Vì ở sườn Tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru (đây là một dòng biển lạnh, khi hơi nước từ biển vào gặp dòng biển này thì ngưng tụ tạo thành mưa, bởi vậy khi vào đất liền không còn hơi nước trở nên hanh và khô) bởi vậy ở sườn Tây mới có đai thực vật nửa hoang mạc.
Còn ở sườn Tây do ảnh hưởng của gió mậu dịch (gió tín phong) nên mới có thực vật nhiệt đới.
Giải thích: Phía Tây của An - đet là hoang mạc còn phía đông là rừng nhiệt đới vì:
-Ở phía Tây: có dòng biển lạnh chạy sát chân núi nên ảnh hưởng tới khí hậu, mưa rất ít do nước biển không bốc hơi được.
=> Hình thành thực vật nửa hoang mạc.
-Ở phía Đông: do xa biển nên không chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh. Giáp với đồng bằng rộng lớn A-ma-dôn màu mỡ và mạng lưới sông ngòi dày đặc.
=> Có rừng nhiệt đới
Sự khác biệt trên là do dòng biển lạnh Pê-ru đi sát ven biển , gây nên hiện tượng khô ráo ở vùng phía Tây còn ở sườn Đông do ảnh hưởng của gió Mậu Dịch thổi từ biển vào nên mưa nhiều .
Có hoang mạc ở dãi đất phía tây An-đét do tác động của dòng biển lạnh Peru.
Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ. Không khí ẩm từ biển đi vào đất liền , đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù. Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.