vuông tại K có

BM=CN(gt)

\(\widehat{HMB}=\widehat{KNC}\)(hai góc ở đáy trong ΔAMN cân tại A)

Do đó: ΔHBM=ΔKCN(cạnh huyền-góc nhọn)

Suy ra: BH=CK(hai cạnh tương ứng)

c) Ta có: ΔHBM=ΔKCN(cmt)

nên HM=KN(hai cạnh tương ứng)

Ta có: AH+HM=AM(H nằm giữa A và M)

AK+KN=AN(K nằm giữa A và N)

mà AM=AN(cmt)

và HM=KN(cmt)

nên AH=AK(đpcm)

d) Ta có: ΔHBM=ΔKCN(cmt)

nên \(\widehat{HBM}=\widehat{KCN}\)(hai góc tương ứng)

mà \(\widehat{OBC}=\widehat{HBM}\)(hai góc đối đỉnh)

và \(\widehat{OCB}=\widehat{KCN}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)

Xét ΔOBC có \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)(cmt)

nên ΔOBC cân tại O(Định lí đảo của tam giác cân)

Bình luận (0)