Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì I

Hoa Nguyen

Nêu các loại tính từ? Lấy ví dụ minh họa

lê anh tuấn
28 tháng 11 2017 lúc 18:34

Có hai loại tính từ đáng chú ý là :

- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Ví dụ : đẹp, nhanh, nóng, vuông, nhỏ, thấp, thông minh, khiêm tốn, dũng cảm…

- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Ví dụ : xanh lè, đen thui, nặng trịch, thơm phức, trắng phau, riêng, chung, phải, trái, chính, phụ, gái, trai, chẵn, lẽ…

Lưu Phương Ly
28 tháng 11 2017 lúc 18:59

1. Xác định tính từ trong tiếng Việt

Việc phân biệt tính từ trong tiếng Việt có phần hơi phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng như động từ hoặc danh từ. Chẳng hạn, khi nói “cuộc sống thành thị” thì thành thị vừa có thể coi là danh từ vừa có thể coi là tính từ, hoặc trong “hành động ăn cướp” thì ăn cướp vừa có thể coi là động từ vừa có thể coi là tính từ. Chính vì vậy, người ta thường phân biệt trong tiếng Việt hai loại tính từ:

1.1 Tính từ tự thân: Là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, kích thước, hình dáng, âm thanh, hương vị, mức độ, dung lượng… của sự vật hay hiện tượng, ví dụ:
– Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, sạch, bẩn, đúng, sai, hèn nhát.
– Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu.
– Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ, bé, khổng lồ, tí hon, mỏng, dầy.
– Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co.
– Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang.
– Tính từ chỉ hương vị: thơm, thối, hôi, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh.
– Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, đủ, nhanh, chậm, lề mề.
– Tính từ chỉ lượng/dung lượng: nặng, nhẹ, đầy, vơi, nông, sâu, vắng, đông.

Việc phân loại tính từ như trên chỉ mang tính tương đối vì trong tiếng Việt tính từ có thể được sử dụng trong chức năng của trạng từ và khi ấy ý nghĩa của tính từ có thể thay đổi. Ví dụ, so sánh:
Anh ấy cao 1m75/ Tôi đánh giá cao khả năng của anh ấy.
Cái vali này rất nhẹ/ Chiếc thuyền lướt nhẹ trên sông.

1.2 Tính từ không tự thân: Là những từ vốn không phải là tính từ mà là những từ thuộc các nhóm từ loại khác (ví dụ: danh từ, động từ) nhưng được sử dụng như là tính từ. Tính từ loại này chỉ có thể xác định được trên cơ sở quan hệ của chúng với các từ khác trong cụm từ hay câu. Bình thường, nếu không có quan hệ với các từ khác, chúng không được coi là tính từ. Như vậy, đây là loại tính từ lâm thời. Tuy nhiên, khi được sử dụng làm tính từ, các danh từ hoặc động từ sẽ có ý nghĩa hơi khác với ý nghĩa vốn có của chúng, thường thì đó là ý nghĩa khái quát hơn. Chẳng hạn, khi nói “hành động ăn cướp” thì ăn cướp thường có ý nghĩa “giống như ăn cướp” hay “có tính chất giống như ăn cướp” chứ không phải là ăn cướp thật. Vì vậy, việc nhận biết tính từ loại này sẽ giúp ta hiểu đúng ý nghĩa của từ được sử dụng. Trong tiếng Việt có các loại tính từ không tự thân sau đây:
* Tính từ do danh từ chuyển loại. Ví dụ: công nhân (trong: vải xanh công nhân); nhà quê (trong:cách sống nhà quê); cửa quyền (trong: thái độ cửa quyền); sắt đá (trong: trái tim sắt đá); côn đồ(trong: hành động côn đồ).
* Tính từ do động từ chuyển loại. Ví dụ: chạy làng (trong: thái độ chạy làng); đả kích (trong: tranh đả kích); phản đối (trong: thư phản đối); buông thả (trong: lối sống buông thả).

2. Cách tạo tính từ ghép trong tiếng Việt

Tính từ ghép trong tiếng Việt có thể được tạo ra bằng những cách sau đây:
– Ghép một tính từ với một tính từ, ví dụ: xinh đẹp, cao lớn, to béo, đắng cay, ngay thẳng, mau chóng, khôn ngoan, ngu đần.
– Ghép một tính từ với một danh từ, ví dụ: méo miệng, to gan, cứng đầu, cứng cổ, ngắn ngày, vàng chanh
– Ghép một tính từ với một động từ, ví dụ: khó hiểu, dễ chịu, chậm hiểu, dễ coi, khó nói.
– Láy tính từ gốc, nghĩa là lặp lại toàn bộ hoặc một bộ phận của tính từ gốc để tạo ra tính từ mới. Ví dụ: đen đen, trăng trắng, đo đỏ, vàng vàng, nâu nâu; sạch sẽ, may mắn, chậm chạp, nhanh nhẹn, đắt đỏ.

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
29 tháng 11 2017 lúc 13:55

1. Xác định tính từ trong tiếng Việt

Việc phân biệt tính từ trong tiếng Việt có phần hơi phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng như động từ hoặc danh từ. Chẳng hạn, khi nói “cuộc sống thành thị” thì thành thị vừa có thể coi là danh từ vừa có thể coi là tính từ, hoặc trong “hành động ăn cướp” thì ăn cướp vừa có thể coi là động từ vừa có thể coi là tính từ. Chính vì vậy, người ta thường phân biệt trong tiếng Việt hai loại tính từ:

1.1 Tính từ tự thân: Là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, kích thước, hình dáng, âm thanh, hương vị, mức độ, dung lượng… của sự vật hay hiện tượng, ví dụ:
– Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, sạch, bẩn, đúng, sai, hèn nhát.
– Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu.
– Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ, bé, khổng lồ, tí hon, mỏng, dầy.
– Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co.
– Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang.
– Tính từ chỉ hương vị: thơm, thối, hôi, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh.
– Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, đủ, nhanh, chậm, lề mề.
– Tính từ chỉ lượng/dung lượng: nặng, nhẹ, đầy, vơi, nông, sâu, vắng, đông.

Việc phân loại tính từ như trên chỉ mang tính tương đối vì trong tiếng Việt tính từ có thể được sử dụng trong chức năng của trạng từ và khi ấy ý nghĩa của tính từ có thể thay đổi. Ví dụ, so sánh:
Anh ấy cao 1m75/ Tôi đánh giá cao khả năng của anh ấy.
Cái vali này rất nhẹ/ Chiếc thuyền lướt nhẹ trên sông.

1.2 Tính từ không tự thân: Là những từ vốn không phải là tính từ mà là những từ thuộc các nhóm từ loại khác (ví dụ: danh từ, động từ) nhưng được sử dụng như là tính từ. Tính từ loại này chỉ có thể xác định được trên cơ sở quan hệ của chúng với các từ khác trong cụm từ hay câu. Bình thường, nếu không có quan hệ với các từ khác, chúng không được coi là tính từ. Như vậy, đây là loại tính từ lâm thời. Tuy nhiên, khi được sử dụng làm tính từ, các danh từ hoặc động từ sẽ có ý nghĩa hơi khác với ý nghĩa vốn có của chúng, thường thì đó là ý nghĩa khái quát hơn. Chẳng hạn, khi nói “hành động ăn cướp” thì ăn cướp thường có ý nghĩa “giống như ăn cướp” hay “có tính chất giống như ăn cướp” chứ không phải là ăn cướp thật. Vì vậy, việc nhận biết tính từ loại này sẽ giúp ta hiểu đúng ý nghĩa của từ được sử dụng. Trong tiếng Việt có các loại tính từ không tự thân sau đây:
* Tính từ do danh từ chuyển loại. Ví dụ: công nhân (trong: vải xanh công nhân); nhà quê (trong: cách sống nhà quê); cửa quyền (trong: thái độ cửa quyền); sắt đá (trong: trái tim sắt đá); côn đồ (trong: hành động côn đồ).
* Tính từ do động từ chuyển loại. Ví dụ: chạy làng (trong: thái độ chạy làng); đả kích (trong: tranh đả kích); phản đối (trong: thư phản đối); buông thả (trong: lối sống buông thả).

2. Cách tạo tính từ ghép trong tiếng Việt

Tính từ ghép trong tiếng Việt có thể được tạo ra bằng những cách sau đây:
– Ghép một tính từ với một tính từ, ví dụ: xinh đẹp, cao lớn, to béo, đắng cay, ngay thẳng, mau chóng, khôn ngoan, ngu đần.
– Ghép một tính từ với một danh từ, ví dụ: méo miệng, to gan, cứng đầu, cứng cổ, ngắn ngày, vàng chanh
– Ghép một tính từ với một động từ, ví dụ: khó hiểu, dễ chịu, chậm hiểu, dễ coi, khó nói.
– Láy tính từ gốc, nghĩa là lặp lại toàn bộ hoặc một bộ phận của tính từ gốc để tạo ra tính từ mới. Ví dụ: đen đen, trăng trắng, đo đỏ, vàng vàng, nâu nâu; sạch sẽ, may mắn, chậm chạp, nhanh nhẹn, đắt đỏ.

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
29 tháng 11 2017 lúc 13:55

Nhìn chung tùy vào cách sử dụng phổ biến có thể chia tính từ thành bốn loại sau:

Tính từ thuộc tính là một phần của danh ngữ có danh từ mà nó xác định; ví dụ, happy là một tính từ thuộc tính trong "happy people". Trong một số ngôn ngữ, tính từ thuộc tính đứng trước danh từ của nó; trong ngôn ngữ khác, nó theo sau danh từ của nó; trong những ngôn ngữ khác nữa nó phụ thuộc vào tính từ hay mối quan hệ nghiêm ngặt của tính từ đối với danh từ. Trong tiếng Anh, tính từ thuộc tính thường đứng trước danh từ của nó trong các ngữ đơn giản, nhưng nhiều khi nó theo sau danh từ của nó nếu như tính từ bị biến đổi/biến chất bởi một ngữ có vai trò như là một trạng từ. Ví dụ: "I saw three happy kids", và "I saw three kids happy enough to jump up and down with glee." Xem thêm Tính từ post-positive. Tính từ vị ngữ được liên kết với danh từ/đại từ mà nó xác định thông qua một copula hay các cơ chế liên kết khác; ví dụ, happy là một tính từ vị ngữ trong "they are happy" và trong "that made me happy." (Xem thêm: Vị ngữ (tính từ hoặc danh từ), Bổ ngữ chủ từ.) Tính từ độc lập không thuộc một cấu trúc lớn hơn nào (tách biệt với tính ngữ lớn hơn), và một cách điển hình xác định vừa chủ ngữ của câu vừa bất cứ danh từ/đại từ nào sát nó; ví dụ, happy là một tính từ độc lập trong "The boy, happy with his lollipop, did not look where he was going." Danh tính từ đóng vai trò gần như danh từ. Một trường hợp mà điều này có thể xảy ra đó là khi một danh từ bị lược bỏ và một tính từ thuộc tính còn lại đằng sau. Trong câu, "I read two books to them; he preferred the sad book, but she preferred the happy", happy là một danh tính từ, dạng rút ngắn cho "happy one" hay "happy book". Trường hợp khác mà điều này có thể xảy ra đó là trong các ngữ như "out with the old, in with the new", trong đó "the old" nghĩa là, "that which is old" hay "all that is old", và tương tự với "the new". Trong các trường hợp như vậy, các chức năng tính từ vừa như là một danh từ không đếm được (như ở ví dụ trước) hay một danh từ đếm được số nhiều, như trong "The meek shall inherit the Earth", trong đó "the meek" có nghĩa là "those who are meek" hay "all who are meek".

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Sơn
Xem chi tiết
thượng nguyễn minh thư
Xem chi tiết
thượng nguyễn minh thư
Xem chi tiết
 nguyen huy tuan
Xem chi tiết
Xin chờ thông tin từ bạn
Xem chi tiết
Nguyễn Vĩnh Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Ánh Hoàng
Xem chi tiết
Trần Khởi My
Xem chi tiết