Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
duy Chu

kể tên các BPTT đã học?nêu khái niệm, phân loại(néu có)lấy vd cụ thể

(cái này là BPTT lớp 6 nha mong các anh chị làm theo kiểu lớp 6 ạ cảm ơn)

Nguyễn Ngọc Linh
24 tháng 6 2022 lúc 17:05

Tham khảo:

- Biện pháp tu từ: Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ ( về từ, câu, văn bản ) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm. 

a. So sánh:
- Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh ).
Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:
Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
- Các kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng:
Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
+ So sánh không ngang bằng:
Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
- Vai trò: Tăng sức gợi hình, gợi cảm trong ca dao, trong thơ, trong miêu tả, trong nghị luận.
b. Nhân hóa:
- Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Các kiểu nhân hóa:
+Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
+Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Cách sử dụng: Dùng nhiều trong thơ ca, văn miêu tả, thuyết minh.
c. Ẩn dụ:
- Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
+ Ẩn dụ hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
- Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…
d. Hoán dụ:
- Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.
- So sánh ẩn dụ và hoán dụ:
+ Giống nhau: Đều dùng cái này để nói cái khác làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Khác nhau: Ẩn dụ : quan hệ tương đồng (nét giống nhau)

Huỳnh Kim Ngân
24 tháng 6 2022 lúc 17:19
๖ۣۜHả๖ۣۜI
24 tháng 6 2022 lúc 17:20

Tham khảo :

a) 

So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có 2 kiểu so sánh :

- So sánh ngang bằng . VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta. 

- So sánh ko ngang bằng. VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.

b)Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.

Ví dụ:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

Bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy

=> nhân hóa hình ảnh ánh trăng “im phăng phắc” như con người. Giúp biểu thị tình cảm của con người.

c) Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A với sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B tương đồng với nhau.

 Ẩn dụ hình thức: Với phép ẩn dụ này hai sự vật, sự việc, hiện tượng trong phép ẩn dụ có nét tương đồng về hình thức.

Ví dụ minh họa:

 “Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

“Khuôn trăng” là chỉ mặt trăng, mặt trăng tròn trịa đầy đặn, ở đây tác giả lấy đặc điểm đó của mặt trăng để ẩn dụ cho khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn của Thúy Vân

- Ẩn dụ cách thức: là phép ẩn dụ các sự vật, hiện tượng có tương đồng về cách thức.

Ví dụ minh họa:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Quả, cây, khoai là thành quả của lao động, còn hành động trồng cây là hành động lao động, các sự vật hiện tượng này có tương đồng về cách thức đều thuộc  về hành động lao động.

- Ẩn dụ phẩm chất: Các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng về phẩm chất

Ví dụ minh hoạ:

“Người cha mái tóc bạc,

Đốt lửa cho anh nằm.”

Hình ảnh ẩn dụ “Người cha” trong câu thơ chính là chỉ Bác Hồ, ý nói Bác Hồ chăm sóc cho các chiến sĩ tận tình, chu đáo như đang chăm lo cho chính con cái của mình.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Hình thức ẩn dụ này là việc cảm nhận bằng một giác quan khác, chuyển đổi từ cảm giác này sang cảm giác khác.

Ví dụ minh họa:

 “Tiếng hát của cô ấy thật ngọt ngào”

Từ việc nghe bằng tai nhưng lại thể hiện cảm giác bằng miệng “ngọt ngào”, chuyển từ thính giác sang vị giác

d) Hoán dụ thực chất là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có mối quan hệ gắn bó, gần gũi để tăng sức gợi tả, gợi hình, trong diễn đạt.

 Phép hoán dụ: “Lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể”

Ví dụ minh họa:

“Áo nâu cùng với áo xanh,

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”

Hình ảnh “áo nâu, áo xanh” chỉ người nông dân và người công nhân, đây là bộ phận nhỏ của nông thôn và thành thị.

- Phép hoán dụ: “Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng”:

Ví dụ minh hoạ:

“Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai”

Bóng hồng là chỉ về vẻ đẹp của mỗi người con gái, đây được coi là vật chứa đựng. Xuân lan, thu cúc là chỉ về vẻ đẹp riêng của từng người con gái, đây là cái bị chứa đựng

- Phép hoán dụ: “Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật”

Ví dụ minh họa:

“Áo chàm đưa buổi phân li,

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

“Áo chàm” là hình ảnh những đồng bào miền Bắc, ở đây chính là dấu hiệu ám chỉ những cuộc chia li trong chiến tranh, sự chia cắt Bắc – Nam.

- Phép tu từ: “Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng”

Ví dụ minh họa:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người.”

Cái cụ thể là 10 năm, trồng cây hoán dụ cho cái trừu tượng đó là trăm năm trồng người

 


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Phương thảo
Xem chi tiết
Lê Anh Đức
Xem chi tiết
Đào Mạc Nghi
Xem chi tiết
Lâm Tùng
Xem chi tiết
Dương Vũ Nam Khánh
Xem chi tiết
Phongg
Xem chi tiết
Trần Võ Thiên Hưng
Xem chi tiết
Thu Nguyễn Thị
Xem chi tiết
snow 2k8
Xem chi tiết
nguyen huynh uyen nhi
Xem chi tiết