Bài viết số 2 - Văn lớp 7

Trần  Thùy  dương

Viết bài văn biểu cảm về 1 dòng sông phải oằn mình chịu đựng những thẩm họa do con người t nên

Cho em tham khảo vs

Em cảm ơn

Trần Việt Trinh
21 tháng 10 2019 lúc 21:24

Quê hương tôi có con sông xanh biếc"

Nhà thơ Tế Hanh viết về dòng sông quê hương mình trong những ngày tháng xa quê đầy thương nhớ như vậy. Lời thơ đánh thức xúc cảm của trái tim người đọc, bởi hầu như ai cũng có một dòng sông quê trong trái tim mình. Và em cũng có một dòng sông quê hương dạt dào sóng nước, ngày đêm tuôn chảy qua cánh đồng, khu vườn tươi xanh. Đó chính là dòng sông Vàm Cỏ Đông của mảnh đất Long An hiền hòa....

Từ khi sinh ra, em đã được ru bởi tiếng sóng vỗ của sông Vàm Cỏ Đông, vì nhà em nằm bên bờ sông quê. Ngày ngày, từ cái sân nhỏ trước ngôi nhà thân thương, em thường nhìn thấy những con thuyền xuôi ngược trên sông, và màu nước thay đổi theo mùa. Sông quê em vốn là dòng sông lớn, bắt nguồn từ núi non của đất nước Cam-pu-chia, rồi đi vào Việt Nam, chảy suốt từ Tây Ninh qua Long An với chiều dài lên tới 86 cây số. Đối với em, sông Vàm Cỏ Đông lúc nào cũng đẹp. Mỗi buổi sáng sớm, em thấy mặt sông xanh biếc, sóng lăn tăn nhẹ như một bài thơ. Những mảng lục bình trôi lờ lững như khoan thai ngắm cảnh quê nhà. Còn khi chiều xuống, nhất là những buổi chiều thu, mặt nước lãng đãng trong một màn hơi nước mờ mờ, thì con sông trở nên đẹp huyền ảo. Hai bên bờ sông là những xóm làng trù phú, thanh bình với những con người chân chất, mộc mạc. Ai cũng biết chèo ghe, biết bơi lội trên dòng sông quê yêu dấu.

Em yêu dòng sông quê em vô cùng, bởi nơi đây có biết bao kỷ niệm đẹp của thời ấu thơ trong trẻo. Đó là những chiều đẹp trời. lũ trẻ chúng em rủ nhau ra bến sông đầu xóm, nơi có những rặng tre xanh mát, để cùng nhau tắm mát trên sông. Tiếng cười vang vang trên mặt nước có lẽ làm bầy cá nhỏ dưới sông cũng giật mình bỏ chạy. Trên dòng sông ấy, ba em và anh Hai thường thả lưới để bắt những chú cá lóc béo tròn, chú cá sặc mình dẹp, nhiều xương mà thịt cá thơm ngon, để má em làm bữa cơm để cả gia đình cùng nhau thưởng thức. Dòng sông quê cũng có khi cuồn cuộn sóng trong những ngày mưa gió, đó là lúc em thong thả ngắm cảnh sau giây phút làm xong bài tập mà thầy cô giao cho. Ngay cả những lúc như thế, em vẫn thấy dòng sông quê em mang một vẻ đẹp riêng, thật đáng yêu, đáng nhớ...

Em mong sao sông quê em luôn trong xanh, chở phù sa bồi đắp cho vườn ruộng. Gần đây, em có phần lo lắng khi nghe nói có nhiều dòng sông bị ô nhiễm "bức tử". Yêu sông, em khao khát những người dân quê hương Long An sẽ giữ gìn dòng sông Vàm Cỏ Đông, để sông mãi xanh trong, mãi tươi đẹp như từ bao đời nay vẫn thế.
Mai này, khi lớn lên, dù có đi khắp bốn phương trời, em vẫn yêu và nhớ sông quê, nơi cất giữ bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ em. Và em cũng yêu mọi dòng sông trên đất Việt, bời những dòng sông ấy đều đem lại bao điều tốt đẹp, bao lợi ích cho những người dân lao động chân chất. Chúng ta hãy luôn bảo vệ và giữ gìn để mọi dòng sông quê đều đẹp mãi và chở đầy cá tôm...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
vũ tiến đạt
25 tháng 10 2019 lúc 14:18

Miền quê nào của nước Việt cũng có một dòng sông. Ai cũng mang trong mình những con sóng kỷ niệm của tuổi thơ dào dạt. Nhưng chỉ khi bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh ra đời mới có bài thơ hay nhất về sông nước. Và người ta không ngừng đọc thơ ông khi chia sẻ nỗi nhớ quê và tình cảm bạn bè...

Người xưa nói: "Cái quan định luận", nghĩa là khi chết rồi người ta mới có thể đánh giá đúng được con người và sự nghiệp của một ai đó. Nhưng nhiều khi người ta cũng tiên đoán được một tài năng khi vừa xuất hiện. Tế Hanh là một trường hợp như vậy.

Năm 1939, khi trao giải khuyến khích cho chàng học sinh 18 tuổi đang học trung học, nhà văn Nhất Linh, đại diện cho Tự lực văn đoàn đã khẳng định rằng: "Tế Hanh có rất nhiều hứa hẹn trở nên một thi sĩ có tài. Ông có một tâm hồn rất phong phú, có những rung động rất sâu sắc. Và để diễn tả tâm hồn, ông có đủ nghệ thuật và cách đặt tìm câu chữ". Năm 1941, Hoài Thanh - Hoài Chân khi soạn Thi nhân Việt Nam đã viết: "Tế Hanh là một người tinh lắm"; "Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết".

Tôi riêng yêu thơ Tế Hanh một cách đặc biệt. Với tôi, ông là nhà thơ thuần quê, thuần Việt nhất của thế kỷ 20. Ông là nhà thơ của Bắc-Nam thống nhất, nhà thơ hàng đầu về tình yêu. Ông xứng đáng là một trong những nhà thơ Việt Nam tiêu biểu của thời đại. Thơ ông đã vượt qua thử thách thời gian, dù sinh thời có lúc ông đã từng băn khoăn: "Tôi phải làm thế nào khi tôi bảy mươi, tám mươi tuổi người ta còn đọc thơ tôi?".

Từ đầu những năm tám mươi của thế kỷ trước tôi may mắn được tiếp xúc với nhà thơ Tế Hanh. Và điều làm tôi kinh ngạc hết sức là, sao ông có thể hiền đến thế và sống đơn giản đến thế! Ðiều da diết nhất mà ông thường kể cho tôi nghe là về quê hương ông, vạn chài Ðông Yên của xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Tôi đã đến Quảng Ngãi nhiều lần, được chiêm bái núi Ấn, sông Trà; được đắm mình trước những xóm thôn êm đềm, cao vút bóng cau, nắng vàng lưng núi, nơi Trường Sơn dội sóng Biển Ðông.. Tôi hiểu vì sao Quảng Ngãi là quê hương của những anh hùng, thi sĩ. Nơi tình người lắng mặn như muối biển Sa Huỳnh.

Nhà thơ, nhà giáo Mã Giang Lân từng viết về làng quê Tế Hanh như sau: "Ðứng ở làng (Ðông Yên) quay mặt về phương nào cũng thấy những tấm lưới, những mái chèo, và nhất là những cánh buồm no gió. Chính thiên nhiên này đã mang lại cho thơ Tế Hanh những câu thơ đầy sức lực:

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Cửa sổ tâm hồn của Tế Hanh bắt đầu từ cửa sông ấy. Và cách làm thơ, điệu thơ của ông được định hình ngay từ bài thơ đầu tiên ấy: làm thơ là kể lại một cách trực tiếp và chân thành những cảm xúc của mình. Hình, ý và lời của thơ cũng là hình, ý và lời tươi nguyên của đời sống. Chế Lan Viên đã từng nhận xét về Tế Hanh: "Giữa lúc thơ mới đang tấp tểnh đi vào các đề tài trụy lạc, siêu hình thì Tế Hanh tìm đến thực tế"; "Thơ của Tế Hanh bộc trực, tả tình, tràn tình, tình để ở trần, hơn là nấp sau, che giấu một cái tứ. Cố nhiên anh có nhiều bài lập tứ khá hay. Nhưng tứ ở anh cũng là cái tứ của trái tim hơn của óc, cái tứ của anh không phải cái bẫy cầu kỳ của trí tuệ để nhử những con chim kỳ lạ, mà chỉ là cái nhành giản đơn vừa đủ cho tình cảm bay về".


Sông Trà Bồng, con sông quê hương
của nhà thơ Tế Hanh.

Cách làm thơ ấy, khiến cho nhiều bài thơ, nhiều câu thơ của Tế Hanh rơi vào sự kể lể nôm na, thô vụng. Nhưng Tế Hanh là một người tinh lắm, thật lắm, yêu cuộc sống lắm nên trên con đường đời, đường thơ riêng ấy của mình ông đã gặp, đã nhặt được, đã làm nên không ít bạc vàng. Ông giàu có hơn rất nhiều nhà thơ khác trong việc sở hữu những câu thơ hay. Nó hay và sâu sắc đến nỗi, như không phải của một nhà thơ cụ thể nào đó viết ra, mà là sự thấy của tất cả mọi người. Nó trùng khít với cái đẹp của cuộc sống, với chân lý nhân sinh: Nông trường ta rộng mênh mông/Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài; Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị/Tận chân trời mây núi có chia đâu; Chị theo các bạn nhảy dây/Bỏ quên em bé trăng quây giữa nhà; Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh/Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc; Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa/Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa; Anh theo các phố đó đây/Thêm yêu Hà Nội vắng đầy cả em; Em biết không giữa anh và em/Không nói được nhiều hơn là nói được...

Càng về sau, thơ Tế Hanh càng trở nên sâu sắc. Năm 1981, ông có bài Bên mồ mẹ, vẫn viết một cách tự sự và giản dị nhưng đã tạc nên một đài thơ tuế nguyệt, khiến ai cũng nao lòng:

Con lặng nhìn chung quanh
Thấy mồ to mả bé
Và nhìn lại đời mình
Thấy từ đây thiếu mẹ

Ôi sợi dây còn lại
Nối con với quê xưa
Mẹ đi, cảnh nhà cũ
Bỗng chìm như trong mơ

Cúi đầu từ biệt mẹ
Từ biệt cả làng quê
Quê mẹ không còn mẹ
Bao giờ con lại về?

Những năm sau đó ông viết ít. Ông thường nghĩ trong đầu và đọc cho người vợ nặng tình nặng nghĩa là bà Trần Thị Lâm Yến chép lại. Có đôi lần tôi cũng được chép hộ ông.

Ông có một tình yêu đặc biệt với Báo Nhân Dân vì ông thật lòng yêu sự nghiệp, yêu Ðảng:

Nhớ khi bác sĩ trao đôi kính
Tôi cầm báo Ðảng, tờ Nhân Dân
Thấy mỗi chữ sáng ngời như ngọc
Và ngon lành như hạt cơm ăn

(Bài thơ tâm sự - 1980)

Căn nhà số 10 Nguyễn Thượng Hiền nơi ông ở, có những người bạn làm Báo Nhân Dân. Báo Nhân Dân luôn dành cho ông sự trân trọng, từng biếu ông một tờ riêng như chế độ đối với phóng viên. Và ông, mỗi khi xuân về Tết đến, lại lo lắng viết và dành cho báo Ðảng bài thơ hay nhất của mình. Số 71, Hàng Trống là một trong những địa chỉ nhà thơ hay qua lại khi có thể đi được để nghe thêm về thời sự, để kể về những bài thơ mới viết của mình. Sau cái vẻ bề ngoài chậm chạp do mắt kém và tuổi già, tôi cảm nhận trái tim ông vẫn rung lên mãnh liệt qua đôi mắt chớp chớp, trong những phút lặng im như tượng. Cũng có lúc ông cảm thấy thật cô đơn:

Khi xưa đá bóng hăm hai đứa
Cờ tướng nay anh đánh một mình

Nhưng cả cuộc đời ông là một bài ca sự sống, bài ca tình yêu, bài ca thống nhất Bắc-Nam:

Càng nhớ miền Nam, càng yêu miền Bắc
Càng yêu miền Bắc, càng nhớ miền Nam
Mối tình ấy trong tim tôi thống nhất
Trong tim tôi và trong suốt thời gian

Năm 1999, trong dịp kỷ niệm 40 năm Ðường Trường Sơn, nhà thơ Tế Hanh được mời dự với tư cách một nhà thơ kháng chiến tiêu biểu cùng với các nhà thơ Nguyễn Ðình Thi, Phạm Tiến Duật... Có thể do quá xúc động, ông đã bất tỉnh ngay trên ghế... Cũng có thể, đó là một sự lựa chọn: ông muốn khép trọn đời mình vào thế kỷ 20 trong vang vọng ký ức hào hùng, đẹp đẽ của những ngày kháng chiến. Có lẽ ông đã cảm thấy như thế là quá đủ, quá hạnh phúc; không cần đến thế kỷ 21 giàu sang.

Ngày 19-7, gia đình và đông đảo công chúng văn nghệ Hà Nội theo linh cữu nhà thơ Tế Hanh đến Ðài hóa thân Hoàn vũ để tiễn đưa một dòng sông trở về biển cả.

Ngày 20-7, Hà Nội mưa lớn. Như để tiễn đưa một nhà thơ sông nước...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Meeee
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Minh Thư
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Meeee
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Tran Le Hoang Yen
Xem chi tiết