Tham khảo
- Tránh xa các khu vực bị ngập lụt, ngay cả khi nước đang rút. - Không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết. - Đề phòng rắn ở những vùng ngập nước. - Sử dụng đèn pin thay vì sử dụng thiết bị chiếu sáng bằng ngọn lửa trần (nến, đuốc..)
tham khảo:- Tránh xa các khu vực bị ngập lụt, ngay cả khi nước đang rút. - Không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết. - Đề phòng rắn ở những vùng ngập nước. - Sử dụng đèn pin thay vì sử dụng thiết bị chiếu sáng bằng ngọn lửa trần (nến, đuốc..)
TK
Đối với những người dân đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hẳn không còn xa lạ với những trận lũ, lụt xuất hiện mỗi năm.
Lũ lụt là một loại hình thời tiết nguy hiểm, gây ra những thiệt hại to lớn cả về người và của. Có thể, bạn đã từng tự mình trải qua những khoảng thời gian kinh hoàng khi lũ lụt hoành hành hoặc mới chỉ bắt gặp nó trên các tin tức từ tivi, báo, đài…Tuy nhiên bạn đã thực sự biết phải làm gì khi có lũ, lụt xảy ra? Cách phòng tránh lũ lụt hay sạt lở đất là như thế nào? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu những khái niệm cơ bản về lũ, lụt. 1.Khái niệm về lũ, lụt - Lũ: Là hiện tượng nước sông dâng cao, vượt quá mức bình thường trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. – Lụt: Là hiện tượng khi nước lũ tràn qua các bờ sông, bờ đê hay đường xá, chảy vào những nơi có địa hình thấp hơn, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng… trên diện rộng và duy trì trong một khoảng thời gian dài. - Lũ quét: Là lũ xảy ra bất ngờ, lên nhanh và xuống nhanh, gây dòng chảy xiết với tốc độ cực kỳ lớn, cuốn theo nhiều bùn, đá và mọi thứ nơi dòng lũ đi qua. Lũ quét có sức tàn phá vô cùng lớn. Mực nước đỉnh lũ quét cao hơn mực nước đỉnh lũ thông thường. Lũ quét thường xảy ra tại các sông nhỏ hoặc xảy ra tại những vùng đồi núi. -Lũ trên sông: Là hiện tượng lũ xảy ra trên sông khi mực nước sông cao hơn và tốc độ dòng chảy nhanh hơn so với mức thông thường. Lũ trên sông thường do các trận mưa lớn ở đầu nguồn gây ra. 2. Nguyên nhân gây ra lũ, lụt Một số nguyên nhân chính gây ra lũ, lụt: -Những trận mưa lớn xảy ra trong một thời gian dài có thể gây ra lũ, lụt. Đối với trường hợp lũ quét: khi những cơn mưa với cường độ lớn, khoảng từ 50mm/h trở nên và duy trì liên tục từ 6h cũng có khả năng gây ra lũ quét ở mức cao. -Lũ lụt cũng có thể xảy ra khi đê, đập, hồ hoặc kè bị vỡ, khiến nước tràn ra ngoài, làm cho nước sông dâng cao, gây ra lũ, lụt trên diện rộng. -Đối với các khu vực ven biển, khi những cơn bão lớn đổ bộ vào đất liền khiến nước biển dâng cao, tiến sâu vào đất liền gây ra ngập lụt, nhiễm mặn. -Thêm vào đó, yếu tố địa hình và thảm phủ thực vật cũng là những nguyên nhân gây ra lũ, lụt. Nơi có địa hình chia cắt mạnh, núi cao, suối sâu, độ dốc núi lớn. Khi mưa lớn xảy ra, tập trung trong một thời gian dài sẽ là điều kiện thuận lợi gây ra lũ quét. Ngoài ra, nếu thảm phủ thực vật kém, rừng bị tàn phá nghiêm trọng thì lượng nước mưa sẽ chảy thẳng vào các con suối, lượng nước dồn về sông chính nhanh, kéo theo nhiều vật chất dễ gây ra lũ quét. 3.Tác hại của lũ, lụt Lũ, lụt, đặc biệt là những cơn lũ lớn và đặc biệt lớn sẽ gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cả về người và của. Nó có phạm vi ảnh hưởng rộng, sức tàn phá lớn và rất khó chống đỡ. Lũ, lụt có thể gây chết người hoặc bị thương nặng. Làm hư hỏng các công trình như nhà cửa, bệnh viện, trường học, đường xá, hệ thống cung cấp nước sạch…. Gây sạt lở đất làm mất diện tích trồng trọt. 4. Cách phòng tránh lũ, lụt Việc dự báo lũ lụt phụ thuộc lớn vào loại hình và bản chất của các hiện tượng gây ra chúng. Trường hợp mưa với cường độ lớn, xảy ra trong khoảng thời gian ngắn có thể gây ra lũ quét. Trong khi đó, trường hợp thời gian mưa lớn kéo dài có thể khiến cho nước tràn qua các bờ sông, gây ra lũ lụt trên một phạm vi rộng lớn. Nước dâng trong bão có thể gây ra ngập lụt đối với các khu vực ven biển. Trước khi có lũ lụt -Trước tiên bạn nên quan tâm đến tình hình mưa lũ lịch sử tại nơi mà bạn đang sống để có thể chủ động đối phó với tỉnh hình lũ, lụt. -Chủ động theo dõi các thông tin mới nhất về mưa lớn, lũ, lụt trên báo, đài phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền thanh xã, phường. -Lập kế hoạch chống lũ cá nhân: Lên danh sách các đồ dùng cần thiết như đèn pin, đài radio, pin, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ bị hư hỏng. Chủ động bảo quản, sơ tán các thiết bị, tài sản, giấy tờ quan trọng, cất giữ vào nơi khô ráo, an toàn. Chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm. -Gia cố lại nhà xưởng để có thể chịu được lũ lụt tốt hơn. Bảo vệ nhà xưởng bằng việc nhồi đầy các bao tải cát và xếp chúng xung quanh nhà, chặn cửa ra vào. -Bảo vệ nguồn nước sạch bằng cách che đậy giếng, bể nước, bồn chứa nước… -Neo đậu thuyền bè ở nơi an toàn và giữ gìn cẩn thận để có thể kịp thời sử dụng trong những trường hợp cần thiết. -Tranh thủ thu hoạch hoa màu trên bãi sông, đồng ruộng. -Báo cáo với chính quyền địa phương khi phát hiện thấy những sự cố hư hỏng đê, kè, cống… Trong khi xảy ra lũ lụt -Nước lũ là vô cùng nguy hiểm. Chỉ với 15cm nước lũ chảy nhanh đã có thể làm ngã một người lớn và chỉ với khoảng 0.6m nước lũ đã có thể di chuyển được cả một chiếc xe hơi. Do đó, tránh đi bộ hay lái xe qua những vùng có nước lũ. -Cắt hết nguồn điện, ga, nước khi nước lũ sắp có nguy cơ tràn vào nhà. Tuyệt đối tránh xa nguồn điện khi đứng trong nước lũ. -Tạm thời ngừng các hoạt động sản xuất khi có dấu hiệu xuất hiện lũ lớn. -Di chuyển trang thiết bị, hàng hóa tới những nơi cao, an toàn. -Nên ở trong nhà và nghe theo chỉ đạo của chính quyền địa phương khi có lũ lụt. -Cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình mưa lũ thông qua tivi, báo, đài phát thanh… Sau khi xảy ra lũ lụt -Rà soát lại những thiệt hại về tài sản, hoa màu của cá nhân, doanh nghiệp mỗi khi lũ lụt đi qua. -Dọn dẹp lại nhà, xưởng. -Tu sửa đường xá -Hãy cẩn thận, đảm bảo an toàn trong khi dọn dẹp lại tài sản, vì nó có thể tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm mà lũ lụt gây ra như: những thiệt hại về cấu trúc các công trình xây dựng, ô nhiễm do tài sản, hoa màu dập nát gây ra… Thông qua các cách phòng tránh lũ lụt trên đây, hi vọng bạn sẽ có những biện pháp cụ thể, chủ động