có dd muối Al2(SO4)3 có lẫn muối CuSO4. Dùng chất nào sâu đây có thể làm sạch muối nhôm? Giải thích?
A, AgNO3 B, H2SO4 C, Mg D, Al. E, Zn
có dd muối Al2(SO4)3 có lẫn muối CuSO4. Dùng chất nào sâu đây có thể làm sạch muối nhôm? Giải thích?
A, AgNO3 B, H2SO4 C, Mg D, Al. E, Zn
Vì Al đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy Cu khỏi muối CuSO4
\(PTHH:3CuSO_4+2Al\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3Cu\)
Vậy chọn D
Câu 1: Nhôm (aluminium) bền trong không khí là do
A. Nhôm (aluminium) nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao
B. Nhôm (aluminium) không tác dụng với nước.
C. Nhôm (aluminium) không tác dụng với oxi.
D. Có lớp nhôm oxit (aluminium oxide) mỏng bảo vệ.
Câu 2: Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng:
A. Dolomite
B. Magnetite
C. Bauxite
D. Pyrit
Câu 3: Cặp chất nào dưới đây có phản ứng?
A. Al + HNO3 đặc, nguội
B. Fe + HNO3 đặc, nguội
C. Al + HCl
D. Fe + Al2(SO4)3
Câu 4: Hòa tan một lá nhôm (aluminium) vào dung dịch HCl, hiện tượng quan sát được là?
A. Lá aluminium tan ra.
B. Lá aluminium tan ra, có hiên tượng sủi bọt khí màu nâu
C. Lá aluminium tan ra, có hiên tượng sủi bọt khí không màu
D. Lá aluminium không tan.
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với?
A. Mg(NO3)2
B. Ca(NO3)2
C. KNO3
D. Cu(NO3)2
Câu 6: Dụng cụ nào sau đây không dùng để đựng dung dịch nước vôi trong là?
A. Cốc thủy tinh
B. Cốc iron
C. Cốc aluminium
D. Cốc nhựa.
Câu 7: Hòa tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V khí hydrogen (đkc). Giá trị V là?
A. 4,48 lít
B. 3,7185 lít
C. 4,958 lít
D. 7,437 lít
Câu 8: Cho lá nhôm (aluminium) vào dung dịch axit HCl có dư thu được 3,7185 lít khí hydrogen (ở đkc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là :
A. 1,8 g
B. 2,7 g
C. 4,05 g
D. 5,4 g
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam bột aluminium trong bình chứa khí chlorine dư. Sau phản ứng thu được 1,602 gam muối aluminium chloride. Giá trị m là
A. 0,27
B. 0,324
C. 0,405
D. 0,459
Cho al tác dụng với dung dịch Naoh. Cho biết hiện tượng? Làm ơn giúp mình với ạ!!!❤️🍀
Hiện tượng : nhôm tan dần và có sủi bọt khí (sinh ra khí H2)
Pt : \(2Al+2NaOH+2H_2O\rightarrow2NaAlO_2+3H_2\)
Chúc bạn học tốt
Cho 2,7g nhôm tác dụng với 200ml dung dịch HCl.
a, Viết PTHH
b, Tính khối lượng muối nhôm clorua thu được sau phản ứngX
c, Tính nồng độ mol CM của dung dịch HCl
a). 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2 6 2 3
0,1 0,3 0,1
nAl = \(\dfrac{2,7}{27}\)= 0,1(mol)
b). nAlCl3=\(\dfrac{0,1.2}{2}\)=0,1(mol)
⇒mAlCl3= n.M= 0,1 . 133,5= 13,35(g)
c). 200ml= 0,2l
nHCl= \(\dfrac{0,1.6}{2}\)=0,3(mol)
→CM= \(\dfrac{n}{V}\)= \(\dfrac{0,3}{0,2}\)= 1,5M
Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu; Zn vào dung dịch H2SO4 20%; người ta thu được 2,24l khí (đktc).
a. Viết PTHH.
b. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
c, Tính khối lượng dung dịch H2SO4 thu được sau phản ứng.
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
a. PTHH:
\(Zn+H_2SO_4--->ZnSO_4+H_2\)
\(Cu+H_2SO_4--\times-->\)
b. Theo PT: \(n_{Zn}=n_{H_2}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Zn}=0,1.65=6,5\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{chất.rắn.còn.lại.sau.PỨ}=m_{Cu}=10,5-6,5=4\left(g\right)\)
c. Theo PT: \(n_{H_2SO_4}=n_{Zn}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{H_2SO_4}=0,1.98=9,8\left(g\right)\)
Ta có: \(C_{\%_{H_2SO_4}}=\dfrac{9,8}{m_{dd_{H_2SO_4}}}.100\%=20\%\)
\(\Leftrightarrow m_{dd_{H_2SO_4}}=49\left(g\right)\)
\(a,PTHH:Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2\\ b,m_{\text{chất rắn sau p/ứ}}=m_{Cu}\\ n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\\ \Rightarrow n_{Zn}=0,1\left(mol\right)\\ \Rightarrow m_{Zn}=0,1\cdot65=6,5\left(g\right)\\ \Rightarrow m_{Cu}=10,5-6,5=4\left(g\right)\\ c,n_{H_2SO_4}=0,1\left(mol\right)\\ \Rightarrow m_{CT_{H_2SO_4}}=0,1\cdot98=9,8\left(g\right)\\ \Rightarrow m_{dd_{H_2SO_4}}=\dfrac{9,8\cdot100\%}{20\%}=49\left(g\right)\)
a) Không hiện tượng
b) \(2Al + 3Cu(NO_3)_2 \rightarrow 2Al(NO_3)_3 + 3Cu\)
Màu xanh dung dịch nhạt dần
Sau phản ứng thấy có chất rắn màu nâu đỏ xuất hiện ( bám vào tấm Al)
c)\(2Al + 3H_2SO_4 \rightarrow Al_2(SO_4)_3 + 3H_2\)
Miếng Al tan dần
Xuất hiện bọt khí
d) không hiện tượng do Al không tác dụng HNO3 đặc nguội ( chú ý trang 56/ SGK Hóa 9)
B2)
a) Ag, Fe, Al, K
b)
\(2K + 2H_2O \rightarrow 2KOH + H_2\)
\(2K + 2HCl \rightarrow 2KCl + H_2\)
\(2Al + 6HCl \rightarrow 2AlCl_3 + 3H_2\)
\(Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_2 + H_2\)
\(Al + 3AgNO_3 \rightarrow Al(NO_3)_3 + 3Ag\)
\(Fe + 2AgNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_2 + 2Ag\)
Nếu Fe + dd AgNO3 dư thì có thêm phản ứng:
\(Fe(NO_3)_2 + AgNO_3 \rightarrow Fe(NO_3)_3 + Ag\)
B3)
\(2Al + 3CuCl_2 \rightarrow 2AlCl_3 + 3Cu\)
\(n_{CuCl_2}=0,15 . 2= 0,3 mol\)
m gam tăng lên chính là khối lượng Cu tách ra
Theo PTHH:
\(n_{Cu}= n_{CuCl_2}= 0,3 mol\)
\(\Rightarrow m=m_{Cu}= 0,3 . 64 =19,2 g\)
b) dd B: AlCl3
Theo PTHH:
\(n_{AlCl_3}= \dfrac{2}{3} n_{CuCl_2}= 0,2 mol\)
\(C_{M AlCl_3}= \dfrac{0,2}{0,15} = 1,34 M\)
Hòa tan hết m gam Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng .Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc).
a)Viết phương trình phản ứng.
b)Tính m.
\(n_{SO2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
a) \(2Al+6H_2SO_{4đặc}\underrightarrow{t^o}Al_2\left(SO_4\right)_3+3SO_2+6H_2O|\)
2 6 1 3 6
0,1 0,15
b) \(n_{Al}=\dfrac{0,15.2}{3}=0,1\left(mol\right)\)
⇒ \(m_{Al}=0,1.27=2,7\left(g\right)\)
Chúc bạn học tốt
\(a,PTHH:2Al+6H_2SO_{4\left(đ,n\right)}\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+6H_2O+3SO_2\uparrow\\ b,n_{SO_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\\ \Rightarrow n_{Al}=\dfrac{2}{3}n_{SO_2}=0,1\left(mol\right)\\ \Rightarrow m_{Al}=0,1\cdot27=2,7\left(g\right)\)
Câu 40: Cho nhôm tác dụng với 156,8 gam dd H 2 SO 4 15\%,sa.l phản ứng thu duoc 5, lít khí (dklc) b/ Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch sau phản ứng. a Tính khối lượng nhôm phản ứng
Sửa đề: Sau phản ứng thu đc \(5,6\) lít khí (đktc)
\(m_{H_2SO_4}=\dfrac{156,8.15\%}{100\%}=23,52(g)\\ n_{H_2SO_4}=\dfrac{23,52}{98}=0,24(mol)\\ n_{H_2}=\dfrac{5,6}{22,4}=0,25(mol)\\ PTHH:2Al+3H_2SO_4\to Al_2(SO_4)_3+3H_2\)
VÌ \(\dfrac{n_{H_2SO_4}}{3}<\dfrac{n_{H_2}}{3}\) nên sau phản ứng \(H_2\) dư
\(a,n_{Al}=\dfrac{2}{3}n_{H_2SO_4}=0,16(mol)\\ m_{Al}=0,16.27=4,32(g)\\ b,n_{Al_2(SO_4)_3}=\dfrac{1}{3}n_{H_2SO_4}=0,08(mol)\\ n_{H_2}=n_{H_2SO_4}=0,24(mol)\\ \Rightarrow \begin{cases} m_{H_2}=0,24.2=0,48(g)\\ m_{CT_{Al_2(SO_4)_3}}=0,08.342=27,36(g) \end{cases}\\ m_{dd_{Al_2(SO_4)_3}}=4,32+156,8-0,48=160,64(g)\\ \Rightarrow C\%_{Al_2(SO_4)_3}=\dfrac{27,36}{160,64}.100\%\approx17,03\%\)
mH2So4=156,8*15/100%=23,52g=>nH2So4=0,24
nH2=5/22,4=0,223
2Al+3H2So4----->Al2(So4)3+3H2
bd: 0,24 0,223
pu: 0,15 0,223 0,07 0,233
spu:0,15 0,017 0,07 0
=>mAl=0,15*27=4,05g
b) mdd(spu)=mAl+mddH2So4-mH2=4,05+156,8-0,233*2=160,384g
C%Al2(so4)3=23,94/160,384*100=15%
C%H2So4 dư=1,666/160,384*100=1,04%
ch 16.2 g bột nhôm
Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 7,437 lít khí hydrogen H2 (ở đkc). Khối lượng của Copper (Cu) trong hỗn hợp ban đầu là:(Al = 27; Cu = 64) *
\(n_{H_2}=\dfrac{7,437}{24,79}=0,3(mol)\\ PTHH:2Al+6HCl\to 2AlCl_3+3H_2\\ \Rightarrow n_{Al}=\dfrac{2}{3}n_{H_2}=0,2(mol)\\ \Rightarrow m_{Al}=0,2.27=5,4(g)\\ \Rightarrow m_{Cu}=m_{hh}-m_{Al}=10-5,4=4,6(g)\)