Soạn văn lớp 7

37 _ Hoàng Sơn.
Xem chi tiết
hoàng minh tấn
4 tháng 5 2022 lúc 19:44

➜ So sánh, liệt kê 

➩ Tác dụng: Khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

 

- Trang sử vẻ vang: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

➜ Liệt kê, điệp ngữ 

➩ Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò của Đảng và nhiệm vụ của mọi người trong việc nêu cao tinh thần yêu nước

Bình luận (0)
Phượng Trần
Xem chi tiết
Điệp Hoàng
2 tháng 5 2022 lúc 11:51

  Tham khảo :

 Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Cách mạng Việt Nam, người Bác kính yêu của lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam từng căn dặn những người cháu thân yêu:

'' Không có việc gì khó 

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên .''

    Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó. Những câu thơ của Người đã nêu lên một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh.

    Vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…

     Ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được, Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệ thanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cách tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Vặn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch,… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao; có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất, bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi cống sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời,…

    Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽ được đời sau tồn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.

Bình luận (0)
kimcherry
2 tháng 5 2022 lúc 11:54

tk

 Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Cách mạng Việt Nam, người Bác kính yêu của lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam từng căn dặn những người cháu thân yêu:

'' Không có việc gì khó 

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên .''

    Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó. Những câu thơ của Người đã nêu lên một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh.

    Vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…

     Ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được, Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệ thanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cách tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Vặn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch,… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao; có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất, bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi cống sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời,…

    Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽ được đời sau tồn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.

Bình luận (0)
Phượng Trần
Xem chi tiết
Cihce
1 tháng 5 2022 lúc 21:36

Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.

Bình luận (2)
Quỳnh Anh
1 tháng 5 2022 lúc 21:36

Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!. Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.
Câu đặc biệt :Quê hương! Quê hương ơi!

Bình luận (0)
thảo dương
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Lan
23 tháng 4 2022 lúc 22:41

a. đời sống vật chất / giản dị

đời sống tâm hồn / phong phú

b. vài ba món/ đơn giản

c. cuộc sống / muôn hình vạn trạng

d. Bác / ăn xong

Bình luận (0)
lê đình hải
Xem chi tiết
Tòi >33
30 tháng 3 2022 lúc 14:49

D

Bình luận (0)
Tạ Tuấn Anh
30 tháng 3 2022 lúc 14:49

D

Bình luận (0)
Bphuongg
30 tháng 3 2022 lúc 14:50

D

Bình luận (0)
Phượng Trần
Xem chi tiết
Tuan Nguyen
20 tháng 3 2022 lúc 11:12

chi tiết quá rồi tự làm rồi thêm quan hệ từ vào bạn nhé!!

Bình luận (0)
Phượng Trần
Xem chi tiết
sakura syaoran
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
14 tháng 3 2022 lúc 15:05

REFER

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam

Bình luận (0)
Vũ Quang Huy
14 tháng 3 2022 lúc 15:06

tham khảo

Yêu nước là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của nhân dân ta. Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đến hôm nay đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc. Qua bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, chúng ta càng có thêm nhiều cảm nhận sâu sắc về tinh thần đẹp đẽ cao quý này.

"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là đoạn trích trích trong văn kiện "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951. Ra đời trong thời kỳ kháng chiến, văn bản đã khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mạnh mẽ, được thể hiện rõ ràng, sâu sắc nhất trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Đồng thời trở thành sức mạnh chiến thắng các thế lực thù địch.

Đó là những nhận định vô cùng đúng đắn. Yêu nước là yêu thương, trân trọng đất nước. Có rất nhiều biểu hiện của tinh thần yêu nước, bao gồm niềm tự hào, tự tôn dân tộc, sự tôn trọng lịch sử, ý thức hành động, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mãnh liệt và mạnh mẽ. Điều này được chứng minh qua thực tế lịch sử. Đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến, chịu xâm lăng của bao thế lực, nhưng nhờ có tinh thần yêu nước, chúng ta đã chiến thắng. Từ thời phong kiến xưa kia, nhân dân ta đã đồng lòng đồng sức đánh giặc. Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã "kết thành làn sóng mạnh mẽ", "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Lịch sử ta đã ghi lại rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Đó những chiến thắng vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta có thể đánh thắng quân Nam Hán, 3 lần thắng giặc Nguyên - Mông,... đánh thắng giặc Pháp xâm lược, giành lại độc lập dân tộc, đánh tan quân Mỹ thống nhất đất nước. Không chỉ nhờ vào chiến thuật quân sự khéo léo mà phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Bởi vì yêu nước, họ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, từng cái cây ngọn cỏ trên bờ cõi quê hương. Họ cam chịu nhẫn nhịn, chờ thời cơ vùng lên. Họ không ngại hi sinh, đổ xương đổ máu và cả tính mạng. Tất cả đều vì yêu nước. Nếu không yêu nước, những năm tháng chiến tranh gian khổ ấy, hàng nghìn thanh niên sẽ không tự nguyện rời xa gia đình lên đường đánh giặc. Hàng nghìn thiếu nữ sẽ không tự cắt đi mái tóc dài, từ bỏ thanh xuân tươi đẹp để trở thành những nữ thanh niên xung phong. Họ "quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh", họ ra đi khi tuổi xuân còn đang dang dở. Tất cả bởi vì tinh thần yêu nước rực cháy trong tim.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trải dài lịch sử xưa kia, đến thời đại ngày nay vẫn vô cùng mạnh mẽ. Thế hệ trẻ không ngừng vượt khó, cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu". Nhân dân cả nước đồng lòng, cùng dựng xây Tổ quốc ngày càng lớn mạnh. Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước. Người doanh nhân nỗ lực đóng góp cho nền kinh tế ngày càng lớn mạnh... Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước. Thời điểm dịch bệnh Covid 19 bùng phát, tinh thần yêu nước của nhân dân ta càng thể hiện rõ ràng hơn. Người người nhà nhà nghe theo chỉ đạo của Đảng, ở yên tại chỗ để hạn chế lây lan dịch bệnh.

Khi có tin 20 hành khách người Hàn Quốc chê bai điều kiện cách ly và lan truyền thông tin sai lệch về Việt Nam, cả dư luận đã trỗi dậy. Họ cùng nhau bảo vệ danh dự dân tộc bằng những hành động thiết thực. Tạo thành làn sóng mạnh mẽ trên mạng xã hội, giúp bạn bè thế giới nhìn nhận sự thật. Đó đều là những biểu hiện của tinh thần yêu nước.

Tinh thần yêu nước được Bác Hồ ví như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy, có khi lại cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Chúng ta cần làm sao để thể hiện, trưng bày nó ra ngoài. Không những cố gắng dựng xây đất nước ngày càng lớn mạnh mà còn cần có ý thức tự tôn dân tộc. Bên cạnh những trái tim yêu nước mãnh liệt, vẫn có một bộ phận tiêu cực, chống đối Nhà nước, có nhiều hành vi nguy hại cho xã hội. Chúng ta cần phối hợp theo sự chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước để loại bỏ. Chống các thế lực thù địch, những bộ phận tiêu cực đồng thời cũng phải giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" đã nêu ra rất nhiều bài học ý nghĩa. Cha ông ta đã vất vả bảo vệ và dựng xây đất nước bằng tinh thần yêu nước tha thiết. Thế hệ chúng ta cần biết trân trọng và phát huy tinh thần đó, vì đất nước hạnh phúc và vững bền.

Bình luận (0)
sdfnmfnajsnd
Xem chi tiết
Ħäńᾑïě🧡♏
25 tháng 2 2022 lúc 14:55

Tham khảo:

 

Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu, được xem là tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

 

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc nhất trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn. Với câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả. Bởi đó là một công cuộc tốn nhiều sức lực và thời gian, phải có những sự hy sinh nhất định, chính vì thế việc tận hưởng trái ngọt, cũng đồng nghĩa là đang tận hưởng công sức của người trồng, sống có đạo lý thì ắt phải biết ơn. Mở rộng ra thì hình ảnh "ăn quả" và "kẻ trồng cây" là ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ mà ông cha ta dùng để răn dạy con cháu về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời. Sống ở trên đời ngoài biết ơn những bậc sinh thành, những người cho chúng ta lợi ích trực tiếp thì tấm lòng tri ân nguồn cội, tổ tiên cũng vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội cởi mở và có nhiều đổi mới hiện nay, các nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, thì sự nhắc nhở, nâng cao khả năng nhận thức về các đạo lý sống lại càng phải được tăng cường và củng cố trong đời sống nhân dân.

Thật may rằng, những sự tiêu cực và mai một của đạo lý sống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" chỉ hiện hữu trong một số bộ phận con người. Còn lại trong xã hội Việt Nam những truyền thống tốt đẹp này vẫn được gìn giữ và phát huy rất tốt thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa và đời sống thường ngày. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống lễ hội này đã phổ biến đến mức đi vào cả ca dao của dân tộc:

 

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười."

Mục đích chính của lễ hội chính là để tưởng nhớ các vị vua Hùng, người đã sáng lập ra nhà nước Văn Lang, mở đầu cho những trang sử của dân tộc. Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố đổi thay, thế nhưng Lễ hội Đền Hùng vẫn sống và tồn tại bền vững trong nền văn hóa của dân tộc, trở thành Quốc giỗ của dân tộc, là Di sản văn hóa phi vật thể được nhà nước xem trọng, đầu tư giữ gìn và phát triển. Đặc biệt dù là trong những ngày đất nước khó khăn, phải đương đầu với đại dịch Covid 19, thế nhưng hoạt động cúng giỗ vẫn được diễn ra một cách chu đáo và an toàn, chỉ là lược bỏ phần hội để tránh tụ tập đông người. Điều đó rõ ràng đã bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước 18 vị Hùng, dù khó khăn thì vẫn không quên nguồn cội.

Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ, thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài đến gần 120 năm, rất nhiều những thế hệ cha anh đã ngã xuống, hy sinh máu xương để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, giành lại nền hòa bình cho nhân dân, cho con cháu sau này. Để tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm xuống, và những thương bệnh binh chịu nhiều tổn hại sau chiến tranh, cả nước đã chọn ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ. Trong ngày này hàng loạt các hoạt động tri ân đã diễn ra, khắp nơi trên cả nước các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,... Không chỉ vậy tấm lòng biết ơn, tri ân những người có công với tổ quốc còn được biểu hiện thông qua việc đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc. Và khi nhìn thấy những cái tên này, trong lòng mỗi người dân Việt Nam cũng có những sự thành kính, tôn trọng thầm vang trong lòng. Đặc biệt tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học, tiêu biểu nhất là hình ảnh Hồ Chí Minh trong nhiều tác phẩm văn chương của các tác giả như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận,... hoặc hình tượng của các anh hùng dân tộc trong các tác phẩm lịch sử. Ngoài ra một cách tri ân khác cũng thường thấy đó là việc lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.

 

Biết ơn và tri ân nguồn cội không chỉ dừng lại ở việc biết ơn những người đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà nó còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống. Vào những ngày lễ tết quan trọng, người dân Việt luôn có tục làm mâm cơm thật tươm tất để thắp nhang, cúng bái ông bà tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính trân trọng với cội nguồn gốc rễ. Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp. Tiêu biểu nhất đó là việc học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay việc các các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2. Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" là một trong những lời dạy về đạo lý làm người quan trọng và tối cần nhất mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu Ngày nay những những truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào tiềm thức con người, trở thành một trong những bài học đầu tiên trên đường đời, được nhân dân Việt Nam ghi nhớ và liên tục phát huy trong cuộc sống, đồng thời cũng không quên truyền dạy cho con cái. Là một công dân Việt Nam, chúng ta cũng phải có tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với cội nguồn tổ tiên, với những con người đã làm nên đất nước, lịch sử, truyền thống, và biết ơn những đấng sinh thành, thế mới là trọn đạo làm người.

Bình luận (0)
 minh nguyet đã xóa
Minh Anh sô - cô - la lư...
25 tháng 2 2022 lúc 14:56

Tham khảo :

Để nhắn nhủ con cháu bài học về lòng biết ơn với thế hệ đi trước, với những người đã giúp đỡ mình, cha ông ta đã sáng tạo nên câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

“Ăn quả” là cụm từ chỉ hành động đón nhận, và hưởng thụ thành quả, trái ngọt đã được tạo ra, sẵn có. “Kẻ trồng cây” chính là những người đã lao động, làm việc để tạo ra những thành quả đó. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là lời khuyên nhủ đối với chúng ta rằng phải biết ghi nhớ, kính trọng, trân quý những gì mình được hưởng, được nhận từ những thế hệ đi trước.

 

Tại sao lại như thế? Bởi vì bất kì những gì mà chúng ta nhận được ngày hôm nay, đều có bàn tay của một thế hệ khác tạo nên. Từ những con đường, quyển sách, đến sự hiện đại, hòa bình ngày hôm nay. Đó có thể là sự vất vả nhất thời, nhưng cũng có thể là nhờ sự hi sinh cả tính mạng. Tất cả đều vô cùng trân quý. Chính vì thế, khi được đón nhận, chúng ta phải nhận lấy bằng niềm biết ơn và trân trọng. Sự biết ơn ấy không phải là một điều vô cùng to lớn, mà nó thể hiện ra từ chính những cảm xúc, hành động của mỗi người. Đó là lời cảm ơn khi được nhận một món quà. Là sự trân trọng những trang sách. Là sự tri ân đến các chú bộ đội.

Dù vậy, hiện nay vẫn có một bộ phận người dân đi ngược lại đạo lý ấy. Họ mặc nhiên hưởng thụ mà không hề có lòng biết ơn. Họ cho rằng những điều mình nhận được là hiển nhiên và chẳng có gì là đặc biệt. Vì vậy, họ tận hưởng một cách phung phí. Hiện tượng này thật đáng trách và cần phải thay đổi ngay. Mà cách tốt nhất, chính là sự thay đổi từ chính trong giáo dục. Không chỉ qua sách vở, mà còn cần phải giáo dục qua các bộ phim, ca nhạc, báo chí.

Là một học sinh, em luôn cố gắng trao dồi bản thân mỗi ngày. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là một “lối sống” mà em vẫn luôn lấy làm chuẩn mực để hoàn thiện bản thân.

Bình luận (0)
 minh nguyet đã xóa
34_ Trần Anh Quốc
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
22 tháng 2 2022 lúc 21:58

3 dẫn chứng gì mới được=)

Bình luận (0)

đề thiếu

Bình luận (0)