Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thi nhung Dinh

viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tẩ.

mn giúp mik với ạ!

 

Vương Hương Giang
10 tháng 2 2022 lúc 11:21

THAM KHẢO 

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng, mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn.

ʚLittle Wolfɞ‏
10 tháng 2 2022 lúc 11:21

tham khảo

 

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ - Đêm nay Bác không ngủ 

“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.

minh nguyet
10 tháng 2 2022 lúc 11:22

Em tham khảo:

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
10 tháng 2 2022 lúc 11:22

Tham khảo :

  Trong bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” em đặc biệt ấn tượng với chi tiết gấu con kiêu hãnh vào khu vườn dạo chơi và hét thật to “ – Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo). Chi tiết này đã thể hiện sự tư tin và mãnh mẽ của bạn gấu. Sau khi bị bạn sáo và thỏ trêu chọc vì đôi chân vòng kiềng xấu xí, hậu đậu. Gấu con vô cùng tức giận, chú chạy về nhà khóc lóc, mách mẹ. Nhưng sau khi được mẹ giải thích rằng đôi chân vòng kiềng này không hề xấu, nó rất khỏe mạnh và mẹ rất tự hào vì nó. Mẹ còn lấy ra những ví dụ như đôi chân của bố của mẹ và đôi chân của ông nội đều vòng kiềng nhưng rất khỏe mạnh và giỏi. Gấu con đã hiểu ra và chú tự tin đi dạo quanh khu vườn rất vui vẻ với đôi chân của mình. Câu chuyện về đôi chân vòng kiềng của gấu đã mang đến cho em rất nhiều bài học, bài học về sự tự tin với cơ thể mình, đừng vì bất cứ điều gì mà buồn bã, chán nán vì không ai có quyền lựa chọn ngoại hình mà chúng ta mong muốn, hãy yêu thương và luôn tự hào về nó. Đồng thời qua câu chuyện còn nhắc nhở em không bao giờ được chê giễu, kì thị ngoại hình của người khác vì đó là một việc làm không tốt, sẽ gây ra những tổn thương cho người khác.

1 người ;-;
10 tháng 2 2022 lúc 11:33

 “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

tham khảo nhé 


Các câu hỏi tương tự
Chi Đào
Xem chi tiết
kimcherry
Xem chi tiết
Trần Ngọc Linh
Xem chi tiết
Đỗ Đăng Trường
Xem chi tiết
Mùa Gia Long
Xem chi tiết
Vũ Thị Hoài Ngọc
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
Xem chi tiết
Bùi Thị Hà Linh
Xem chi tiết
Vũ Minh Anh
Xem chi tiết