Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trung Dũng

Đọc đoạn thơ sau:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích 

Nhảy trên đường vàng...

Nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ.

 

🍀thiên lam🍀
21 tháng 5 2021 lúc 8:48

Tham khảo nha!

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.

 Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tung tăng tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

 Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả: Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta…


Các câu hỏi tương tự
Đào Thị Thanh Hoài
Xem chi tiết
phamminhtuan
Xem chi tiết
Đào Thị Thanh Hoài
Xem chi tiết
Khánh Hoàng
Xem chi tiết
Kim Ngân Lương thị
Xem chi tiết
Xem chi tiết
ka nekk
Xem chi tiết
Phương Nguyễn
Xem chi tiết
imposter
Xem chi tiết