Bánh chưng- bánh giầy

Công Chúa Hoa Hướng Dươn...

đóng vai vua hùng hoặc lang liêu kể lại chuyện bánh chưng bánh giầy

Kaori Miyazono
21 tháng 8 2017 lúc 19:48

Đóng vai Lang Liêu kể lại chuyện Bánh Chưng Bánh Giầy:

Tôi là Lang Liêu, con trai thứ mười tám của vua Hùng. Tôi không còn mẹ vì mẹ tôi mất sớm. Tôi cũng không được ở bên cha vì tôi là con thứ. Tôi vốn quen việc đồng áng và trong nhà tôi có rất nhiều lúa, khoai.

Một hôm, cha tôi cho gọi tôi đến cùng với các anh em trai. Cha tôi thấy mình đã già và muốn nhường ngôi lại cho một người trong số chúng tôi. Chúng tôi, những người con trai của vua cha, có cả thảy hai mươi người. Chúng tôi nhìn nhau không biết cha sẽ chọn ai để thay mặt được mười tám đời vua Hùng đã qua, tiếp tục cai trị đất nước, ai sẽ xứng đáng với các bậc Tiên Vương lập nghiệp khi xưa. Cha tôi nhìn tất cả chúng tôi rồi lặng đi hồi lâu cuối cùng cha mới nói.

- Sắp tới ngày lễ Tiên Vương rồi, cha đã già cả, nay cho gọi các con đến để các con sắm lễ vật dâng tổ tiên. Ai dâng lễ đúng ý Tiên Vương thì sẽ được thay ta giữ gìn ngôi báu giúp cho muôn dân Văn Lang.

Chúng tôi lĩnh ý cha ra về để chuẩn bị lễ cho ngày lễ Tiên Vương. Các anh em tôi ai cũng nô nức, háo hức tìm tòi, sắm sửa cho được một mâm lễ như ý. Có lẽ họ cũng mong muốn thay cha trị vì đất nước. Còn tôi, tôi vừa lo vừa nghĩ ngợi mông lung. Mẹ tôi vốn nghèo, lại làm nhà trong ấp sống cùng dân làng, ngày ngày đồng áng chuyên cần. Cuộc sống của gia đình tôi xưa nay ấm cúng nhưng đạm bạc, dân dã, tài sản mẹ tôi để lại trước khi mất chẳng có gì. Hiện trong nhà tôi cũng chỉ có nông sản do vọ' chồng con cái tôi làm ra. Tôi băn khoăn mãi khi thấy mình chỉ có mấy bồ thóc, khoai, ngô, sắn, đậu. Phần muốn tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên trong ngày lễ, phần lại ngại ngùng vì không muốn tranh giành ngôi báu nên không biết làm gì bây giờ. Một tuần trôi qua. Cho đến một đêm, tôi trằn trọc mãi vẫn không ngủ được. Mệt quá, tôi bỗng thiếp đi. Trong lúc mơ màng, tôi thấy mình gặp một ông tiên râu tóc bạc phơ, mỉm cười hiền từ nói: “Cái gì nuôi sống được con người thì là thứ quý giá nhất trên đời này!”. Tỉnh dậy, tôi chợt hiểu ra tất cả và gọi vợ con vào nói ra ý định chuẩn bị lễ vật. Tôi nghĩ chỉ có lúa gạo mới nuôi sống được con người và quyết định làm bánh từ lúa gạo. Tôi chọn gạo nếp mẩy, đều hạt và thơm cho vào ngâm nước để làm hai thứ bánh. Một nửa gạo tôi đồ lên xôi rồi giả nhuyễn và nặn thành những chiếc bánh hình tròn to bằng chiếc bát úp. Nửa gạo còn lại tôi dùng đỗ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong bọc ngoài, gói chặt thành hình vuông, buộc bằng lạt. Sau đó cho bánh vuông vào nồi đun sôi kĩ suốt năm canh giờ. Khi bánh chín, lá dong chuyển màu và mùi bánh thơm lừng thì vớt ra để ráo nước. Bánh hình tròn tượng trưng cho mặt trời, bánh hình vuông tượng trưng cho trái đất trong chứa muôn loài.

Đến ngày hẹn, hai mươi anh em tôi đội lễ vật đến dâng ở đền thờ Tiên Vương. Tôi cùng vợ con chuẩn bị mâm lễ của mình. Tôi xếp bánh vuông xanh ngắt ở dưới, còn trên tôi xếp những chiếc bánh hình tròn, xinh xẻo, trắng muốt. Dân làng cùng với vợ con tôi theo sau tôi đội mâm lễ về đền thờ. Tôi biết là họ yêu quý và tin tưởng vào mâm cỗ mộc mạc, chân thành của tôi. Họ với tôi vốn gắn bó với ruộng đồng, với làng bản, nay thấy tôi suy tôn thóc gạo chắc họ lại càng tin yêu tôi hơn. Họ theo tôi và thiết tha mong mâm cỗ của tôi được vua cha lựa chọn.

Khi tôi đến, các anh em tôi đã có mặt đông đủ cùng với các mâm lễ vật. Nhìn các mâm lễ vật với các thứ sơn hào hải vị quý hiếm của các anh em, tôi chột dạ và lo rằng mình sẽ làm dân làng thất vọng. Cha tôi cùng với các quần thần dạo qua một lượt các mâm cỗ. Đôi khi dừng lại nếm một vài miếng ở một vài món ăn. Đến mâm cỗ của tôi, cha tôi dừng lại hơi lâu. Tôi hồi hộp lắm, tim nhảy thình thịch. Điều bất ngờ là sau khi nếm hai loại bánh, cha tôi còn dừng lại hỏi: “Con đặt tên cho bánh là gì?”. Tôi nói qua về ý nghĩ của mình khi quyết định chọn lúa gạo làm hai thứ bánh. Cha mĩm cười và nói: “Hai thứ bánh này chưa từng có, rất ngon và nhiều ý nghĩa. Bánh hình vuông ta đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn ta dặt tên là bánh giầy”. Các triều thần và mọi người im lặng nghe cha ta phán. Sau đó, cha nói tiếp: “Tiên Vương dựng nghiệp, cứu dân từ nghề nông, nay Lang Liêu đã biết chọn lễ vật của nghề nông để làm bánh dâng Tiên Vương là đúng ý ta. Lúa gạo nuôi sống muôn dân, Lang Liêu gắn bó và quý trọng thóc gạo nên ta chọn là người kế vị”. Dân làng tôi sung sướng vỗ tay và hô: “Đức vua vạn tuế!”. Còn tôi cảm động đến trào nước mắt. Trong lòng tôi trào dâng nỗi thương nhớ mẹ, lòng biết ơn vị thần báo mộng, đặc biệt cảm phục lời nói và quyết định của cha tôi. Người thật anh minh và sáng suốt. Cha tôi nói: “Ta muốn từ nay lễ tết lấy hai loại bánh này làm đầu”. Lời cha tôi hòa trong tiếng reo hò của muôn dân.

Câu chuyện xảy ra đã lâu rồi, vậy mà đến nay tôi vẫn thấy nhân dân ta dùng hai loại bánh này vào ngày lễ tết. Tôi mừng lắm vì con cháu chúng ta vẫn giữ được những tục lệ quý báu từ đời vua Hùng ...

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
21 tháng 8 2017 lúc 19:49

>> Bài này là bài đóng vai Lang Liêu nhé :) . Bạn tham khảo <<

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!



Bình luận (0)
Thien Tu Borum
21 tháng 8 2017 lúc 19:51

Đóng vai nhân vật Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giày.

Bài làm:

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!


Bình luận (0)
Thu Thủy
21 tháng 8 2017 lúc 20:26

Công Chúa Hoa Hướng Dương

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
21 tháng 8 2017 lúc 20:26

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Cái này là kể lại thui,ban tham khảo

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
21 tháng 8 2017 lúc 20:41

Tôi là Lang Liêu, con trai của vua Hùng thứ mười tám. Sắp tới trong cung vua cha có tổ chức lễ tế tổ, để thể hiện tấm lòng thành kính đối với thế hệ đi trước cũng như để cầu bình an cho an dân xã tắc. Và lễ tế tổ này cũng chính là dịp để các hoàng tử như chúng tôi có thể tự do, công bằng tranh tài, thể hiện tài năng trước vua cha, những mong mình sẽ trở thành người kế vị trong tương lai. Trên tôi còn rất nhiều anh trai, ai cũng giàu có, tài giỏi còn tôi thì chưa biết sẽ dâng lễ vật gì để khiến vua cha hài lòng, vì vậy mà giờ đây tôi đang rất lo lắng, đắn đo.

Tôi biết vua cha rất công tâm trong việc lựa chọn, Người tạo điều kiện cho tất cả các con của Người có thể tranh tài thay vì chọn người con cả kế vị như những vị tiên vương trước đó. Điều này làm tôi vô cùng cảm kích, xúc động. Vì vậy nên tôi mới đắn đo, muốn mang sức lực chứng tỏ cho vua cha thấy, đơn giản là thể hiện sự kính trọng của một người con đối với cha, hoàn toàn không phải vì hào quang danh vọng của chức vị làm cho mờ lí trí. Ngày lễ tổ ngày càng đến gần, mọi công đoạn chuẩn bị đều vô cùng gấp rút vì vậy mà tôi càng thấy lo lắng vì mình chưa có lễ vật gì, cũng chưa có ý tưởng gì.

Trong khi đó, các anh trai của tôi thì cho người đi khắp nơi, lên rừng xuống biển để tìm kiếm những món đồ vật quý giá để dâng lên vua cha. Nhưng tôi thì ngược lại, ngay từ khi còn nhỏ tôi đã xin vua cha ra sống riêng nên cuộc sống giàu sang, nhung lụa đối với tôi vô cùng xa xỉ. Việc tìm kiếm những trân bảo dị thú là điều hoàn toàn bất lực. Cuộc sống của tôi chỉ xoay quanh công việc đồng áng, hàng ngày làm bạn với cây lúa, cây khoai. Mà vật giá trị nhất của tôi bây giờ cũng không có gì khác là những nông sản vừa thu hoạch được mùa vừa rồi. Nhưng, những bông lúa, củ khoai quá tầm thường để dâng lên làm lễ vật. Tôi trăn trở không biết làm sao, những ngày này tôi ăn không được ngon, ngủ không được yên.

Hôm nay, trong một giấc ngủ trưa, tôi rất khó để ngủ được yên như mọi lần. Nhưng lần này tôi nằm mộng, trong mộng hiện lên tiên ông râu tóc bạc phơ, biết ông không phải người thường nên tôi chào hỏi với tất cả lòng thành kính, ngưỡng mộ. Chưa cần nói gì thì tiên ông đã như đọc được những tâm sự của tôi mà cho tôi gợi ý cho lễ vật sắp tới. Theo lời tiên ông, đó là một thứ bánh có màu xanh mướt tượng trưng cho đất, thứ bánh tròn, dẻo tượng trưng cho bầu trời. Chỉ vừa bái tạ tiên ông thì Người đã vụt mất, tôi thì choàng tỉnh khỏi cơn mê.

Như người vừa tìm được ánh sáng, tôi suy nghĩ về những lời nói của tiên ông và nghĩ cách chế tạo chiếc bánh đặc biệt ấy. Sao tôi không dùng chính những nguyên liệu nông sản mà mình có để chế biến bánh? Ý tưởng này làm tôi bừng sáng, hứng thú bắt tay ngay vào công đoạn chuẩn bị. Trước hết tôi sẽ dùng gạo nếp để làm bánh, ruột bánh sẽ là đỗ xanh, vốn cũng là một nguyên liệu tôi có rất nhiều. Ngoài vẻ thơm ngọt của đỗ xanh, tôi muốn tạo cho chiếc bánh độ ngậy ngọt tinh tế nên tôi đã cho vào cùng với thịt lợn. Chiếc bánh được gói lại bằng lá dong, vuông vức như mặt đất.

Chiếc bánh sau khi được cho vào luộc nhiều giờ thì vớt ra cho vào nước lạnh. Ruột bánh khi bóc vỏ quả nhiên xanh mướt, thơm dịu mùi lá dong. Vì nó giống với mặt đất xanh tươi, nơi vạn vật sinh sôi nảy nở nên tôi gọi nó với cái tên là bánh chưng. Chiếc bánh còn lại tôi dùng gạo nếp say nhuyễn để tạo ra một loại bánh dẻo ngọt, có hình tròn, màu trắng. Nếu chiếc bánh chưng gợi người ta liên tưởng đến mặt đất thì chiếc bánh này lại rất giống với bầu trời – trong trẻo, tròn trịa, vì vậy mà tôi đặt tên nó là bánh giày. Hai chiếc bánh hoàn thành tôi đã rất vui, vì cuối cùng mình cũng làm ra lễ vật dâng lên vua cha. Đặc biệt ý nghĩa hơn cả đó chính là chúng được làm bằng những nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm nhất, và chúng được làm do chín bàn tay của tôi. Vài ngày sau đó, lễ tế tổ đã đến, trong cung nhộn nhịp người qua kẻ lại, các anh của tôi cũng tất bật mang lễ vật mình kì công chuẩn bị đến. Vua cha ngồi trên ngai vàng tuyên bố cuộc thi bắt đầu, sau đó đích thân xuống bên dưới quan sát, đánh giá từng lễ vật một. Quả nhiên, các anh của tôi mang đến toàn là những trân trâu dị bảo vô cùng quý giá, nhưng nếu đứng một mình thì chúng sẽ nổi bật, nhưng ở đây bao nhiêu trân bảo cùng đứng bên nhau nên vô hình chúng không gây được ấn tượng đặc biệt với vua cha. Vì vậy mà Người lướt qua rất nhanh. Khi đến tôi, Người dừng lại quan sát khá kĩ càng, có lẽ vì chúng hoàn toàn tách biệt với các anh của tôi. Nhưng nhìn những món ăn tầm thường này thì các anh của tôi lại dành cho tôi cái nhìn thương hại, coi thường.

Nhưng khi nghe tôi nói về ý nghĩa của hai món bánh này thì vua cha lại đặc biệt chú ý, có vẻ vô cùng hài lòng, sau khi nếm thử hai món ăn thì long nhan sáng bừng, Người dành lời khen ngợi cho tôi, quyết định chọn hai món bánh này để tế trời đất mỗi dịp năm mới. Và cuối cùng người tuyên bố trao quyền kế vị cho tôi. Tôi vô cùng vui và hạnh phúc, tôi sẽ đem tất cả tấm lòng yêu thương, nhân ái, đồng cảm thấu hiểu với những người dân ngèo để cai trị đất nước hưng thịnh nhất.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Công Chúa Hoa Hướng Dươn...
Xem chi tiết
ngô gia khánh
Xem chi tiết
♥  Hoc 24h ♥
Xem chi tiết
cao thùy anh
Xem chi tiết
Bí Mật
Xem chi tiết
Chanel Thỏ con
Xem chi tiết
Oppa Lùn Bị Gei
Xem chi tiết
Lùn Dthwmlmutdailunglinh...
Xem chi tiết
Phạm Trang
Xem chi tiết