Bài viết số 6 - Văn lớp 7

Khanh Linh Nguyen Tran

1, Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bác Hồ muồn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này? Ví sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lai có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

2, Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?

3, Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công

4, Dân gian có câu : Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

5, Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin : Học, học nữa, học mãi.

Azuzawa Misaki
12 tháng 3 2017 lúc 8:32

1, Bác Hồ muốn khuyên bảo chúng ta nên trồng nhiều cây vào mùa xuân,làm cho muôn hoa đua nhau khoe nở,tỏa những sắc hương ngọt ngào đến mê say.Trồng thật nhiều cây để chim chóc có thể hót,những con sóc có thể chạy nhảy,con người cũng có thể ngồi hóng mát dưới gốc cây.Những tán lá xòe ra như những cánh tay khổng lồ che chở cho con người và động vật.Tất cả những thứ đó tạo nên một khung cảnh mùa xuân sống động.

Vì trong mùa xuân,nếu như thiếu thiếu hương thơm tuyệt vời của hoa,sự xanh tươi của những tán lá xanh mát thì mùa xuân sẽ chỉ có những con vật,con người hay những cơn mưa xuân lạnh lẽo không nơi nương tựa và sẽ chỉ để lại một mùa xuân nhàm chán.

Bình luận (0)
Azuzawa Misaki
12 tháng 3 2017 lúc 8:39

2,Người xưa muốn nhắc nhở chúng ta phải yêu thương,quý trọng nhau không làm hại những người xung quanh mình,giống như giá gương thì phải cần nhiễu điều mới được sạch sẽ,sáng bóng và nhiễu điều cũng cần phải có giá gương mới phát huy được tác dụng của mình khi phủ lên giá gương.Vì vậy người xưa đã muốn chúng ta phải luôn đoàn kết,yêu thương nhau không ngại khó khăn mà vứt bỏ,đánh đập nhau.

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 3 2017 lúc 9:57

1)MB: Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
TB : Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .
KB: Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.

2)

I- MỞ BÀI:

– Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

– Dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều… nhau cùng”.

– Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.

II- THÂN BÀI:

a) Giải thích:

– Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không cổ gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.

– Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.

b) Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?

– Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng

– Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.

– Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.

– Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.

– Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.

III- KẾT BÀI:

– Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

3)

1. Mở bài

- Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại, Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công.

- Giới thiệu và nêu ý nghĩa câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thanh công”-, câu tục ngữ là lời đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tếcuộc sống, đồng thời là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: câu tục ngữ khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

- Khẳng định tính chất đúng đắn và giải thích tại sao đúng?

+ Vì mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường rất khó khăn.

+ Vì trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, êm xuôi.

+ Vì sau một lần vấp ngã hay thất bại, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân (nguyên nhân thất bại, làm thế nào để tránh thất bại. ).

- Chứng minh (bằng dẫn chứng trong thực tế hoặc sách báo): đứa trẻ tập đi dễ bị vấp ngã; lần đầu tiên tập bơi hoặc chơi một môn thể thao dễ lúng túng, không thành công; những nhà khoa học, nhà kinh tế lớn trên thế giới cũng đã that bại nhiều lần mới có thể thành công và nổi tiếng.

- Bàn luận, mở rộng:

+ Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống.

+ Yếu tố quan trọng để thành công sau thất bại: sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến tháng nỗi sợ hãi của chính mình.

3. Kết bài

- Tóm lại về ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Bài học kinh nghiệm cho bản thân.


Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 3 2017 lúc 9:59

4)Tục ngữ Việt Nam có khá nhiều câu nêu kinh nghiệm về giá trị của lời nói và cách nói năng trong cuộc sống. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến hai câu sau đây: “Lời nói, gói vàng” và “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Mới nghe ngỡ như hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa trái ngược nhau bởi một câu để cao giá trị của lời nói qua phép so sánh kết hợp với phóng đại: lời nói như cả gói vàng, một câu lại khắng định lời nói chẳng mất tiền mua, đó là phương tiện giao tiếp người ta sẵn có, tuỳ ý mình sử dụng. Nhưng thực ra hai câu này, tuy dài ngắn khác nhau, một câu ví von bóng bẩy, mang hàm ý, một câu giản dị trực tiếp nêu lời khuyên nhủ, song chúng đều có chung ý nghĩa sâu sắc là đề cao giá trị của lời nói và nêu kinh nghiệm khi giao tiếp bằng lời: phải lựa chọn từ ngữ sao cho chính xác, phù hợp, chọn cách nói sao cho tế nhị, dễ nghe. Vì sao lời nói tuy “chẳng mất tiền mua” nhưng lại được so sánh với vàng - một thứ kim loại quý hiếm, có giá trị rất cao? Vì sao khi giao tiếp lại phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”? Ai cùng biết: người bình thường khi sinh ra sau “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, sẽ dần biết nói. Vốn từ ngữ tiếng mẹ đẻ của mỗi người sẽ ngày càng phong phú hơn theo thời gian, cùng với sự trưởng thành và quá trình học tập (nếu có) của từng người. Hằng ngày, con người chủ yếu dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Bởi vậy, thật thiệt thòi cho những người mắc khuyết tặt khiến không nghe được không nói được. Lời nói là cây cầu âm thanh rất quý giá nhưng loại công cụ này không chỉ có lợi mà còn có hại nếu như ta “ăn không nên đọi, nói không nên lời” hoặc nói ra nhừng lời vô duyên, bậy bạ, không đúng sự thật hay “nói lời mà chẳng giừ lời...”. Thông thường, bằng thính giác, ta nhận ra sự có mặt của ai đó qua giọng nói của người ấy nhưng để đánh giá tính cách, trình độ, thái độ của người ấy thì phải dựa vào lời nói và việc làm của họ. Lời nói gồm nội dung, ý nghĩa câu chữ và giọng điệu của người nói. Nếu biết “lựa lời”, tức là biết chọn lọc từ ngữ, giọng điệu và thời điểm nói, thì lời nói ấy sẽ làm “vừa lòng” người nghe, cuộc đối thoại sẽ đi đến kết quả tốt đẹp. Ngay cả khi ai đó có sự khúc mắc, mâu thuẫn với người khác, nếu có được người biết khéo léo, hoà giải đôi bên băng những lời lẽ thấu tình, đạt lí, sắc sảo, thấm thìa mà vẫn nhẹ nhàng; dễ tiếp thu thì hẳn là mâu thuẫn sẽ được giải quyết êm đẹp bởi “nói phải củ cải cũng nghe”. Ngược lại, nếu phát ngôn tuỳ tiện, tục tĩu, ba hoa khoác lác, hoặc vu khống, xuyên tạc... thì người nói sẽ bị chê cười, khinh ghét, còn có thể gây nên những hiểu lầm ngoài ý muốn, thậm chí gây những xích mích, xô xát dẫn đến những hậu quả nặng nề. Báo chí đâ từng đăng không ít thông tin về những vụ việc đánh, giết nhau chỉ vì một lời đùa cợt, một câu chửi thề vu vơ hoặc những lời đàm tiếu vô tâm hay ác ý... Lời nói chỉ thực sự là “gói vàng” khi đó là những lời hay, ý đẹp được nói dúng lúc, đúng chỗ, là những lời chân thực, có trọng lượng, giàu sức thuyết phục, là lời nói đi đôi với việc làm. Lời nói đẹp không chi là những câu thơ, câu văn trau chuốt, bóng bảy của các nghệ sĩ ngôn từ hay những bài diễn thuyết hùng hồn của các nhà hùng biện. Đó có thể chỉ là những lời lẽ tự nhiên, giản dị mà vẫn đi vào lòng người. Câu hỏi rất đỗi ân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi lề đọc Tuyên ngôn Dộc lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” đã làm xúc động hàng triệu trái tim người dân Việt Nam. Ngay cả những tiếng chào hỏi, lời xin lỗi, câu cảm ơn hằng ngày chúng ta nói với người xung quanh cũng có thế khiến người khác thấy ấm lòng, vơi bớt sự nhọc nhằn, bực bội. Quá là: Chẳng dược phẩm oản mâm xôi Cùng được lời nói cho vui tấm lòng. Mỗi người đều có thể tạo ra những câu nói đẹp, có văn hoá nếu có ý thức “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “nghĩ rồi hăng nói” và “Lời nói đi đôi với việc làm”. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe. Người khôn biết ăn nói dễ nghe, biết “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhưng cần phân biệt lời nói “dịu dàng”, thanh lịch với những lời đường mật, giả dối; phán biệt việc biết nói gì, nói vào lúc nào đế đạt được mục đích giao tiếp với kiểu nói năng “ậm ừ cho qua”, “dĩ hoà vi quý”, né tránh tranh luận khi cần đấu tranh bảo vệ lẽ phải. Nói sao cho vừa lòng nhau cùng không phải là sự tỉ tê, nịnh nọt, tâng bốc người khác để chuộc lợi cho bản thân. Chúng ta cần học cách nói năng, ứng xử của những “người khôn”, “người thanh” theo quan niệm dân gian về lời ăn tiếng nói. Đồng thời cùng không nên ngại nói thẳng, nói thật vì sợ mất lòng; cần nhác nhở, phê phán những người ăn nói vô văn hoá, không hiểu biết mà cứ nói bừa; nhất là phải lên án thói xu nịnh, xuyên tạc, đặt điều... Có như vậy những lời nói “chẳng mất tiền mua” mới có thế taTỊỞ thành phựơpsntiện giao tiếp hịĩu hiệu, thành những âm thanh đẹp của cuộc đời. Ngôn ngừ là tài sản chung của toàn xà hội, nhưng lời nói là tài sản riêng của mỗi cá nhân. Nhớ ghi những lời khuyên dạy của người xưa, mỗi chúng ta hãy luôn có ý thức làm giàu có thêm cho kho tài sản vô hình ấy. Đó chính "là một biếu hiện cụ thế của sự, tiếp thu kinh nghiệm và tri ân người đi trước, phấn đấu tự hoàn thiện mình.
5)I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “ Học, học nữa, học mãi”
Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học. nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là “ Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”

II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”

- Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.
- Học nữa: “ học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “ học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

2. Ý nghĩa của việc “ Học, học nữa, học mãi”
- Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội
- Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
- Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học
- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….
- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

4. Nêu những lối học sai lầm
- Học tủ, học vẹt,….
- Học vì lợi ích
- Học vì ép buột

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về “ Học, học nữa, học mãi”
Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy “ Học, học nữa, học mãi” .

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Chí Trung
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Sâm
Xem chi tiết
Vũ Nhungg
Xem chi tiết
rtte
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Ngân
Xem chi tiết
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết