ĐỀ : Giải thích câu nói của nhà văn M.Gorki : Sách mở ra trước mắt tôi những những chân trời mới.
Làm theo dàn ý này nhé !
*Mở bài :
- Giới thiệu giá trị của sách.
- Giới thiệu câu nói của nhà văn M.Gorki.
*Thân bài : Giải thích :
- Sách là gì ?
+ Nội dung.
+Hình thức.
- Những chân trời mới là gì ? ( sự hiểu biết trí tuệ của nhân loại )
- Ý nghĩa cả câu : Sách giúp cho con người mở mang tầm nhìn , sự hiểu biết, ứng xử... ( dẫn chứng )
- Vì vậy, chúng ta cần :
+ Chăm đọc sách.
+ Chọn sách tốt , sách hay để đọc.
+ Bảo vệ , phát huy giá trị của sách.
* Kết bài :
- Khẳng định câu nói trên là đúng.
- Tình cảm , thái độ của em đối với sách.
M.n giúp mik nha ! Thanks m.n nhìu !
Nhớ là không được chép trên mạng nha !
Đề: khi nói về vai trò của sách, M.Go-rơ-ki đã khẳng định: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”, em hiểu gì về câu nói
Bài làm:
M.Go–rơ-ki là bậc thầy của giai cấp vô sản. Để có được một vốn hiểu biết rộng lớn và sâu sắc, ông đã có những trải nghiệm vô cùng gian khổ. Điều quyết định thành công của ông là nghị lực phi thường. Nhắc tới ông, không thể không nói tới tinh thần tự học. Và sách chính là người bạn đồng hành giúp ông thành công. Bởi thế, khi nói về vai trò của sách, M.Go-rơ-ki đã khẳng định: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Trước hết, nhận định của M.Go-rơ-ki được hiểu như thế nào? “Sách” là một sản phẩm xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội. “Chân trời mới” có nghĩa đen là đường giới hạn giữa bầu trời và mặt đất (hay mặt biển). Về nghĩa bóng, “chân trời mới” được hiểu là những giá trị mới mẻ, tích cực mà con người có thể chạm tới. Chân trời mới có thể là chân trời trí thức, là chân trời cảm xúc, chân trời nhân cách. Lời nhận định trên đã đề cập đến tầm quan trọng của sách trong đời sống tinh thần của con người. Với câu nói đó, M.Go-rơ-ki khẳng định rằng sách là một giá trị to lớn và kì diệu trong cuộc sống của con người.
Vậy vì sao “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”? Trong thực tế, sách có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Sách mở mang, nâng cao trí tuệ, hình thành, bồi dưỡng nhân cách cho con người. Sách là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Sách đưa ta vượt thời gian để biết đến lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán và bản sắc của các d/tộc trên thế giới, để hiểu thêm về quá trình dựng và giữ nước của cha ông. Sách chắp cánh cho ta vương tới tương lai, đồng thời hiểu sâu hơn về hiện tại. Sách là luồng thông tin vượt không gian và thời gian, cung cấp cho con người những bí mật và quy luật của tự nhiên, giúp con người tìm cách chống lại thiên tai. Sách còn là một trái đất thu nhỏ vô cùng hữu ích. Chỉ cần ngồi một chỗ, ta có thể đi du lịch trên khắp thế giới, đến với những miền đất mới lạ và thú vị. Sách văn học đưa ta vào thế giới nội tâm qua những áng văn s/sắc, đầy nhân văn. Nó khơi dậy trong ta tình yêu thương giữa con người với con người. Từ sách, ta học được cách yêu thiên nhiên, yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất nước. Sách hướng ta tới những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống. Sách không những giúp ta trau dồi kiến thức mà còn trang bị những kinh nghiệm sống, những bài học làm người quý giá, hướng tâm hồn ta tới cái chân - thiện - mĩ. Nhờ sách, ta k/phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra quan niệm cùng mục đích sống của mình, mở rộng tầm hiểu biết về thiế giới xung quanh. Trong sách, có chứa đựng kiến thức, kiến thức lại bao hàm thành công. Chính vì vậy, k/thức là chiếc chìa khóa chân chính mở cách cửa t/lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của mỗi chúng ta. A U – pít đã cũng đã khẳng định "Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời.” .“ Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách” (M.Mông-tê-guy). “Đọc sách ko ~ để nâng cao trí thức mà còn nâng cao nhân cách” (Dr.Gúerin).
Trước những giá trị to lớn của lớn như vậy, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào với sách? Trước hết, chúng ta phải thật sự yêu sách, đam mê đọc sách, biết g/gìn, nâng niu, tôn trọng sách thì sách mới là người thầy, người bạn và là “con đường sống” của mỗi người. Chúng ta cần phân biệt sách tốt và sách xấu. Sách tốt là sách phản ảnh chính xác về quy luật của tự nhiên, về đời sống x/hội. Nó nâng cao đ/đức, làm phong phú đời sống tinh thần của ta. Nó giáo dục ta biết sống nhân ái, sống có tình nghĩa. Ngược lại, sách xấu là những cuốn sách mang n/dung tầm thường, ko chính xác, ko lành mạnh. Bởi vậy, cần lựa chọn ~ cuốn sách hay, tốt phù hợp với lứa tuổi, sở thích của mỗi người. Song, cũng cần có mọt phương pháp đọc khoa học. Nhà văn Chu Quang Tiềm từng k/định: “phải lựa cho kĩ, đọc cho tinh”. Trước tiên, khi đọc, cần chú ý tập trung tư tưởng. Đọc ít nhưng nắm được cốt lõi, bản chất của vấn đề. Phải đọc kĩ, tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, không cần phải đọc thật nhiều mà đọc đến đâu hiểu đến đó. Phải hiểu những gì mình đọc và ghi chép lại những điều cần nhớ, sau đó, áp dụng những điều học được vào thực tiễn cuộc sống. Là h/sinh, chúng ta cần yêu sách, đam mê đọc sách và biết vận dụng k/thức từ sách vào thực tế cuộc sống.
Ngày nay, đất nước phát triển, nhiều phương tiện hỗ trợ cho học tập ra đời internet, báo,... Vậy nhưng sách vẫn giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó không chỉ là con đường sống của một người mà của cả nhân loại. Vì vậy, câu nói của M. Go- rơ- ki là đúng đắn và có ý nghĩa với mọi người ở mọi thời đại khác nhau.