Thánh Gióng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Huỳnh Anh Tuấn

Đọc đoạn văn thánh gióng sau và trả lời câu hỏi

Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ nèn nhổ những cuộn tre cạnh đường quộc vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn,tráng sĩ đuổi đến chân núi sóc (sóc sơn). Đến đấy,một mình một ngựa,tráng sĩ lên đỉnh núi,cởi giáp sắt bỏ lại,rồi cả người cả ngựa bay lên trời

1)hãy xác định nội dung chính của đoạn văn

2)hãy xác định tất cả từ hán việt,từ hán và từ mượn(nếu không có thì khỏi xác định)

3)trong đoạn văn, nhân vật thánh gióng thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào?

4)hãy viết suy nghĩ của em về thánh giong (8->12 dòng)

Trịnh Thị Hải Yến
15 tháng 10 2017 lúc 17:24

1)Hình tượng Gióng là biểu tượng tốt đẹp và phi thường thể hiện ước mơ về người anh hùng dân tộc của người dân Văn Lang

2)???

3)phẩm chất tốt đẹp:không màng danh lợi

4)Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Chibi Usa
16 tháng 10 2017 lúc 14:45

3,

Trong đoạn văn, nhân vật thánh gióng thể hiện phẩm chất tốt đẹp là : Dũng cảm, không tham tiền của

4,

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.


Các câu hỏi tương tự
nguyễ phương linh
Xem chi tiết
Viet Hoang
Xem chi tiết
nguyễn thị mai
Xem chi tiết
Enderboy gamer
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Phúc Trần
Xem chi tiết
đây là shin lầy
Xem chi tiết
Hùng Tô
Xem chi tiết
phạm đình xuân
Xem chi tiết