Thánh Gióng

Lùn Dthwmlmutdailunglinh...

Hãy kể sáng tạo câu chuyện " Thánh Gióng " .

Giúp mik nhaaaaaa !!!!!!!

Thảo Phương
8 tháng 9 2018 lúc 20:36

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

- Hai ông bà đã già, chưa có con.

- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi

- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3. Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Thúy
9 tháng 9 2018 lúc 19:48

Bài làm

Đời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân tràn vào xâm lăng bờ cõi đất nước ta. Chúng đi đến đâu là gieo tội ác, tang thương đến đấy. Tiếng trống trận, tiếng la hét, thét gào nhức nhối cả một khoảng trời. Hùng Vương vô cùng lo lắng, ngày đêm sai sứ giả đi khắp nơi, mong mỏi đêm ngày tìm người tài giỏi ra đánh giặc, cứu dân cứu nước. Thế là, theo lệnh của Ngọc Hoàng, ông Gióng của tôi được đầu thai xuống hạ giới. Câu chuyện này cũng thật lắm tình tiết li kì. Tất cả bắt đầu từ cái vết chân khổng lồ bên một luống cà non trong một thửa ruộng của một gia đình ông bà lão hiền từ, phúc đức, chăm chỉ làm ăn ở làng Kẻ Đổng, Vũ Ninh ngày ấy. Buổi sáng nọ, ông bà lão lại vác cuốc ra đồng. Trông thấy một vết chân lạ, bà lão tò mò đặt bàn chân mình vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Bà không ngờ rằng giây phút ấy đã đánh dấu sự thay đổi trong thân thể già nua, hiếm muộn của bà. Bà lão thụ thai. Niềm mong mỏi, khao khát bao nhiêu năm nay của ông bà lão đã làm cho niềm vui tăng lên gấp bội. Hai ông bà lại thêm hăng tay cày tay cuốc, cùng đón đợi ngày đứa con thiêng chào đời. Sau mười hai tháng, bà hạ sinh một đứa bé trai (chính là ông Gióng của tôi), mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Hai ông bà lão yêu thương, chiều chuộng cậu bé vô cùng. Nhưng, niềm vui chưa trọn thì nỗi buồn lại mênh mang, bởi cậu Gióng đã ba tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy trơ trơ. Thế rồi, bất ngờ một hôm (Cuộc đời của ông Gióng tôi là một chuỗi những bất ngờ như thế đó), khi tiếng loa gọi người hiền tài ra cứu nước của sứ giả vang qua Kẻ Đổng vừa dứt thì cậu bé bỗng ngồi nhổm dậy, gọi mẹ thiết tha: - Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con. Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà
Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu. Liền ngay sau khi sứ giả trở về hoàng cung để tâu lại với nhà vua thì lập tức các lò rèn lớn nhất trong vùng nổi lửa suốt ngày đêm và những tay thợ bậc thầy được vời về để thực thi sứ mạng lớn lao. Người ta phải xẻ núi mới đủ sắt để làm các thứ Gióng yêu cầu. Hàng ngàn thợ rèn luân phiên nhau đêm ngày thổi bễ. Gian khó nhất là thai nghén cho tôi chào đời. Bởi, các bạn biết đấy, làm cho được một con ngựa sắt mà lại có đủ cả tim, gan, phèo, phổi, lục phủ ngũ tạng... thì quả là khó khăn biết chừng nào. Tôi hồi hộp chờ đợi giây phút thoát lò, gặp người sẽ nắm dây cương gánh vác sứ mạng thiêng liêng trước giang sơn xã tắc. Thế rồi, cái ngày trọng đại ấy cũng đã đến. Khi tôi và các thứ vũ khí lạ kì kia được quân lính cùng các thợ rèn khiêng tới thi trước mắt tôi, một cậu Gióng bé nhỏ ngày nào đã lớn bỗng dậy tự bao giờ. (Sau này, tôi mới được nghe Gióng kể lại rằng khi sứ giả đi rồi thì cũng là lúc Gióng bắt đầu lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no,áo mặc ngày một ngày hai đã chật. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Bà con lối xóm người ít kẻ nhiều gom góp chung cùng nuôi Gióng).Tôi sung sướng biết bao khi được song hành trong trận chiến, cùng một chàng trai cao lớn, vạm vỡ, oai phong lẫm liệt như thế. Gióng đội nón, khoác áo giáp, cầm roi nhảy phốc lên mình tôi. Cao hứng, tôi chồm lên, hí vang, thét ra lửa rồi lao vút đi. Bụi cuốn mù mịt một khoảng trời. Gióng cùng tôi thẳng hướng chân núi Châu Sơn xông tới. Thế giặc mạnh như chẻ tre. Roi sắt vung tít trong tay Gióng một mình một ngựa xông vào đám giặc. Đánh đến đâu, giặc tan tác đến đấy. Giặc không rơi đầu dưới làn roi chói sáng thì cũng bỏ thây dưới gót ngựa tôi. Bọn sống sót chạy tán loạn. Gióng thúc giục tôi truy phong, cầm roi sắt quật vào đầu giặc. Bất ngờ roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ luôn những bụi tre hai bên đường làm vũ khí. Đám tàn quân bạt vía kinh hồn, giẫm đạp lên nhau mà chạy. Phá xong giặc, Gióng buộc tôi vào một khóm tre già, cúi xuống khúc sông cạn uống một hơi nước mát. Thế rồi, thanh thản như một kị sĩ sau một đường đua tốc độ Gióng cùng tôi đến chân núi Sóc Sơn, Gióng nhẹ nhàng cởi bỏ áo giáp sắt, nón sắt, quay nhìn bốn phía quê hương, vái lạy trần gian, sông núi ba lạy rồi cùng tôi từ từ bay thẳng lên trời. Vua Hùng sai lập đền thờ và phong người anh hùng làng Gióng là Phù Đổng Thiên Vương để đời đời ghi nhớ công ơn. Hiện nay, tre đằng ngà, làng Cháy, những ao đầm – dấu chân ngựa sắt… ở huyện Gia Bình thuộc tỉnh Bắc Ninh là những dấu tích thiêng liêng trong chiến trận mà Thánh Gióng còn để lại. Đã hàng ngàn năm nay, hội Gióng là một lễ hội tưng bừng ở nước ta. Vợ chồng ta rất tự hào vì đã có một đứa con dũng cảm giết giặc bảo vệ cuộc sống ấm no cho mọi người. Chúng tôi thật tự hào bởi mỗi lúc ra đường mọi người đều kính nể và nói: "Hai người ấy là cha mẹ của Phù Đổng Thiên Vương đó". Đó bà con hãy chờ coi, thằng Gióng nhà tôi trước lúc bay về trời có nhắm rằng khi nào cha mẹ già yếu nó sẽ trở lại chăm sóc chúng tôi. Chúng tôi đang chờ và cái ngày ấy rồi sẽ đến thôi phải không bà con? Chúc mọi người học tốt!

Bình luận (0)
nguyễn thu thảo
11 tháng 9 2018 lúc 16:21

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Vợ chồng ông lão đâm lo?

Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.

Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi chú bé.

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. AI nấy đều lo lắng, sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lữa xông thẳng vào quân giặc hết kớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quândẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời.

Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Hiện nay vẫn còn dấu tích đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hàng năm, đến tháng tư là làng mở hội tưng bừng để tưởng nhớ người tráng sĩ Thánh Gióng. Và để ngắm nhìn những dấu tích mà tráng sĩ và ngựa sắt đã đánh tan giặc Ân, đó là tre đằng ngà, những ao hồ liên tiếp.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phúc Trần
Xem chi tiết
đây là shin lầy
Xem chi tiết
Enderboy gamer
Xem chi tiết
jjungkokk
Xem chi tiết
Nhi@ssi
Xem chi tiết
Oppa Lùn Bị Gei
Xem chi tiết
Vi Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
hahuha
Xem chi tiết