Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đà Nẵng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 175
Số lượng câu trả lời 233
Điểm GP 11
Điểm SP 82

Người theo dõi (79)

Đang theo dõi (370)

Vũ Như Quỳnh
Chippy Linh
LOLOLOLOL
nguyen thi vang

Câu trả lời:

Đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xã hội ngày càng tốt đẹp cuộc sống của con người ngày càng phát triển, đầy đủ hơn. Bên cạnh đó vẫn còn các bất cập là tệ nạn xã hội như rượu chè, ma tuý, văn hoá phẩm đồi truỵ. Vì vậy, chúng ta cần thẳng tay nói với các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý.

Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao hàm những hành động sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm phẩm chất đạo đức và pháp luật, gây sa vào những hậu quả nghiêm trọng. Mỗi loại tệ nạn đều gây ra mối nguy hiểm cho cá nhân, gia đình, cộng đồng. Nó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, suy tàn đạo đức, đảo lộn trật tự xã hội, đáng sợ hơn cả là đang hoàng hành ghê tởm đục khoét bao gia đình, xã hội là ma tuý. Có thể nói ma tuý là hiểm hoạ, là con quỷ phá hoại xã hội ghê gớm nhất.

Vậy ma tuý là gì? Ma tuý là một loại hàng trắng có chất kích thích gây nghiện được làm từ cây thuốc viện, cần sa. Nó được sắp xếp vào loại độc dược ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Khi nó xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, làm con người có càm giác lân lân, bay bổng đến tột độ, do vậy người nào đã trót sử dụng thì khó mà bỏ được. Ma tuý được chia làm nhiều loại thuốc phiện, heroin, thuốc lắc,... Loại độc dược này được sử dụng nhiều ở Châu Âu và các nước khác trên thể giới. Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ loại độc dược này, nó được chuyển động vào nước ta bằng mọi cách và thu lợi bất chính cao. Có một điều đáng buồn là một bộ phận thanh thiếu niên đang sa vào con đường tiêm chích ma túy. Từ những người khỏe mạnh , họ trở nên gầy gõ, ốm yếu. Dáng đi liêu xiêu. Mắt nhắm, mắt mở. Họ lúc nào cũng luôn trong tình trạng nửa tỉnh, nửa mơ. ..

Ma túy để lại hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân người nghiện, gia đình và toàn xã hội. Những người nghiện ma tuý bao giờ cũng gầy gò, xanh xao, dáng đi ngắt ngửng, chập choạng, một người dù to khoẻ đến mấy nhưng nghiện ma tuý thì chỉ sau một thời gian sức khoẻ sẽ tiền tuỵ, ốm yếu, dễ cõ nguy cơ mắc các bệnh tin mạch, hô hấp, thần kinh. Đôi khi phải trả giá cho những giây phút thăng hoa sung sướng bằng mạng sống của mình nếu bị sốc thuốc. Ghê tởm hơn, sử dụng ma tuý nhất là bằng tim chích đó là con đường ngắn nhất để lây truyền HIV/ AIDS - một căn bệnh của thê kỷ, một thảm hoạ của thế giới. Không những huỷ hoại về thân thể, tim chích ma tuý còn huỷ hoại công danh sự nghiệp của người nghiện qua phương tiện thông tin đại chúng và thực tế có biết bao câu chuyện, hình ảnh về những người có địa vị, chỗ đứng trong xã hội đã gục ngã trước mãnh liệt ghê gớm của loại độc dược này đề rời mất hết tất cả, sự nghiệp không còn, tương lai vụt tắt,... Nhất là các bạn học sinh tuổi còn ít, chỉ cần một phút nông nổi, đua đòi là tương lai sẽ tuột khỏi tầm tay. Không những gây ra hậu quả cho người sử dụng, ma tuý còn gây hậu quả là gánh nặng cho gia đình và người thân, nó làm cho gia đình xa sút, liệt quệ, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thật xót xa cho những người vợ , người cha, người mẹ hoặc những đứa con luôn sống trong đau khổ, thấp thỏm , sợ hãi. Thật đắng cay cho biets bao gia đình đang yên vui hạnh phúc bỗng trở nên tan nút, cha xa con, vợ lìa chồng, con cái thất học lêu lỏng, LẤY VÍ DỤ TRÊN MẠNG VỀ SỰ HỦY HOẠI CỦA MA TÚY ĐỐI VỚI MỘT NGƯỜI CỤ THỂ Không dừng ở đó, ma tuý như một con sâu đang đục khoét toàn xã hội, ma tuý là mối đe doạ dẫn con người đến con đường phạm pháp. Chính ma tuý là tệ nạn gây ra các vụ trộm cắp thương tâm. Khi cơn nghiện lên, các con nghiện không làm chủ được bản thân, không phân biệt được phải trái đúng sai nên có thể giết cả người thân của mình để giai thât con nghiện. Ma tuý còn gây hại về kinh tế quốc gia vì phải giành kinh phí cho công tác phòng chống ma tuý.

Thực trạng ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.Nguyên nhân lớn nhất đó là ý thức của bản thân mỗi người chúng ta. Do những khó khăn trên con đường đời, ta tìm đến ma túy như một công cụ để giải tỏa nỗi buồn. Nhưng đâu ai ngờ rằng, ma túy đã trói chặt chân họ ngay lần đàu tiên sử dụng nó. Hay do sự rủ rê, lối kéo của bạn bè. Chỉ vì muốn chững minh ta là người lớn, ta anh hùng, ta sẵn sàng đưa tay kéo ma túy vào cuộc đời.Thiếu sự quan tâm của bố mẹ cũng là một nguyên nhân có tác đọng lớn. Bố mẹ lo công ăn việc làm, buồng lỏng con, ít dành thời gian cho con cái, khiến cho con cái không có động lực để học tập và những vòng xoáy của tệ nạn ma túy mở ra trước mắt ta.

Mỗi chúng ta hãy hiểu rõ tác hại ma tuý, tự biết bảo vệ mình, tránh xa ma tuý, giữ vững lập trường của bản thân trước những cám dỗ, không đua đòi, a dua, đồng thời phải kiên quyết nói không với ma tuý, không hút, không thửm không sử dụng. Hãy nói cho gia đình, người thân, bạn bè hiểu rõ tác hại của ma tuý để cùng nhau ngăn chặn nó, hơn nữa cần giúp đỡ người nghiện không để họ lún sâu vào ma tuý, mở rộng vòng tay giúp những người cai nghiện hoà hợp với cộng đồng. Còn đối với những ai đã trót lầm lỡ sa chân vào ma tuý thì hãy kiên quyết từ bỏ bằng bản lĩnh ý chí để hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Ngoài việc giúp đỡ những người nghiện trở lại con đường chân chính thì việc ngăn chặn, tố cáo những kẻ gieo rắc cái chết trắng là nhiệm vụ chung củ mọi người. Bố mẹ cần phối hợp chặt chẽ và nhà trường. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian cho con cái, trò chuyện, tâm sự với con... Còn đối với nhà trường, mọi người nên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa thu hút nhiều bạn học sinh tham gia.

Chúng ta phải cùng nhau ngăn chặn lưỡi hái của nàng tiên nâu. Tuổi trẻ luôn tiên phong trên những con đường gian khó và nguy hiểm để xây dựng vào bảo vệ đất nước. Con đường dẹp bỏ tệ nạn xã hội là con đường tuổi trẻ chúng minh sức mạnh và bản lĩnh của mình.

Câu trả lời:

Việc học vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Nhưng học như thế nào để mang lại hiểu quả cao là điều đáng suy ngẫm. Ý thức được tầm quan trọng của việc học, từ ngàn xưa, La Sơn Phu Tử Nuyễn Thiếp đã từng nêu: “theo điều học mà làm”, nghĩa là học phải đi đôi với hành. Vậy “học” và “hành” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trước tiên, ta phải hiểu thế nào là học và hành? Học là quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại đã được tích lũy trong sách vở là nắm vững lý luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha ông đi trước. Học là nâng cao sự hiểu biết của mình, mở rộng tâm hồn từ những kiến thức đã được đúc kết qua hàng ngàn năm. Theo La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, mục đích của việc học là học cái đạo để làm người, học cách đối nhân xử thế, chứ không phải học để cầu danh lợi. Chúng ta có thể học từ trong sách vở, từ thầy cô, bạn bè, từ cả thực tế cuộc sống.. Nội dung học cũng phong phú, đa dạng, thậm chí từ những cái đơn giản như học ăn, học nói, học gói, học mở,…Còn hành là gì? Hành là thực hành, là làm, là áp dụng những kiến thức mình vào thực tiễn cuộc sống. Vậy theo Nguyễn Thiếp , việc học tập, tiếp thu kiến thức phải luôn đi cung với việc thực hành trên thực tế. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lý thuyết vừa vận dụng, lấy lý thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lý thuyết, học tập gắn với sản xuất. Đúng như Phan Bôi Châu đã chỉ rõ: “Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm”.

Vậy học và hành có mối quan hệ như thế nào? Học với hành phải đi đôi với nhau, nghĩa là học và hành không thể tách rời mà gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ. Đó là hai công việc của một quá trình thống nhất. Sinh thời, Bác Hồ cũng đã từng nói :” Học đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”. Trong thực tế, hành chỉ là mục đích, là phương pháp học tập. Nếu chúng ta nắm vững kiến thức, tiếp thu lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì học chẳng để làm gì cả. Học mà không hành được có thể do một trong các nguyên nhân sau: hoặc là không thấu đáo, hoặc là thiếu môi trường hoạt động. Trong thực tế, có những người không chăm chỉ nên lúc ra đời không làm được việc gì, cũng có những người học rất giỏi nhưng lại lúng túng khi thực hành hay làm việc. Ngược lại, nếu hành mà không có lí luận chỉ đạo lí thuyết soi sáng và lãnh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc áo dụng vào thực tiễn thường không tránh khỏi mò mẫm, lúng túng, khó khăn, thậm chí có khi sai lầm nữa. Việc “hành” như vậy rõ ràng là “không trôi chảy”. Nếu các sinh viên y khoa không chịu tham gia những buổi thực hành ở trường đại học mà cứ khư khư ôm một đống lí thuyết thì chẳng bao giờ đem mình ra giúp mọi người xung quanh được. Những kiến trúc sư tương lai nếu không thực hành vẽ những bản thiết kế trên ghế nhà trường thì làm sao họ có thể tạo ra những công trình kiệt tác cho nhân loại. Những bác nông dân sau khi học những phương pháp mới đã về áp dụng ngay cho vườn nhà mình nên đã tăng năng suất rất lớn mà không cần một phút giây bỏ ra để học bài. Hay đơn giản hơn, trong những giờ hóa học, ta không làm thí nghiệm thì làm sao có thể nắm bài mọt cách chắc chắn được. Vào giờ văn, ta không vận dụng kiến thức tiếng việt vào thực hành bài tập thì làm sao có thể áp dụng nó vào cuộc sống thực tiễn, vào những bài tập làm văn,... Như vậy, trong cuộc sống không thiếu gì những ví dụ về mối quan hệ giữa học và hành.

Ta phải làm thế nào để kết hợp giữa học và hành? Trước hết ta phải cố gắng học tập. Ta phải chăm chỉ tiếp thu khiến thức từ mọi thứ xung quanh và xác định đúng mục tiêu học tập của chính mình. TRước hết chúng ta cần phải trao dồi thêm kiến thức mới ở nhà trường, do thầy cô giáo dạy. Học sinh đến lớp nghe thầy cô giáo giảng bài, cố gắng hiểu nhớ, luyện tập, như thế gọi là học. Cần học chuyên cần, chăm chỉ thì mới đảm bảo kiến thức đầy đủ hệ thống. Ta càng không thể xem thường việc học bởi đó là tiền đề cho những thực hành vào cuộc sống. Song song với học ta phải cố gắng thực hành bài tập và các thí nghiệm. Có thể ta không có đủ khả năng để làm tất cả nhưng ta có thể cố gắng hết sức để phục vụ cho con đường chinh phục tương lai sau này. Học xong kiến thức về văn nghị luận thì cần phải luyện viết đi viết lại nhiều lần. Có như thế, việc học mới tiến bộ được. Cũng có những trường hợp, nhiều người không được đến trường, nhưng chịu khó tìm tòi đọc sách, học hỏi và họ đã gặt hái được những thành quả hết sức tốt đẹp. Có như thế ta mới nắm vững kiến thức, trở thành một công dân có ích cho xã hội

Tuy đã gần một thập kỉ trôi qua nhưng câu nói của Nguyễn Thiếp vẫn đúng trong qua khứ, hiện tại và tương lai. Đó là một bài học quý cho mỗi học sinh: Phải biết hài hòa giữa học và hành để là bước đệm cho con đường tương lai.