Vào những năm 60 cuối thế kỉ 19, thực dân pháp ráo tiết xâm lược nước ta, triều đình Huế vẫn tiếp tục những chính sách lỗi thời lạc hậu
--> Mâu thuẫn giai cấp, dân tộc ngày càng gay gắt
--> Phong trào cải cách Duy Tân ra đời
THAM KHẢO:
Mục đích: Nhằm tạo ra thực lực cho đất nước, chống lại bọn xâm lược
Nội dung:
-Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
-Đinh Văn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
-Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
-Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
Kết cục: Các cuộc cải cách đều không thực hiện được.
Ý nghĩa
-Tấn công vào hệ tư tưởng bảo thủ của triều đình.
-Thể hiện trình độ nhận thức, thức thời của người Việt Nam lúc bấy giờ
-Chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu Duy Tân đầu XX ở Việt Nam