Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Gia như

trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ.Để thạm dự cuộc thi đó,em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
29 tháng 3 2022 lúc 22:31

Tham khảo:

Cuộc sống có muôn vàn khó khăn và gian nan vất vả mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vượt qua nó và làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa nhất, khi chúng ta vấp ngã không nên nản chí mà hãy đứng dạy và tiếp tục cố gắng bởi đúng như câu tục ngữ này đã nói: “thất bại là mẹ thành công”.

Câu tục ngữ trên đã nhắc nhở mỗi chúng ta khi thất bại không nên nản chí mà hãy tiếp tục phấn đấu để chinh phục được nó, nghĩa đen của nó nói lên thất bại là mẹ của thành công, qua nghĩa đen muốn thể hiện đó là thất bại là người mẹ, thành công là người con, muốn thành công thì cần có người mẹ thất bại để ra nó. Nhưng ý nghĩa của câu nói này để lại cho chúng ta vô cùng to lớn và mang ý nghĩa quan trọng đang nhắc nhở chúng ta cần phải có thái độ sống tốt và đúng đắn hơn, cuộc đời phúc tạp và vô cùng khó khăn chính vì vậy thất bại là nền tảng là động lực để chúng ta cố gắng vượt qua tất cả.

Truyền thống quý báu này đã xuất hiện từ xưa đến nay nó như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải có thái độ đúng đắn trước những giông tố của cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta vô cùng phức tạp và để làm được điều mà chúng ta đã hàng mơ ước, thì chúng ta cần phải làm nên được những điều có giá trị cần thiết và nó có ý nghĩa mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu thử thách luôn đang dành giật và ập đến mỗi ngày, nhưng chúng ta biết đứng vững trên đôi chân của mình, vượt qua mọi thử thách và khó khăn thì chúng ta mới cảm nhận được những điều tuyệt vời và có ý nghĩa nhất mà cuộc sống này đem tặng cho mỗi người, những giá trị niềm tin và sức sống của mỗi người đã được thể hiện một cách mạnh mẽ và có giá trị nhất, trong cuộc đời của mỗi con người giá trị về niềm tin và sự vững chắc bước trên đôi chân của mình ngày phải được cải thiện và nó sẽ phát triển mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn.

Những giá trị đó không chỉ làm cho chúng ta có niềm tin hơn về chính cuộc sống này, mà nó đem lại những điều tốt lành và tuyệt vời nhất, như những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi vì nhiều chuyện trong cuộc sống quá phức tạp chúng ta thường nản chí, và bị hoang mang trước những điều đó, nhưng rồi, phải cố gắng vượt qua được nó chúng ta mới cảm thấy cuộc đời của mình có ý nghĩa hơn, khi chúng ta đặt ra niềm tin và những điều có giá trị vào trong chính cuộc đời này, thì điều đó góp phần nên những điều tuyệt vời nhất. Nó là động lực cho chúng ta cố gắng, là nguồn cổ vũ tinh thần cho mỗi chúng ta, bởi không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên, chúng ta phải làm nên được tất cả những điều có giá trị và ý nghĩa trong cuộc sống có như vậy cuộc đời của mình mới thực sự có ý nghĩa và chúng ta trở thành những con người mạnh mẽ và có giá trị hơn.

Mỗi ngày chúng ta nên rèn luyện những điều tốt lành nhất cho chính bản thân mình, từ đó làm nên những điều vô cùng lớn lao và nó để lại những bài học to lớn cho mỗi người, những giá trị niềm tin và những động lực bước qua mọi khó khăn mà thử thách đang bao vây trong cuộc đời của mình, bước qua những khó khăn đó chúng ta cảm thấy cuộc đời của mình mạnh mẽ và chúng ta trở thành những con người kiên trì. “Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng” quả đúng như vậy trên con đường thành công chúng ta cần phải bỏ thời gian công sức để rèn luyện từ đó tạo dựng cho mình nền tảng vững chắc để dám đối mặt với vô vàn những gian nan vất vả đang bủa vây chính mình.

 

Những điều tưởng chừng như nhỏ bé nhưng nếu chúng ta biết rèn luyện và tạo cho mình nhiều thói quen tốt hơn thì cuộc sống này sẽ chứa tran những điều vô cùng có ý nghĩa và nó có nhiều giá trị nhất, cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ ngày càng được nâng cao và cải thiện nhiều hơn. Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng nó đã để lại cho con người những bài học quý giá và cần thiết nhất, khi bước trên đường đời họ không cảm thấy bỡ ngỡ và khi gặp khó khăn họ không hề sợ bị thất bại, bởi thất bại chính là mẹ thành công, thất bại sẽ để lại cho họ những bài học kinh nghiệm quý báu để họ không bao giờ mắc phải nó nữa.

Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người luôn luôn kiên trì vượt qua mọi thử thách của cuộc sống nhưng lại có những người khi gặp khó khăn họ nản chí, và thất bại làm cho họ không muốn tiếp tục cố gắng nữa đây là những con người không kiên trì.

Chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, và không sợ thất bại bởi thất bại chính là động lực và nền tảng để chúng ta tiếp tục cố gắng để chinh phục những khó khăn và thử thách đang đặt ra trước mắt mình.

Huỳnh Kim Ngân
29 tháng 3 2022 lúc 22:32
CÂU TỤC NGỮ “ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY”

Lòng biết ơn là một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay. Để khuyên con cháu sống biết ơn với thế hệ trước, với những gì thế hệ trước để lại, ông cha ta đã dạy: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Đúng vậy, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng mang một ý nghĩa sâu sa. Ông cha ta đã khéo léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để nhắc nhở con cháu về truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Về nghĩa đen, khi chúng ta được thưởng thức những trái cây ngọt ngào thì phải nhớ tới những người đã dày công gieo trồng, chăm sóc cho cây đơm hoa kết trái. Về nghĩa bóng, mượn hình ảnh này, ông cha ta muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết kính trọng, nâng niu quá khứ, những thành quả lao động mà người đi trước để lại. Nếu không có họ thì chúng ta sẽ không có được những giá trị tốt đẹp như ngày hôm nay. Lãng quên quá khứ cũng chính là cách chúng ta quên đi chính mình, trở thành những kẻ vô ơn bạc nghĩa.

Truyền thống biết ơn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam, trở thành lối sống tốt đẹp của người dân từ xưa đến nay. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3) hằng năm là ngày nhân dân ta tỏ lòng thành kính, biết ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày để mỗi chúng ta tri ân các vị anh hùng dân tộc đã đổ xương máu, hy sinh tính mạng của mình để giữ vững nền độc lập tự do cho dân tộc. Vào ngày lễ hội Đền Trần tháng 8 âm lịch hằng năm, là ngày mà con cháu cả nước nhớ về công ơn của các vị vua đời Trần đã ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, viết tiếp vào trang lịch sử hào hùng của nước nhà những mốc son chói lọi.

Lòng biết ơn những vị anh hùng đã hy sinh xương máu được Đảng và nhà nước ta thể hiện bằng những hành động thiết thực như tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng, phục dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Rồi phong trào đền ơn đáp nghĩa được lan rộng khắp mọi nơi với những ngôi nhà tình nghĩa được xây dựng từ miền ngược đến miền xuôi. Những đội tình nguyện ngày đêm miệt mài tìm hài cốt của đồng đội, đưa họ về với mảnh đất quê hương yêu dấu. Tất cả những nghĩa cử cao đẹp là một lẽ sống cao đẹp, thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước.

Lòng biết ơn không chỉ là lời nói mà còn phải được thực hiện bằng những hành động cụ thể: con cháu phải biết ơn ông bà cha mẹ, học sinh phải biết ơn thầy cô giáo, nhân dân phải biết ơn những người đã hy sinh cho dân tộc để ta có được cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn tồn tại những kẻ “vô ơn bạc nghĩa”, “ăn cháo đá bát”, “ăn quả” mà không nhớ đến người “trồng cây”, “uống nước” mà không nhớ đến “nguồn”. Những kẻ đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc mà quên đi thành quả của người đi trước để lại. Họ đã “bắn vào quá khứ bằng súng lục” thì chắc chắn “tương lai sẽ bắn lại bằng đại bác” như lời Gamzatov đã từng nói. Họ sẽ bị xã hội lên án và khi xám hối thì lương tâm cũng trở nên vô cùng cắn rứt.

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tuy ngắn nhưng để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về lòng biết ơn. Đó là tình cảm cao quý, thiêng liêng, là thước đo phẩm chất, giá trị con người. Lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả của một quá trình tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.

bạn tham khảo nha

Vũ Quang Huy
29 tháng 3 2022 lúc 22:33

Tham khảo:

 

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.

Câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho chúng ta hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước để chúng ta có được thành quả như hôm nay. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, truyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì "ăn cây nào rào cây ấy" nhưng họ lại "ăn cây táo rào cây sung", không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát" nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại "lấy oán báo ân", tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo.


Các câu hỏi tương tự
Trần Hữu Tuấn Minh
Xem chi tiết
Luxaris
Xem chi tiết
Ngô Ngọc Hân
Xem chi tiết
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
minh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Huy Anh Lê
Xem chi tiết