Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Itsuka KIato

Thơ đường luật được quy định như thế nào về số câu chữ, thanh điệu, vần điệu, đối ngẫu ? các bài thơ Nhớ rừng, Ông Đồ, Quê hương có chịu sự quy định đó không

Quỳnh Nhi
12 tháng 4 2018 lúc 18:42

Thơ Đường luật còn được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách luật ấy.

Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.

Bình luận (0)
Đạt Trần
18 tháng 4 2018 lúc 22:38

Tổng quát (Trích từ quyển Văn học Việt Nam của GS Dương Quảng Hàm, viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939)

Thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung Hoa, phải tuân theo luật lệ nhất định. Thơ Đường luật và thơ Đường là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau:

- Thơ Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật;

- Thơ Đường hay Đường thi: là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.

Tứ tuyệt và bát cú

Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: Tứ tuyệt và Bát cú

- Tứ tuyệt: 4 câu

- Bát cú: 8 câu

Trong hai lối ấy, lối bát cú là lối chính, mà bát cú vần bằng là phổ biến hơn cả.

1. Vần, cách gieo vần

Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Suốt bài thơ chỉ gieo một vần (một từ) gọi là độc vận.

Lạc vận và cưỡng áp: Làm thơ phải hiệp vận cho đúng. Nếu gieo sai như CÂY đi với HOA là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vần gieo gượng thì gọi là cưỡng áp. Hai cách này đều không được cả.

2. Đối

Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6 (sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau).

3. Luật

Là cách sắp xếp tiếng bằng và tiếng trắc trong các câu của bài thơ. Luật nhất định buộc người làm thơ phải theo đúng mà đặt. Luật được chia ra Luật bằng và Luật trắc. Sau đây là Bảng luật:

Ký hiệu:

B = âm bằng

T = âm trắc

v = vần

Luật bằng: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng

a. Luật bằng vần bằng:

Câu 1: B B T T T B B (v)

Câu 2: T T B B T T B (v)

Câu 3: T T B B B T T

Câu 4: B B T T T B B (v)

Câu 5: B B T T B B T

Câu 6: T T B B T T B (v)

Câu 7: T T B B B T T

Câu 8: B B T T T B B (v)

b. Luật bằng vần trắc:

Câu 1: B B T T B B T (v)

Câu 2: T T B B B T T (v)

Câu 3: T T B B T T B

Câu 4: B B T T B B T (v)

Câu 5: B B T T T B B

Câu 6: T T B B B T T (v)

Câu 7: T T B B T T B

Câu 8: B B T T B B T (v)

Luật trắc: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng hai tiếng trắc

a . Luật trắc vần bằng:

Câu 1: T T B B T T B (v)

Câu 2: B B T T T B B (v)

Câu 3: B B T T B B T

Câu 4: T T B B T T B (v)

Câu 5: T T B B B T T

Câu 6: B B T T T B B (v)

Câu 7: B B T T B B T

Câu 8: T T B B T T B (v)

b. Luật trắc vần trắc:

Câu 1: T T B B B T T (v)

Câu 2: B B T T B B T (v)

Câu 3: B B T T T B B

Câu 4: T T B B B T T (v)

Câu 5: T T B B T T B

Câu 6: B B T T B B T (v)

Câu 7: B B T T T B B

Câu 8: T T B B B T T (v)

Ngoài việc tuân theo luật bằng - trắc, còn phải tuân theo vần (sẽ đề cập chi tiết trong một mục khác).

4. Thất luật

Trong một câu thơ, theo "phân minh" chữ nào đáng là bằng mà đặt tiếng trắc, hoặc đáng trắc mà đặt tiếng bằng, thì gọi là thất luật (sai luật thơ), không được.

5. Niêm

Niêm nghĩa đen là dính với nhau, là sự liên lạc âm luật của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào hai chữ đầu câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong một bài thơ bát cú, những câu sau đây niêm với nhau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

6. Thất niêm

Trong một bài thơ, nếu cả hai câu thơ đặt sai luật, như đang bắt đầu bằng bằng đặt làm trắc trắc hoặc trái lại thế, làm cho tất cả câu thơ trong bài không niêm với nhau thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền), không được.

7. Bất luận và phân minh

Để cho khỏi gò bó, dễ sử dụng từ ngữ, trong bài thơ, chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo đúng luật bằng trắc: Nhất tam ngũ bất luận (tuy nhiên để bài thơ có âm điệu hay thì chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận). Những chữ thứ 2, 4, 6 buộc phải tuân theo đúng luật bằng trắc: Nhị tứ lục phân minh.

8. Khổ độc

Nghĩa là khó đọc, đọc lên trúc trắc không được êm tai. Tuy theo lệ "bất luận" có thể thay đổi mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng thì bao giờ cũng được, chứ đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp, sự thay đổi ấy làm cho bài thơ khổ độc.Những trường hợp ấy là: Chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.

9. Các bộ phận trong bài thơ

Một bài thơ bát cú giống như bức tranh. Trong cái khung nhất định 8 câu 56 chữ, làm sao vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh của tạo vật hay nội cảnh của tâm giới. Bởi vậy phải sắp đặt các bộ phận cho khéo. Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.

- Đề thì có Phá đề (câu 1) là câu mở bài, nó lung động cả ý nghĩa trong bài và Thừa đề (câu 2) là câu nối với câu phá đề mà nói đến đầu bài.

- Thực, hay Trạng (câu 3-4): là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà mô tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự giãi bày ra; nếu là thơ vịnh sử thì lấy công trạng của người mình muốn vịnh mà kể ra.

- Luận (câu 5-6): là bàn bạc. Nếu là thơ tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào; vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác, việc khác.

4- Kết (câu 7-8) là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại cho mạnh mẽ rắn rỏi, trong đó câu số 7 là câu Chuyển và câu 8 là câu Hợp.

II. Phép đối

Câu đối là các câu văn đi song song với nhau từng cặp, ví dụ:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, bắt buộc phải có đối với nhau giữa các câu 3 và 4, câu 5 và 6. Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện: đối thanh, đối ý, đối từ loại.

1. Đối thanh

- Bảng luật bằng:B B T T B B T - T T B B T T B

- Bảng luật trắc:T T B B B T T - B B T T T B B

Chí ít là các chữ 2, 4, 6, 7 phải theo đúng luật bằng trắc.

2. Đối ý

Ý câu trên và ý câu dưới hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau, ví dụ:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

3. Đối từ loại

Danh từ Danh từ

Danh từ riêng Danh từ riêng

Danh từ chung Danh từ chung

Động từ Động từ

Trạng từ Trạng từ

Tính từ Tính từ

Tính từ lại có nhiều loại, nên:

Gợi hình Gợi hình

Màu sắc Màu sắc

Mùi vị Mùi vị

Tượng thanh Tượng thanh

Số lượng Số lượng

Mùa tiết Mùa tiết

Phương hướng Phương hướng

Từ kép Từ kép

Từ đơn Từ đơn

Thành ngữ Thành ngữ

Biệt ngữ Biệt ngữ

Hán Việt Hán Việt

Thuần Việt) Thuần Việt...

Hai cặp đối là tinh hoa của bài thơ Đường luật . Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả. Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.

Các bài thơ bạn kể đều chịu sự quy định đó tuy nhiên vẫn có 1 vài phá cách, phá luật mục đích để dãi bày tâm trạng nhà thơ
Bình luận (0)
Huong San
19 tháng 4 2018 lúc 18:42

Tổng quát (Trích từ quyển Văn học Việt Nam của GS Dương Quảng Hàm, viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939)

Thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung Hoa, phải tuân theo luật lệ nhất định. Thơ Đường luật và thơ Đường là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau:

- Thơ Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật;

- Thơ Đường hay Đường thi: là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.

Tứ tuyệt và bát cú

Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: Tứ tuyệt và Bát cú

- Tứ tuyệt: 4 câu

- Bát cú: 8 câu

Trong hai lối ấy, lối bát cú là lối chính, mà bát cú vần bằng là phổ biến hơn cả.

1. Vần, cách gieo vần

Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Suốt bài thơ chỉ gieo một vần (một từ) gọi là độc vận.

Lạc vận và cưỡng áp: Làm thơ phải hiệp vận cho đúng. Nếu gieo sai như CÂY đi với HOA là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vần gieo gượng thì gọi là cưỡng áp. Hai cách này đều không được cả.

2. Đối

Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6 (sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau).

3. Luật

Là cách sắp xếp tiếng bằng và tiếng trắc trong các câu của bài thơ. Luật nhất định buộc người làm thơ phải theo đúng mà đặt. Luật được chia ra Luật bằng và Luật trắc. Sau đây là Bảng luật:

Ký hiệu:

B = âm bằng

T = âm trắc

v = vần

Luật bằng: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng

a. Luật bằng vần bằng:

Câu 1: B B T T T B B (v)

Câu 2: T T B B T T B (v)

Câu 3: T T B B B T T

Câu 4: B B T T T B B (v)

Câu 5: B B T T B B T

Câu 6: T T B B T T B (v)

Câu 7: T T B B B T T

Câu 8: B B T T T B B (v)

b. Luật bằng vần trắc:

Câu 1: B B T T B B T (v)

Câu 2: T T B B B T T (v)

Câu 3: T T B B T T B

Câu 4: B B T T B B T (v)

Câu 5: B B T T T B B

Câu 6: T T B B B T T (v)

Câu 7: T T B B T T B

Câu 8: B B T T B B T (v)

Luật trắc: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng hai tiếng trắc

a . Luật trắc vần bằng:

Câu 1: T T B B T T B (v)

Câu 2: B B T T T B B (v)

Câu 3: B B T T B B T

Câu 4: T T B B T T B (v)

Câu 5: T T B B B T T

Câu 6: B B T T T B B (v)

Câu 7: B B T T B B T

Câu 8: T T B B T T B (v)

b. Luật trắc vần trắc:

Câu 1: T T B B B T T (v)

Câu 2: B B T T B B T (v)

Câu 3: B B T T T B B

Câu 4: T T B B B T T (v)

Câu 5: T T B B T T B

Câu 6: B B T T B B T (v)

Câu 7: B B T T T B B

Câu 8: T T B B B T T (v)

Ngoài việc tuân theo luật bằng - trắc, còn phải tuân theo vần (sẽ đề cập chi tiết trong một mục khác).

4. Thất luật

Trong một câu thơ, theo "phân minh" chữ nào đáng là bằng mà đặt tiếng trắc, hoặc đáng trắc mà đặt tiếng bằng, thì gọi là thất luật (sai luật thơ), không được.

5. Niêm

Niêm nghĩa đen là dính với nhau, là sự liên lạc âm luật của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào hai chữ đầu câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong một bài thơ bát cú, những câu sau đây niêm với nhau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

6. Thất niêm

Trong một bài thơ, nếu cả hai câu thơ đặt sai luật, như đang bắt đầu bằng bằng đặt làm trắc trắc hoặc trái lại thế, làm cho tất cả câu thơ trong bài không niêm với nhau thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền), không được.

7. Bất luận và phân minh

Để cho khỏi gò bó, dễ sử dụng từ ngữ, trong bài thơ, chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo đúng luật bằng trắc: Nhất tam ngũ bất luận (tuy nhiên để bài thơ có âm điệu hay thì chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận). Những chữ thứ 2, 4, 6 buộc phải tuân theo đúng luật bằng trắc: Nhị tứ lục phân minh.

8. Khổ độc

Nghĩa là khó đọc, đọc lên trúc trắc không được êm tai. Tuy theo lệ "bất luận" có thể thay đổi mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng thì bao giờ cũng được, chứ đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp, sự thay đổi ấy làm cho bài thơ khổ độc.Những trường hợp ấy là: Chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.

9. Các bộ phận trong bài thơ

Một bài thơ bát cú giống như bức tranh. Trong cái khung nhất định 8 câu 56 chữ, làm sao vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh của tạo vật hay nội cảnh của tâm giới. Bởi vậy phải sắp đặt các bộ phận cho khéo. Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.

- Đề thì có Phá đề (câu 1) là câu mở bài, nó lung động cả ý nghĩa trong bài và Thừa đề (câu 2) là câu nối với câu phá đề mà nói đến đầu bài.

- Thực, hay Trạng (câu 3-4): là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà mô tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự giãi bày ra; nếu là thơ vịnh sử thì lấy công trạng của người mình muốn vịnh mà kể ra.

- Luận (câu 5-6): là bàn bạc. Nếu là thơ tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào; vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác, việc khác.

4- Kết (câu 7-8) là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại cho mạnh mẽ rắn rỏi, trong đó câu số 7 là câu Chuyển và câu 8 là câu Hợp.

II. Phép đối

Câu đối là các câu văn đi song song với nhau từng cặp, ví dụ:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, bắt buộc phải có đối với nhau giữa các câu 3 và 4, câu 5 và 6. Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện: đối thanh, đối ý, đối từ loại.

1. Đối thanh

- Bảng luật bằng:B B T T B B T - T T B B T T B

- Bảng luật trắc:T T B B B T T - B B T T T B B

Chí ít là các chữ 2, 4, 6, 7 phải theo đúng luật bằng trắc.

2. Đối ý

Ý câu trên và ý câu dưới hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau, ví dụ:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

3. Đối từ loại

Danh từ Danh từ

Danh từ riêng Danh từ riêng

Danh từ chung Danh từ chung

Động từ Động từ

Trạng từ Trạng từ

Tính từ Tính từ

Tính từ lại có nhiều loại, nên:

Gợi hình Gợi hình

Màu sắc Màu sắc

Mùi vị Mùi vị

Tượng thanh Tượng thanh

Số lượng Số lượng

Mùa tiết Mùa tiết

Phương hướng Phương hướng

Từ kép Từ kép

Từ đơn Từ đơn

Thành ngữ Thành ngữ

Biệt ngữ Biệt ngữ

Hán Việt Hán Việt

Thuần Việt) Thuần Việt...

Hai cặp đối là tinh hoa của bài thơ Đường luật . Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả. Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.

Các bài thơ bạn kể đều chịu sự quy định đó tuy nhiên vẫn có 1 vài phá cách, phá luật mục đích để dãi bày tâm trạng nhà thơ

Bình luận (0)
vuong hoang phuc
8 tháng 4 2019 lúc 19:52

LÀM CHO TOÀN BỘ TRỪ PHẦN A(KIẾM ĐÂU CHẢ CÓ, CHỈ NHỮNG ĐỨA OCS CHOS MỚI K KIẾM DC)

c)Quy định về số câu chữ, thanh điệu, vần điệu, đối ngẫu của thơ Đường:

- Về số câu chữ:

+ Với thể tứ tuyệt có 4 câu

+ Với thể bát cú có 8 câu

- Về thanh điệu: Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, dùng các chữ thứ 2,4,6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gốm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

- Về vần điệu:

+ Thường dùng vần bằng, rất hiếm dùng vần trắc. Toàn bài thơ chỉ gieo một vần.

+ Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

- Về đối ngẫu:Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu sẽ đối nhau: câu 3 với câu 4,câu 5 với câu 6. Đối thường thể hiện sự tương phản về nghĩa nhưng cũng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ.

- Các bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương không chịu sự quy định trên.

d)Nhân vật trữ tình trong các tác phẩm trên đều có chung tâm trạng buồn, nhớ thương, tiếc nuối. Tâm trạng ấy thể hiện thái độ chán nản, không bằng lòng với thực tại, nuối tiếc những quá khứ đẹp đẽ, oanh liệt.

e)Qua những bài thơ trên, em nhận thấy thơ mới có những đặc điểm sau:

- Về hình thức: thường được viết theo thể thơ tự do, số lượng câu không giới hạn, ngôn từ giản dị.

- Về nội dung: Ra đời trong hoàn cảnh đất nước lầm than, cả dân tộc đang ngập chìm trong bóng tối, các nhà thơ chán ghét thực tại nên tìm đến với những cảnh đẹp của quê hương, đất nước, nhớ về quá khứ huy hoàng đã qua, tiếc nuối những giá trị văn hóa truyền thống bị lãng quên, mai một. Điều ấy cũng thể hiện tâm tư thầm kín của các nhờ thơ thời kì này về khát vọng đất nước ngày một phát triển hơn.

g)Qua những bài thơ trên của chủ tịch Hồ Chí Minh, em cảm nhận nhân vật trữ tình hiện lên với một tâm hồn thi sĩ, phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên. Mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhưng vẫn vui vẻ, kiên cường vượt qua. Qua đó, những câu thơ cũng thể hiện ý chí hiên ngang của nhân vật trữ tình, tinh thần bất khất, can đảm khi bị xiềng xích.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Bảo Chi
Xem chi tiết
Sa Ti
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Kiên
Xem chi tiết
Hương Nguyenthi
Xem chi tiết
CASIO
Xem chi tiết
Linh8A4nh21_22 Thái mỹ
Xem chi tiết
DinhViet Hieu
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Đinh Như Huyền
Xem chi tiết