Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.
Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.
Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.
Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.
Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.
Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.
Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
Đề: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
Bài làm:
Học tập là công việc vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Nếu không học tập chúng ta sẽ chỉ là người vô dụng. Học là quá trình tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức, cần phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài. Bởi thế, Lê – nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”.
Câu nói của Lê nin có nghĩa như thế nào? Câu nói có tới ba ý được tách riêng bởi ba dấu phẩy, ngắn gọn như một khẩu hiệu hành động. Học là quá trình lĩnh hội và tiếp thu kiến thức ở trường lớp, sách vở và trong cuộc sống. “Học” là lời thúc giục con người học tập, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Học nữa là học hết trình độ này đến trình độ khác, là tiếp tục học, học thêm nữa. Học mãi là học liên tục, không ngừng nghỉ. Và “học mãi” đã nâng cao hơn, tiếp tục phát triển ý đã nói trước đó: mãi học tập, học tập suốt đời. Ba ý trong một câu nói màn tính chất tăng tiến chẳng những thúc giục chúng ta học tập mà còn khẳng định tính chất của công việc này: học tập là công việc lâu dài, chúng ta cần học tập mãi mãi.
Tại sao chúng ta phải học tập? Tại sao phải “học nữa, học mãi”? Bởi chỉ có con đường học tập mới giúp chúng ta có được tri thức về tự nhiên, xã hội, giúp chúng ta tồn tại được trong thế giới nói chung và xã hội loài người nói riêng. Có tri thức chúng ta sẽ nhận thức đúng đắn về những hiện tượng và quy luật của tự nhiên và xã hội. Chẳng hạn, thấy nắng thì biết đem những vật ướt ra phơi. Thấy người khác tức giận thì biết bình tĩnh, kiềm chế cơn nóng vội. Có tri thức, chúng ta khẳng định được bản thân mình, đậu vào trường đại học như mong muốn, ra trường có việc làm ổn định. Từ đó, có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, gia đình và xã hội. Mặt khác chúng ta cần “học nữa” để công việc học tập trở thành công việc suốt đời. Nhất là khi kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, núi này cao đã có núi khác cao hơn, nếu ta bằng lòng với chính mình, ta sẽ lạc hậu, mòn mỏi chạy theo những gì nhân loại đã băng qua. Cần học tập hơn nữa để chuyên sâu hơn lĩnh vực mình đang làm việc để nâng cao trình độ tay nghề, đạt năng suất cao hơn trong công việc. Người cống nhân học tập để nâng cao tay nghề. Giám đốc học tập để nâng cao tay nghề quản lý. Việc học tập không hạn chế tuổi tác, hoàn cảnh mà tùy theo ý thức của mỗi chúng ta. Học tập không ngừng ta sẽ được trưởng thành ở mọi lĩnh vực.
Vậy chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của Lê – nin? Trước hết phải xác định mục đích học tập, nội dung học tập và sau đó là phương pháp học tập hiệu quả và khoa học. Nắm vững, xác định mục đích đúng, ta sẽ học tập có hiệu quả. Công việc học tập không dừng lại trong phạm vi nhà trường. Khi còn là học sinh, chúng ta cần học tập, đó là điều đương nhiên. Đó là thời gian chúng ta dành công sức học tập nhiều nhất. Không chỉ học ở thầy mà còn học hỏi thêm ở bạn bè, không những học ở sách vở mà cần học thêm ở ngoài thực tế cuộc sống. Chúng ta cũng cần có thái độ học tập đúng đắn. Ở trên lớp cần chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, phát biểu xây dựng bài, bài nào chưa hiểu thì nhờ thầy cô giáo giảng giải thêm. Ở nhà, chúng ta cần học bài, làm bài tập đầy đủ, tìm hiểu bài mới, đọc thêm sách tham khảo. Cần chú ý tự học để tự trau dồi thêm kiến thức cho mình. Chúng ta cũng phải có phương pháp học tập khoa học: học băng sơ đồ tư duy, không nên học tủ, học vẹt. Không nên nhét vào đầu những kiến thức lý thuyết suông mà không biết vận dụng vào thực tế. “Học đi đôi với hành”, cần có sự kết hợp giữa học và hành, vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống… Có như vậy, chúng ta mới có đủ hành trang vững bước vào đời. Chẳng những vậy, ngay cả khi không còn đi học, chúng ta vẫn cần học tập. Học ở đồng nghiệp để tiếp thu kinh nghiệm, học trong sách vở chuyên ngành để nâng cao chuyên môn, học trong lúc nhàn rỗi để tranh thủ thời gian, học trong khi làm việc để có điều kiện thực hành tốt… Có thể thấy, để làm việc và sống tốt nhất con người phải không ngừng học hỏi, học ở mọi lúc mọi nơi.
Trong thực tế, chính bản thân Lê – nin và những con người vĩ đại kế tục sự nghiệp của Lê-nin trên thế giới và ở nước ta như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng… đều là những tấm gương sáng trong công việc học tập. Những con người ấy đã học tập suốt đời, học ngay cả trong chốn lao tù hay khi đang ở trên gường bệnh. Và sự nghiệp cách mạng cao cả mà họ đã gây dựng nên là một minh chứng to lớn cho những thành công họ đã đạt được.
“Học, học nữa, học mãi” thực sự là lời khuyên hữu ích cho tất cả mọi người. Đặc biệt, đối với học sinh chúng em, hành trang mang theo là lời khuyên đúng đắn chứa đựng tư tưởng tiến bộ của Lê – nin: phải học tập, học tập thêm nữa, học tập suốt đời.