Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Hoài thương

mk đang cần gấp nhé

viết bài văn :tôi là nhà văn

mong mn giúp đỡ

Cao Thị Ngọc Anh
11 tháng 2 2019 lúc 15:03

Chủ đề là gì bạn, phải có chủ đề chứ

Ngô Bả Khá
15 tháng 2 2019 lúc 19:57

Văn học phản ánh cuộc sống, do đó phải từ những vật liệu từ chính cuộc sống. Nhà văn chính là mọi người, chứ không phải dành riêng cho những người có năng khiếu. Từ những “nhà văn đại chúng” này, biết đâu trong quá trình được viết, họ sẽ phát triển tài năng của mình thì sao? Do đó, việc quan trọng cần phải làm là tạo ra được môi trường để mọi người có cơ hội được viết, được thể hiện chính mình, cũng như là được công nhận. Cũng có thể từ đây các nhà xuất bản có thể tìm được những “viên ngọc thô” để mài giũa về sau. Tôi tin rằng nếu có thể làm được như vậy thì chất lượng, cũng như số lượng các sản phẩm văn học (đặc biệt là sản phẩm trong nước) sẽ không ngừng được cải thiện.

Từ những lý do trên mà tôi đề xuất xây dựng một ứng dụng dựa trên nền web. Có thể xem như một mạng xã hội dành cho các “nhà văn nghiệp dư”. Mà ở đây mọi người đều có thể đăng lên các bài viết của chính mình. Chủ đề có thể rất đa dạng tùy vào mong muốn được viết về điều gì của mọi người. Hiển nhiên thì nội dung dù đa dạng và tùy chọn nhưng phải theo một ràng buộc được định sẵn. Những bài viết được đăng lên, người đọc có thể “thích”, “bình luận”, “chia sẻ”, “theo dõi” nhà văn hoặc là “ủng hộ” nhà văn. Cụ thể ứng dụng sẽ gồm 2 đối tượng sử dụng chính:

Người dùng bình thường. Những người dùng này có thể dễ dàng tạo một tài khoản. Nhưng nếu muốn xác thực thì cần các thông tin cụ thể hơn ví dụ như xác thực số điện thoại, email, CMND . . . Những người dùng này có thể tạo ra những chủ đề, tác phẩm và viết bài của mình để đăng lên cho mọi người cùng đọc. Những người đọc cũng chính là những tài khoản đã được đăng kí này. Nếu ngươi đọc thấy bài viết đó hay với họ thì họ có thể thực hiện các thao tác như “thích”, “bình luận”, “theo dõi” hay là ủng hộ nhà văn bằng tiền chẳng hạn. Thậm chí là cả chia sẻ trên các trang mạng xã hội khác nữa. Điểm đặc biệt không phải là nhà văn đăng bài viết lên mà ở đây họ có thể được “ủng hộ” để có điều kiện tiếp tục nghiệp viết của mình để cho ra những tác phẩm hay hơn. Đây cũng sẽ là yếu tố khuyến khích mọi người cùng viết. Người dùng có thể đăng kí hiển thị các bài viết dựa trên chủ đề mong muốn (nhưng tương lai tôi muốn điều này được thực hiện tự động bằng cách ứng dụng trí thông minh nhân tạo để phân tích xu hướng người dùng).

Đối tượng thứ 2 là những cá nhân hoặc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm duyệt các bài viết. Để xử lý các bài viết vi phạm, có tinh thần phản động, phân biệt chủng tộc, giới tính . . . Để đảm bảo những bài viết đến cộng đồng có tính khách quan. Nhưng tôi không muốn những bài viết nêu lên sự thật lại bị “lọc” đi. Trong tương lai tối muốn sử dụng trí thông minh nhân tạo cho việc này để đảm bảo tính khách quan.

Đây không phải là mô hình mới và có khả năng nâng cao chấp lượng của sách. Nhưng đây sẽ là một môi trường để các nhà văn có thể rèn giũa khả năng của mình, đưa đứa con tinh thần của mình đến gần hơn với công chúng. “Nền móng tốt sẽ giúp ngôi nhà dù lên cao vẫn đứng vững”. Điều này có thể được minh chứng rõ ràng trong thành tích của U23 Việt Nam. Những cầu thủ nòng cốt được đào tạo bài bản khi còn rất trẻ. Nhờ nền tảng kĩ thuật tốt mà khi thi triển “những chiêu thức” sẽ đạt được kết quả tốt, thậm chí vượt ngoài mong đợi.


Các câu hỏi tương tự
Lê Khánh Linh
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Thúy Trần
Xem chi tiết
Tạ Thị Ánh Dương
Xem chi tiết
Trần Lê Quỳnh Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Thơ Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Phong
Xem chi tiết