Bài viết số 5 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Người thích nghịch 2

Hãy giải thích câu tục ngữ

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần

Linh Phương
25 tháng 3 2017 lúc 21:19

gợi ý chung:

+) Nghĩa đen: Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.
+) Nghĩa bóng:lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm........

+) Đưa dẫn chứng:

==> Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi...Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể ( giải thích vế 1 )

+)Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê ( có thể đưa thêm ca dao có liên quan tới nội dung )

+) Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra........

Lưu Hạ Vy
25 tháng 3 2017 lúc 19:50

_ Tham khảo nhs _

Ca dao tục ngữ không chỉ là những câu lục bát về tình yêu đôi lứa muôn màu muôn vẻ mà còn là bài học đạo lý, đạo đức và cách ứng xử mẫu mực mang tính nhân hậu của dân tộc ta. “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” huống chi là anh em trong một gia đình, ông bà ta có câu:

“ Anh em như thể tay chân,

Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”

Câu ca dao thật giản dị, gần gũi nhưng chứa biết bao nhiêu điếu cho ta suy nghĩ.

Trước tiên, ta cần hiểu ý nghĩa một số hình ảnh như “tay chân” và “ rách lành” . Tay và chân là hai bộ phận của con người, có quan hệ khăng khít với nhau, hổ trợ cho nhau. Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cung cha mẹ sinh ra. Đều sống chung trong mọt gia đình, một mái nhà, cùng lớn lên, cùng chén nước bát cơm, có mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh giúp em, em giúp anh,mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân. Qua hình ảnh so sánh ở câu thứ nhất đã nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh và em, chính tình cảm này sẽ là cơ sở cho cách cư xử giữa anh và em.

Lành là chỉ những lúc giàu có, sung sướng; rách chỉ những lúc nghèo khổ thiếu thốn, khó khăn hoạn nạn. Hoàn cảnh thì có thể thay đổi nhưng an hem vẫn phải thương yêu nhau, đùm bọc, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau, không hề thay đổi.

Câu ca dao nêu lên một vấn đè về đạo đức, đồng thời là vấn đề tình cảm cơ bản của con người: tình anh em. Anh emdo cha mẹ sinh ra, khi bé sống chung trong một gia đình phải thương yêu nhau đã đành. Nhưng khi lớn lên, dù trong hoàn cảnh sống như thế nào thì vẫn phải quan tâm, giúp đỡ chia sẽ lẫn nhau. Giữ mãi tình anh em la bổn phận của mỗi con người. Và đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này đén đời khác và thể hiện qua câu ca dao trên. Tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là đạo đức là nhân cách của con người. Do vậy, nếu gia đình nào biết hòa thuận, đùm bọc, chia sẽ giúp đỡ lẫn nhau thì gia đình đó được hạnh phúc vui vẻ, an nhàn.

Truyền thống cao đẹp và nhân bản ấy không chỉ dừng lại ở đó mà nó được thể hiện rộng hơn, lớn hơn giữa đồng bào trong một nước và đặc biệt là giữa dân tộc này với các dân tộc khác mỗi khi có bão lũ, thiên tai…chính tình yêu thương đùm bọc đó đã giúp cho con người vượt qua được những khó khăn trước mắt và vượt qua được những nổi đau, có tinh thần để vươn lên.

Tình an hem là tình ruột thịt gắn bó và gần gũi với nhau rất mật thiêt như tay và chân của một cơ thể. Do vậy, câu ca dao trên có ý nghĩa rất qyuan trọng đối với mỗi người. Những hình ảnh thật đơn giản và gần gũi nhưng đã đẻ lại ột bài học ứng xử thật tinh tế nhưng hết sưc gần gũi biết bao. Nếu tay chân không giúp đỡ với nhau thì cơ thể sẽ ra sao? Nếu anh em không đùm bọc che chở lẫn nhau thì cha mẹ có vui không, cuộc sống của anh thấy ấm áp và luôn có sự che chở không?

Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là cách sống đẹp của con người có đạo đức. Đó là tình yêu thương đùm bọc của tình anh em trong một gia đình, tình đồng bào của một dân tộc, của nhân loại. Khi chúng ta được may mắn hơn, được sống trong tình yêu thương che chở của bố mẹ, chúng ta hãy làm sao để ba mẹ luôn vui lòng khi nhìn thấy những đứa con của mình luôn đùm bọc che chở cho nhau, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ.

Trần Ngọc Định
25 tháng 3 2017 lúc 19:57

Tình cảm anh em là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Thứ tình cảm đó vô cùng có ý nghĩa trong đời của mỗi người. Để đưa ra lời khuyên, cũng như lời răn dạy cho con cháu về tình cảm anh em, cha ông ta đã có câu ca dao:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần

Để nói lên tình nghĩa anh em sâu nặng gắn bó, câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh tay và chân, là những bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong cơ thể con người. Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể có quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tay và chân giúp con người có khả năng lao động để làm ra của cải vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt động và khả năng hoạt động bị giảm bớt. Điều này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn chân đối với cơ thể của con người. Anh em trong gia đình cũng vậy, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh có thể giúp em và ngược lại, em có thể giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.

Bằng biện pháp mượn hình ảnh tay chân, câu ca dao muốn khẳng định tình cảm khăng khít giữa anh em, giữa những người thân trong gia đình. Chính tình cảm đó sẽ là cơ sở xây dựng mối quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh em với nhau. Nếu ở câu trên là hình ảnh so sánh thì câu dưới Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần là hình ảnh tượng trưng man nhiều ý nghĩa biểu cảm. "Rách", "lành" chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau. "Rách" tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, khổ sở. "Lành" tượng trưng cho hoàn cảnh sống thuận lợi, sung túc. Ở đây dù trong hoàn cảnh nào "rách" hay "lành" cũng đều phải đùm bọc lấy nhau. Đó là lời khuyên về cách cư xử của anh em tron một gia đình, trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Lúc đói, khi no, lúc sung sướng, khi thiếu thốn... hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng đã là anh em thì lúc nào cũng không có lí do nào, tình huống nào làm thay đổi được. Tình anh em mãi mãi thắm thiết.

Trong gia đình, anh em là những người đã từng sống chung với nhau từ thuở bé. Đến lúc lớn lên, dù mỗi người có bận bịu vì cuộc sống, vì gia đình riêng thì cũng phải giữ mãi tình cảm cao đẹp đó. Dù hoàn cảnh có khác nhau, người sống sung sướng, hạnh phúc, người sống nghèo khổ đói nghèo thì anh em vẫn phải quan tâm, săn sóc cho nhau. Giữ mãi tình cảm tốt đẹp ấy là bổn phận của mỗi người con trong gia đình. Yêu thương hòa thuận với nhau là đạo đức, là nhân cách của con người. Gia đình nào có được anh em biết yêu thương, đùm bọc cho nhau là gia đình đó có hạnh phúc.

Đưa ra câu ca dao này, câu ca dao không chỉ nhằm mục đích nói lên tình cảm anh em thiêng liêng mà còn muốn khuyên bảo nhắc nhở con cháu phải duy trì tốt tình cảm cao quý đó trong gia đình vì đây là truyền thống đẹp đẽ của dân tộc. Hơn nữa, trong thực tế cuộc sống cũng như anh em tron gia đình được nhân rộng ra là tình yêu thương đồng loại - đã giúp cho nhân dân vượt qua mọi khó khăn thử thách mà tưởng chừng như nhân dân ta không vượt qua được. Những thiên tai lũ lụt đã gây biết bao tang thương đói khổ cho dân lành, nếu không có tình thương dùm bọc lẫn nhau, tình anh em một nhà, một nước, thì liệu đất nước ta, dân tộc ta đứng dậy nổi không? Cũng như trải qua những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta có sự "đùm bọc" đỡ đần như tiếp thêm sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

Đã là anh em một nhà thì phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng chia sẻ cho nhau những khó khăn gian khổ. Chúng ta không nên vì lợi ích của bản thân mà làm rạn nứt tình cảm thiêng liêng đó. Xã hội phát triển, tình cảm anh em cũng có nhiều yếu tố tác động, không ít gia đình anh em thù ghét, thậm chí chém giết lần nhau, qua câu ca dao này, chúng ta hãy hiểu hết ý nghĩa cua nó và có những hành động cao đẹp với nhau hơn.

Thảo Phương
25 tháng 3 2017 lúc 20:02

Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Câu ca dao trên mở đầu bằng hình ảnh so sánh: “Anh em như thể tay chân”, một lối nói quen thuộc của nhân dân lao động giống như "bầu" và “bí”, "dây trầu và cây cau", "gà cùng một mẹ"... Ai cũng biết “tay” và “chân” là hai bộ phận của một cơ thể con người có quan hệ không thể tách rời, luôn luôn khăng khít hỗ trợ cho nhau. Khác nào anh em trong một gia đình, đều cùng một cha mẹ sinh ra, dưới một mái ấm tình thương, có chung với nhau vô vàn kỉ niệm. Do đó, mà có quan hệ tình cảm gắn bó nhau. Anh em có thể giúp đỡ, đùm bọc nhau giống như quan hệ giữa “tay” và “chân” vậy.

Hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể trên đây giúp ta hiểu được tình cảm khăng khít giữa anh chị em. Tình cảm này là nền tảng cho cách đối xử mà câu thứ hai đề cập: “Rách, lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.

“Rách”, “lành” là hình ảnh tượng trưng giúp ta hình dung hai hoàn cảnh sống trái ngược nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, cơ cực, sa cơ lỡ vận. Trái lại, “lành” tượng trưng cho cuộc sống thuận chèo mát mái, sung túc, ấm no. Câu thứ hai là lời khuyên về cách cư xử của anh em một nhà trong các hoàn cảnh biến động của đời. Dẫu khi no, khi đói, khi đầy đủ và khi thiếu thốn, lúc nào anh em cũng phải nâng đỡ, đùm bọc lấy nhau trong tình thương yêu máu thịt. Đã là anh em đừng vì hoàn cảnh sống đổi thay mà tình cảm đậm nhạt biến thiên theo.

Câu ca dao trên khẳng định một vấn đề đạo lí mà cũng là vấn đề tình cảm: Đó là tình anh em trong một gia đình. Từ tuổi bé thơ, sống chung với nhau yêu thương, khắng khít nhau như tay chân, anh em, khi lớn lên dù trong hoàn cảnh sống nào cũng phải lưu tâm, giúp đỡ đùm bọc thương yêu nhau.

“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Vì vậy, giữ trọn vẹn tình anh em ruột thịt thắm thiết chính là bổn phận của mọi thành viên trong gia đình Đây là vấn đề mà nghìn xưa cha ông vẫn quan tâm. Do đó, cùng một ý nghĩa này, ngoài câu ca dao trên, ta còn đọc được nhiều câu khác:

Chị ngã em nâng

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Môi hở răng lạnh.

Đủ thấy hai câu ca dao trên có một ý nghĩa khá lớn. Đó là bài học đạo lí về tình anh em được thể hiện bằng hình ảnh cụ thể sinh động và gợi cảm.

Tuy nhiên chúng ta nên hiểu ý nghĩa của hai câu ca đao trên rộng hơn nữa là mọi người trong nước, trong xã hội đều là “đồng bào” đều là “anh em” nên đều phải biết yêu thương nhau, đùm bọc nhau và chung thủy với nhau theo một đạo lí lớn hơn nữa:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Để tiến đến một ngày mai:

Quan san muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em.

Ngày nay, hai câu ca dao ấy vẫn còn có tác dụng lớn lao, giúp chúng ta suy ngẫm để hiểu đầy đủ ý nghĩa và cố gắng làm theo bài học đạo lí của ông cha từ nghìn đời để lại khuyên nhủ cháu con...

Não cá vàng
25 tháng 3 2017 lúc 20:51

Ca dao tục ngữ không chỉ là những câu lục bát về tình yêu đôi lứa muôn màu muôn vẻ mà còn là bài học đạo lý, đạo đức và cách ứng xử mẫu mực mang tính nhân hậu của dân tộc ta. “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” huống chi là anh em trong một gia đình, ông bà ta có câu:

“ Anh em như thể tay chân,

Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”

Câu ca dao thật giản dị, gần gũi nhưng chứa biết bao nhiêu điếu cho ta suy nghĩ.

Trước tiên, ta cần hiểu ý nghĩa một số hình ảnh như “tay chân” và “ rách lành” . Tay và chân là hai bộ phận của con người, có quan hệ khăng khít với nhau, hổ trợ cho nhau. Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cung cha mẹ sinh ra. Đều sống chung trong mọt gia đình, một mái nhà, cùng lớn lên, cùng chén nước bát cơm, có mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh giúp em, em giúp anh,mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân. Qua hình ảnh so sánh ở câu thứ nhất đã nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh và em, chính tình cảm này sẽ là cơ sở cho cách cư xử giữa anh và em.

Lành là chỉ những lúc giàu có, sung sướng; rách chỉ những lúc nghèo khổ thiếu thốn, khó khăn hoạn nạn. Hoàn cảnh thì có thể thay đổi nhưng an hem vẫn phải thương yêu nhau, đùm bọc, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau, không hề thay đổi.

Câu ca dao nêu lên một vấn đè về đạo đức, đồng thời là vấn đề tình cảm cơ bản của con người: tình anh em. Anh emdo cha mẹ sinh ra, khi bé sống chung trong một gia đình phải thương yêu nhau đã đành. Nhưng khi lớn lên, dù trong hoàn cảnh sống như thế nào thì vẫn phải quan tâm, giúp đỡ chia sẽ lẫn nhau. Giữ mãi tình anh em la bổn phận của mỗi con người. Và đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này đén đời khác và thể hiện qua câu ca dao trên. Tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là đạo đức là nhân cách của con người. Do vậy, nếu gia đình nào biết hòa thuận, đùm bọc, chia sẽ giúp đỡ lẫn nhau thì gia đình đó được hạnh phúc vui vẻ, an nhàn.

Truyền thống cao đẹp và nhân bản ấy không chỉ dừng lại ở đó mà nó được thể hiện rộng hơn, lớn hơn giữa đồng bào trong một nước và đặc biệt là giữa dân tộc này với các dân tộc khác mỗi khi có bão lũ, thiên tai…chính tình yêu thương đùm bọc đó đã giúp cho con người vượt qua được những khó khăn trước mắt và vượt qua được những nổi đau, có tinh thần để vươn lên.

Tình an hem là tình ruột thịt gắn bó và gần gũi với nhau rất mật thiêt như tay và chân của một cơ thể. Do vậy, câu ca dao trên có ý nghĩa rất qyuan trọng đối với mỗi người. Những hình ảnh thật đơn giản và gần gũi nhưng đã đẻ lại ột bài học ứng xử thật tinh tế nhưng hết sưc gần gũi biết bao. Nếu tay chân không giúp đỡ với nhau thì cơ thể sẽ ra sao? Nếu anh em không đùm bọc che chở lẫn nhau thì cha mẹ có vui không, cuộc sống của anh thấy ấm áp và luôn có sự che chở không?

Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là cách sống đẹp của con người có đạo đức. Đó là tình yêu thương đùm bọc của tình anh em trong một gia đình, tình đồng bào của một dân tộc, của nhân loại. Khi chúng ta được may mắn hơn, được sống trong tình yêu thương che chở của bố mẹ, chúng ta hãy làm sao để ba mẹ luôn vui lòng khi nhìn thấy những đứa con của mình luôn đùm bọc che chở cho nhau, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huệ Lộc
Xem chi tiết
NGUYỄN PHAN HỮU PHÁT
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo
Xem chi tiết
Nay Tạ Văn
Xem chi tiết
Anh
Xem chi tiết
Việt Trần
Xem chi tiết
Huỳnh Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Linh
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết