Bài viết số 7 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tú Linh

Soạn bài cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( chương trình trường học mới vnen)haha

Tú Linh
19 tháng 10 2016 lúc 20:47

mọi người giúp em với

 

Đứa Con Của Băng
19 tháng 10 2016 lúc 22:28

câu 1 :

Phân tích bài thơ :

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thương sương

2 câu thơ này không phải tả cảnh thuần túy , chủ thể của đối tượng miêu tả ở đây vẫn là con người : con người nằm ở giường nhìn ánh trăng rọi . Nếu ta thay chữ sàng bằng chữ đình thì ý nghĩa của câu thơ sẽ thay đổi vì nếu người đọc sẽ nghĩ rằng tác giả đang ngồi ở ngoài đọc sách nhìn ánh trăng soi . Như vậy trăng ở ngoài sân với trăng ở trước giường hoàn toàn khác nhau. Chữ sàng gợi lên cho người đọc biết rằng nhà thơ đang nằm trên gường nhưng không ngủ được và nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa sổ len lỏi vào đầu giường . Trong tình trạng trằn chọc không ngủ được , cũng có thể là tác giả đã ngủ rồi nhưng chợt tỉnh và rồi khong ngủ được nữa . Trong trạng thái mơ mạng , tác giả nhìn ánh trăng tưởng như mặt đất phủ sương . Chữ nghi và chữ sương đã xuất hiện một cách hợp lí : trăng sáng quá trở thành màu trắng giống như sương

Như vậy hai câu thơ đầu sự miêu tả của tác giả bao gồm nhiều mặt : ánh trăng dù đẹp đẽ , thơ mộng nhưng vẫn chỉ là đối tượng nhận xét cảm nghĩ của tác giả ( con người )

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu vọng tư cố hương

2 câu cuối này cũng khong phải tả tình thuần túy . Cử đầu , hành động ngẩng đầu của tác giả là để kiểm nghiệm lại điều mà câu thứ 2 đã đặt ra trăng hay sương ? Khi đã nhìn kĩ , tác giả chợt nhận ra đó là ánh trăng chứ không phải sương . Từ chỗ chỉ  thấy ánh trăng đến chỗ thấy cả vầng trăng . Trăng cũng lỏ loi , đơn chiếc , lạnh lẽo như chính bản thân mình . Từ ngẩng đầu đến cúi đầu , chỉ trong 1 khoảng khắc ngắn đã tác động đến tình yêu quê  hương của tác giả . Phải chăng đó là tình cảm luôn luôn được túc trực , luôn canh cánh trong lòng tác giả : Nhớ quê , thao thức không ngủ được , nhìn trăng lại càng nhớ quê hương

Bài thơ Tĩnh dạ tứ vừa tả cảnh vừa ngụ tình

Đứa Con Của Băng
19 tháng 10 2016 lúc 22:34

câu 2 :

Phép đối trong bài Tĩnh dạ tứ

Các cụm từ : cử đầu - đê đầu

vọng minh nguyệt - tư cố hương

Xét về số lượng chữ , các bộ phận tham gia đối bằng nhau ( 2 chữ ) , ( 3 chữ ) , cấu trúc ngữ pháp của các bộ phận tham gia đối giống nhua , từ loại của các chữ tương ứng ở 2 vế giống nhau

Trước khi ngẩng đầu nhà thơ đã cúi đầu . Có cúi đầu nhà thơ mới tưởng ánh trăng là sương trên mặt đất . Cúi đầu - ngẩng đầu - cúi đầu . Các cử động liên tục diễn ra thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của tác giả . Cúi đầu lấn thứ 1 là hướng ra ngoại cảnh để nhìn trăng . Cúi đầu lần thứ 2 là hoạt động hướng nội mang nặng tâm tư , cảm xúc

Đứa Con Của Băng
19 tháng 10 2016 lúc 22:40

Tính chặt chẽ của bố cục bài thơ :

2 câu thơ đầu diễn đạt : nhìn ánh trăng đầu giường ngỡ mặt đất phủ sương . Như vậy chữ nghi là động từ có tính chất liên kết của 2 dòng thơ . Bênh cạnh đó ta  thấy các chữ cử ,vọng , đê , đều có vai trò quan trọng trong việc liên kết ý , câu trong bài thơ : Cúi đầu nhìn thấy trăng ngờ là sương phủ mặt đất - ngẩng đầu mới biết không phải là sương mà là vầng  trăng - cúi đầu nhớ về quê thương . Tất cả cách động từ này đều bị lược bỏ chủ ngữ . Tuy vậy , vẫn có thể khẳng định là chỉ có 1 chủ ngữ duy nhất , đó là từ xưng hô của chủ thể trữ tình . Điều đó tạo nên sự thống nhất , liền mạch của cảm xúc trong bài thơ

Hoàng Quốc Huy
3 tháng 11 2016 lúc 12:27
1. Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:- Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết. Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).2. Về phép đối trong bài thơ:a) Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / ), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương). b) Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi... 3. Bài thơ ngắn chỉ gồm hai mươi chữ mà có tới 5 động từ: nghi (ngỡ), cử (ngẩng), vọng (nhìn), đê (cúi) và (nhớ). Thực ra nếu theo dõi thứ tự của bốn động từ này, chúng ta có thể nhận ra mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động nhưng có thể dễ dàng khẳng định, chủ thể trữ tình, chủ thể hành động ở đây chính là tác giả. Năm động từ tạo thành một mạch cảm xúc vận động rất nhanh, có thể hiện thực hoá lại bằng văn xuôi như sau: nhân vật trữ tình (nhà thơ) tỉnh dậy (hoặc đang mơ màng ngủ) thì nhận ra ánh sáng đang lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng vì không biết là sương hay là trăng, nhà thơ ngẩng lên như là một hành động để mà xác nhận. Nhưng rồi chính cái khoảnh khắc ngẩng đầu kia lại gợi về trong lòng tác giả nỗi niềm của người xa xứ. Hành động cúi đầu như là đang cố nén đi cái cảm xúc mãnh liệt đang trào dâng.

Tĩnh dạ tứ với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện.Bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quốc Việt
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Việt
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Mai
Xem chi tiết
태태김
Xem chi tiết
Tú Linh
Xem chi tiết
Võ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Trân Kami
Xem chi tiết
phạm thảo vân linh
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Nhi
Xem chi tiết