Bài viết số 6 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
than thi phuong thao

​một trong 5 lời Bác Hồ đã dạy là ''khiêm tốn ,thật thà, dũng cảm'' em hiểu thế nào về lời khuyên đó?

​Giúp mk nhayeu

Thảo Phương
27 tháng 3 2017 lúc 19:53

Hằng tuần, vào thứ hai, trong tiết chào cờ đầu tuần, chúng ta đều nghe đọc “5 điều Bác Hồ dạy” và những lời tuyên hứa rất hùng hồn. Không chỉ có ngày thứ hai mà ngày nào cũng vậy, chúng ta đều tâm niệm cố gắng thực hiện tốt những lời Bác dạy. Trong năm điều thì điều năm là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Muốn thực hiện tốt lời Bác dạy thì trước hết phải hiểu được ý nghĩa của lời dạy. Vậy chúng ta hiểu gì về “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”?

Một điều dạy của Bác nhắc ta bài học quý. Trước hết là khiêm tốn. Người dạy ta khiêm tốn nghĩa là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy được những mặt non yếu của mình để rèn luyện đồng thời luôn ý thức học hỏi bạn bè và những người xung quanh. Còn thật thà là không gian dối trong những việc mình làm đối với người xung quanh. Thật thà còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng trong giao tiếp với mọi người. Còn bài học thứ 3 “dũng cảm” có nghĩa là gan dạ không sợ sệt khi làm những điều tốt đẹp. Dũng cảm còn có nghĩa là dám làm dám chịu, không ươn hèn, không khuất phục trước quyền uy và bạo lực. Như vậy khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính tốt đẹp của con người.

Tại sao mỗi chúng ta cần phải rèn luyện những đức tính ấy? Trước tiên vì đó là những đức tính rất cần thiết đối với thiếu niên, học sinh chúng ta. Có khiêm tốn, thật thà chúng ta mới được mọi người quý mến, tin yêu – Dẫu ta có tài giỏi hơn người mà không kiều ngạo, lúc nào cũng tỏ vẻ nhún nhường, ham học hỏi ở mọi người thì ai cũng quí mến ta. Trong giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bè bạn cũng như mọi người xung quanh ta không gian dối, không lọc lừa, lúc nào cũng trung thực, thành thật thì ta sẽ tạo được lòng tin ở mọi người. Trong việc học tập, công tác và rèn luyện, chúng ta gặp biết bao khó khăn, không có tinh thần dũng cam làm sao ta có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Không những thế, các đức tính trên còn là cơ sở để khi lớn lên chúng ta sẽ rèn luyện những phẩm chất đạo đức cao hơn như lòng trung thành, tinh thần tận tụy, hi sinh vì đất nước và nhân dân, tác phong gần gũi và học hỏi quần chúng. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, trang sử vàng của đất nước ta không thiếu những tấm gương thiếu niên Việt Nam “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Anh Kim Đồng, anh Vừ A Dính, Nguyễn Bá Ngọc… đã nếu cao tấm gương dũng cảm. Trong học tập, những học sinh giỏi toàn quốc đã từng đạt nhiều giải thưởng, song vẫn khiêm tốn học hỏi. Chính vì vậy mà các bạn luôn được mọi người quý mến.

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính đòi hỏi phải biết rèn luyện trong quá trình lâu dài mới có được. Là một học sinh, một đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, ta phải luôn ghi nhớ những lời Bác dạy và có ý thức rèn luyện những đức tính đó ngay cả trong những công việc nhỏ hàng ngày. Ngay trong cuộc sống với bạn bè xung quanh, có biết bao tấm gương để mình có thể học hỏi: những bạn học sinh giỏi, học sinh nghèo hiếu học, những học sinh tiêu biểu lúc nào cũng trung thực và nghiêm túc khi làm bài, sẵn sàng nhận lỗi khi làm diều sai với thầy cô, cha mẹ, thẳng thắn trung thực trong mối quan hệ với bạn bè… Những việc làm này tuy bình thường nhưng đó chính là những việc mà mỗi chúng ta cần học hỏi và phấn đấu thực hiện trong cuộc sống.

Bằng tình yêu thương thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ đã để lại cho ta bao lời giáo huấn quí báu. Phấn đấu thực hiện cho được những điều Bác dạy, ta sẽ trở thành cháu ngoan của Bác. Năm điều Bác dạy luôn được nhắc nhở hàng ngày giúp ta soi rọi lại mình. Không chỉ “khiêm, tốn, thật thà, dũng cảm” mà ngay cả từ điều một đến điều năm – điều nào ta cũng phải nhớ và cố làm theo. Nếu ai cũng có ý thức như vậy, chúng ta sẽ sớm trở thành con ngoan, trò giỏi và là người hữu dụng cho mai sau.

VÌ BIẾT BÀI RẤT LÀ DÀI NÊN MÌNH CHO BẠN BÀI NÀY THAM KHẢO NHÉ.CHÚC BẠN HỌC TỐThihibucminh

Thu Thủy
27 tháng 3 2017 lúc 20:02

than thi phuong thao

Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác.

Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.

Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”(lê nin)

Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….

Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.

bucminh
Linh Phương
27 tháng 3 2017 lúc 20:12

Gợi ý:

+) Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" là một trong 5 điều dạy của Bác Hồ kính yêu đối với thiếu niên, nhi đồng, đối với thế hệ trẻ chúng ta.

+) Bắt đầu giải thích từng ý:

- Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Khiêm tốn được biểu hiện cụ thể như thái độ khiêm tốn, lời lẽ khiêm tốn, hành động khiêm tốn.

-Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên, không giả dối, không giả tạo, không tham lam của người khác, không tắt mắt của ai bao giờ. Gần nghĩa với thật thà là trung thực (ngay thẳng, thật thà).

-Dũng cảm nghĩa là có dũng khí, gan dạ dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm nên những việc nên làm.

- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính tốt, phẩm chất cao quý mà tuổi trẻ cần học tập, tu dưỡng và rèn luyện

==> Có khiêm tốn mới tự "khám phá" bản thân mình, biết được sở đoạn, sở trường của mình, biết được ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt đẹp, mặt hạn chế của mình, để không ngừng tu dưỡng, rèn luyện học hỏi, nâng cao kiến thức, hoàn thiện nhân cách. Kẻ tự phụ, tự kiêu, tự mãn chẳng khác nào "tự đóng cửa mà chê trăng mờ, bầu trời hẹp", chỉ biết nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt, tự đắc cho mình là "nhất thế giới". Kiêu ngạo là tự sát, kiêu ngạo sẽ bị đồng loại xa lánh...........

+) Khiêm tốn thôi chưa đủ mà còn phải thật thà. Có thật thà mới được mọi người quý trọng, tin yêu. Người thật thà là người có cái tâm trong sáng. Hay gì tráo trở, lật lọng, tham lam? Ăn trộm, ăn cướp, ăn cắp... vì tham lam, siêng ăn, vì "Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê!". Có thật thà, chất phác mới tạo nên chữ "tín" trong mọi quan hệ xã hội. Kẻ tham lam sẽ bị đồng loại né tránh, cảnh giác.........

+) Sống khiêm tốn, thật thà chưa đủ mà còn phải dũng cảm. Là kẻ hậu sinh nên không dám lạm bàn về tinh thần quả cảm, dũng cảm của người lính thời chiến tranh mà chỉ nêu lên một vài ý kiến nhỏ trong đời thường về dũng cảm. Tự phê phán khuyết điểm của mình, tự nhận ra và nghiêm khắc với sai lầm của mình... là dũng cảm. Nói không với mọi tiêu trong xã hội..........

===> người có đạo đức tốt mới khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Đó là những đức quý báu mà ai cũng phải rèn luyện để hoàn thiện nhân cách mình. Có khiêm tốn, thật thà, dũng cảm mới sống đẹp, mới có thế làm chủ bạn thân mình và vươn tới tương lai.

Hà Dương
27 tháng 3 2017 lúc 21:03

Tóm tắt thui nhé!!!!!!!!!!!!!!

Điều 5 : Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm - Khiêm tốn:Là không tự kiêu tự đại, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ. Biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi … - Thật thà: Là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập. Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặc biệt là với ông bà, cha mẹ. - Dũng cảm:Là một đức tính cao quý của con người, người dũng cảm là người biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến. Các em ạ! Bác Hồ là người luôn kỳ vọng nhất vào lớp thiếu nhi của đất nước. Mọi tình yêu thương, sự chăm sóc Bác đều dành cho thiếu nhi Việt Nam. Bởi như Bác đã từng nói: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Nhiều năm trôi qua, trên đất nước Việt Nam chúng ta đã có bao đổi thay lớn lao, bao biến cố lịch sử trọng đại, nhưng lời dạy của Bác vẫn mãi trường tồn và luôn khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền Tổ quốc học tập và rèn luyện để dựng xây đất nước. Thầy cô hi vọng rằng qua việc hiểu ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy, các em sẽ ra sức thi đua học tập, rèn luyện tốt 5 điều Bác dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Và để thực sự các em thấy: Tới lớp tới trường, nơi ấy có tình thương Bạn bè, thầy cô, nơi ấy vui sao mà vui thế! Và mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Các câu hỏi tương tự
Rosenaly
Xem chi tiết
Dũng Lê
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Thảo Nhi
Xem chi tiết
Võ Khánh Lợi
Xem chi tiết
Khanh Linh Nguyen Tran
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Sâm
Xem chi tiết
Bùi Thị Xuân Thủy
Xem chi tiết
Bùi Thị Xuân Thủy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết