249abc

Trình bày đặc điểm cấu tạo của giun dẹp, giun đũa thích nghi với môi trường sống

giải cho tui đi :>

 

Sun ...
30 tháng 12 2021 lúc 21:59

TK

Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất được thể hiện: cơ thể dài, gồm nhiều đốt. ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò (giun đất không có chân). Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

Bình luận (0)

Tham khảo:

Giun dẹp dù sống tự do hay kí sinh đều có chung những đặc điểm như cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn. Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.

Giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột non người

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Anh
30 tháng 12 2021 lúc 22:00

Tham khảo :
 

Giun đũa (danh pháp hai phần: Ascaris lumbricoides) là một loài giun ký sinh trong ruột non người, nhất là ở trẻ em. Khoảng 1/4 dân số trên Trái Đất này bị giun đũa ký sinh, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột & tắc ống mật.[2] Tỷ lệ người mang giun đũa có khác nhau tùy theo vùng, ở vùng ôn đới số người bị giun đũa ký sinh có phần giảm đi và bệnh cũng có phần nhẹ, còn ở vùng nhiệt đới thì bệnh giun đũa còn đang hoành hành, đặc biệt là ở trẻ em. Nó có thể đạt chiều dài đến 35 cm.[3] Giun đũa ở trong ruột chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của cơ thể. Chúng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ. Giun đũa còn làm suy yếu bệnh nhân do chiếm đoạt chất dinh dưỡng trong ruột người bệnh.

Mục lục1Cấu tạo ngoài2Cấu tạo trong và di chuyển3Dinh dưỡng4Sinh sản4.1Cơ quan sinh dục4.2Vòng đời giun đũa5Các biện pháp phòng tránh6Chú thích7Tham khảoCấu tạo ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ thể giun đũa hình ống, có kích thước giống như một chiếc đũa (khoảng 25 cm). Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người.

Cấu tạo trong và di chuyển[sửa | sửa mã nguồn]

Thành cơ thể có lớp biểu bì & lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có: ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn; các tuyến sinh dục dài & cuộn khúc như búi chỉ trắng ở xung quanh ruột.

Cơ thể chỉ có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường ký sinh.

Dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Giun đũa có hầu phát triển giúp đưa chất dinh dưỡng nhanh và nhiều theo một chiều theo ống ruột từ miệng đến hậu môn.

Sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]Cơ quan sinh dục[sửa | sửa mã nguồn]

Giun đũa phân tính. Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: con cái 2 ống, con đực 1 ống & dài hơn chiều dài cơ thể.

Giun đũa thụ tinh trong. Con cái đẻ số lượng rất lớn, lẫn vào phân người (khoảng 200 000 trứng một ngày). Trứng mới đẻ không có phôi, hình bầu dục, có vỏ dày sần sùi, có kích thước khoảng 60x 40 micromét.

Vòng đời giun đũa[sửa | sửa mã nguồn]

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm & thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến dạ dày ấu trùng chui ra, xuống ruột non, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi lại về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức ký sinh ở đấy.

Các biện pháp phòng tránh[sửa | sửa mã nguồn]Nên rửa sạch, nấu chín và bóc vỏ các loại hoa quả, rau sống trước khi ăn.Tẩy giun định kì 2 lần mỗi năm.Không sử dụng phân tươi để bón các loại cây trồng.Không phóng uế bừa bãi.Rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Nên ăn bằng thìa, nĩa, đũa, không ăn bốc bằng tay.Có hệ thống xử lí nước thải hiệu quả.

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đỗ Thị Minh Phương
Xem chi tiết
Đức Lê
Xem chi tiết
Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phương Nguyê...
Xem chi tiết
Vũ Minh Tâm
Xem chi tiết
Tâm Vũ Minh
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Mi Trà
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết