Con lắc đơn dao động trong lực LẠ

trần thị phương thảo

Quả cầu kim loại nhỏ của con lắc đơn có khối lượng m = 100 g, điện tích q = 10-7C được treo bằng sợi dây không dãn, mảnh, cách điện có chiều dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Đặt con lắc đơn trong điện trường đều nằm ngang có độ lớn E = 2.106V/m. Ban đầu quả cầu được giữ để sợi dây có phương thẳng đứng vuông góc với phương của điện trường rồi thả nhẹ. Bỏ qua sức cản không khí mốc thế năng tại vị trí cân bằng mới. Lực căng của sợi dây khi quả cầu qua vị trí cân bằng mới là :

A. 1,36 N.                      B. 1,04 N.
C1,02 N.D1,39 N
   
    
Hà Đức Thọ
9 tháng 3 2015 lúc 17:06

P F P' đ α α

Ở VTCB, sợi dây lệch góc \(\alpha\), ta có: \(\tan\alpha=\frac{F_đ}{P}=\frac{qE}{mg}=\frac{10^{-7}.2.10^6}{0,1.9,8}=0,204\)

\(\Rightarrow\alpha=11,53^0\)

Có: \(P'=\frac{P}{\cos\alpha}\Rightarrow g'=\frac{g}{\cos\alpha}=\frac{9,8}{\cos11,53^0}=10\)m/s^2

Khi thả nhẹ sợi dây, vật sẽ dao động quanh VTCB mới với biên độ góc là \(11,53^0\)

Lực căng dây treo: \(\tau=mg\left(3\cos\alpha-2\cos\alpha_0\right)\)

Khi qua VTCB: \(\tau=mg'\left(3\cos0-2\cos11,53^0\right)=0,1.10.\left(3\cos0-2\cos11,53^0\right)=1,04N\)

Đáp án B.

Bình luận (0)
vũ nguyễn thanh mai
11 tháng 6 2016 lúc 9:58

nếu hỏi tần số góc và biên độ thì làm sao ạ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thiên Huệ
Xem chi tiết
H T
Xem chi tiết
Lương Thị Minh Ánh
Xem chi tiết
nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Me ott
Xem chi tiết
Lê Anh Dũng
Xem chi tiết
Thu Hà
Xem chi tiết
Toàn Trần
Xem chi tiết
Thong Nguyen
Xem chi tiết