Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hermione Granger

Đề bài: Hãy tả một di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh mà em biết.

pham viet anh
16 tháng 8 2021 lúc 15:21

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thúc năm học, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bố rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

Khách vãng lai đã xóa
☆ᴛǫღʏᴏᴋᴏ♪
16 tháng 8 2021 lúc 15:22

Tham khảo ! 

- Đất nước chúng ta có 54 tỉnh thành với biết bao danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử để lại. Thế nhưng đặc biệt nhất với tất cả người dân Việt Nam có lẽ lại là lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi yên nghỉ của người mà chúng ta hay gọi bằng hai tiếng “Bác Hồ”. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Tổ quốc.

Khách vãng lai đã xóa
Ga
16 tháng 8 2021 lúc 15:22

Tham khảo ạ :

- Đất nước chúng ta có 54 tỉnh thành với biết bao danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử để lại. Thế nhưng đặc biệt nhất với tất cả người dân Việt Nam có lẽ lại là lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi yên nghỉ của người mà chúng ta hay gọi bằng hai tiếng “Bác Hồ”. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Tổ quốc.

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Thùy An
16 tháng 8 2021 lúc 15:23

Vịnh Hạ Long một kiệt tác của thiên nhiên được công nhận là di sản thế giới, là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Việt Nam. Tự hào thay khi chúng ta được sở hữu một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đến thế.

Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại rằng ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ của mình chính là Bái Tử Long, nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long Vĩ.

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.

Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Bao tạo nhân mặc khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long, dường như họ đều cảm thấy lúng túng và bất lực bởi vốn từ hiện có vẫn chưa đủ để mô tả vẻ đẹp của Hạ Long.

Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…

Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.

Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: Khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.

Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Vịnh Hạ Long là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, hằng năm cung cấp hải sản cho các nhà máy chế biến.

Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Ngày nay, vịnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đăng Hoàng
16 tháng 8 2021 lúc 15:23

Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp tiêu biểu của một vùng đất bởi vậy những đại danh đó trở thành niềm tự hào của mỗi người con trên mảnh đất họ được sinh ra. Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, vườn Bách Thảo,… Và đó là người Hà Hội thì ai ai cũng tự hào về chùa Một Cột, ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có lối kiến trúc vô cùng độc đáo.

Sự ra đời của ngôi chùa này gắn với những giai thoại lịch sử vô cùng lí thú. Được xây dựng vào mùa đông tháng mười Âm lịch năm 1049, theo truyền thuyết thì chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lí Thái Tông và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Thời đó, đạo Phật với tư tưởng từ bi hỉ xả hết sức nhân văn đang được trọng dụng. Một đêm, nhà vua nằm mơ thấy được Phật Bà Quan Âm dắt lên toà sen. Nhà vua bèn vời nhà sư Thiền Tuệ vào triều để hỏi về giấc mộng của mình. Theo gợi ý của nhà sư, vua Lí Thái Tông đã cho xây dựng ngôi chùa này. Ban đầu chùa có tên là Diên Hựu với ý nghĩa lâu dài mãi mãi, sau này chùa mới được đổi theo nhiều tên gọi khác nhau và cái tên Một Cột được giữ lại đến ngày nay là dựa vào đặc điểm, hình dáng vô cùng độc đáo, đặc sắc của ngôi chùa.

Chùa hoàn toàn được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền. Chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay để thờ. Bao quanh chùa là một hồ nước nhỏ có tên là Linh Chiểu. Chùa bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong dựng trên cột cao 4m, có đường kính là l,2m và một cột đá hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Chùa có một hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ rất quy mô. Đài Liên Hoa có mái ngói mà bốn góc uốn cong, trên có hình lưỡng long triều nguyệt. Hình ảnh ngôi chùa nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Với những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, toả hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Chùa hiện nay năm trong khu di tích gồm cả Bảo tàng Hồ Chí Minh, khu Lăng của Bác và trở thành điểm nhấn cho quần thể di tích này. Vào những dịp lễ tết mọi người lại đến chùa thắp hương khấn Phật mong điều an lành cho gia đình và bản thân.

Chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng truyền thống của văn hoá Hà Nội. Với ý nghĩa đó, địa danh này đã được chọn làm biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội và đài truyền hình Hà Nội, ngoài ra chùa còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng.

Chùa Một Cột đã trở thành một chứng nhân lịch sử của những năm tháng thăng trầm của Hà Nội. Cho dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa vẫn không mất đi vẻ đẹp giản dị và thiêng liêng. Và chắc hẳn dù có đi đến đâu con người Việt Nam cũng sẽ tự hào kể cho bạn bè năm châu được biết về di tích lịch sử này.

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Anh Thư
16 tháng 8 2021 lúc 15:29

bạn tk

Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của một vùng châu thổ phù sa sông Hồng. Vùng quê Thái Bình ven sông, ven biển nơi còn lưu lại dấu tích của nền văn minh lúa nước ngàn xưa. Quê tôi không chỉ nổi tiếng với cánh đồng lúa bát ngát, những bãi biển tự nhiên mà còn có hình ảnh chùa Keo như chẳng thể phai mờ trong tâm thức của người dân quê lúa.

Người Thái Bình hôm nay, vẫn còn rỉ tai hát cho nhau nghe câu ca dao xưa: “Dù cho cha đánh mẹ treo. Em không bỏ hội chùa Keo Thái Bình”. Chùa Keo nằm trên địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, được xây dựng cách đây 400 năm để tưởng nhớ thiền sư Dương Không Lộ. Tôi đến thăm chùa Keo rất nhiều lần nhưng cảm xúc thành kính vẫn y nguyên với tôi như lần đầu được đặt chân vào miền đất Phật này.

Cũng giống nhiều ngôi chùa khác ở Bắc bộ, chùa Keo được xây dựng với kiến trúc cổ từ thời Lý. Toàn bộ ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ lim, gồm 107 gian vô cùng rộng lớn. Chùa Keo được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất cả nước. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2 mét. Những cây cột trụ trong chùa được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng người nghệ dân xưa đã khéo kéo chạm khắc các bông sen tinh tế ở trên. Cánh cửa lim trầm mặc, qua năm tháng đổi thay của thời gian vẫn lặng lẽ ở đó, không có gì thay đổi. Bước vào trong ngôi chùa, sự uy nghi bao phủ toàn bộ không gian tâm linh nơi đây. Mỗi gian thờ tôi thấy các bức hoành phi, câu đối rất đẹp, trạm trổ từng dòng chữ Nho uốn lượn. Những bức tượng Phật thấp thoáng sau làn hương khói làm cho ngôi chùa thêm phần linh thiêng, cổ kính.

Đến với chùa Keo, tôi không chỉ bị lôi cuốn bởi ngôi chùa rộng lớn, mà chùa còn có công trình kiến trúc vô cùng tuyệt mĩ, đó là gác chuông. Điểm độc đáo của gác chuông là bằng những mộng gỗ xếp vào nhau mà không dùng bất kì một đinh sắt nào để gia cố. Qua bàn tay tỉ mỉ của người nghệ nhân chạm khắc, từng đường nét trang trí mỹ thuật điêu luyện làm tôn vẻ đẹp lộng lẫy của toà tháp. Đứng trên gác chuông, tôi thả hồn mình theo những cánh cò trắng chập chờn nơi đồng lúa mênh mông, mang đến cho tôi biết bao trải nghiệm tuyệt vời tại nơi đây.

Ngôi chùa cổ kính, đã đứng vững vàng qua 400 năm vói những biến động của  lịch sử. Trải qua nhiều đợt trùng tu chùa Keo vẫn giữ được những giá trị văn hoá, kiến trúc của riêng mình. Chùa Keo được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, cần được giữ gìn và bảo vệ. Hằng năm, lễ hội chùa Keo được tổ chức vào tháng giêng và tháng chín âm lịch, thu hút nhiều khách thăm quan trên mọi miền đất nước.

Chùa Keo đã trở thành một biểu tượng ăn sâu vào văn hoá và tiềm thức của người dân Thái Bình. Người Thái Bình dẫu có đi đâu xa vẫn tự hào về một di tích lịch sử của quê hương. Với tôi, chùa Keo trở thành một phần kí ức không thể phai nhoà trong những năm tháng tuổi thơ. 

https://conkec.com/ta-mot-di-h-lich-su-hoac-danh-lam-thang-canh-ma-em-biet-hoac-da-den-tham-quan-a21949.html

Khách vãng lai đã xóa
Tung Duong
16 tháng 8 2021 lúc 15:31

Bạn tham khảo ạ:

Việt Nam là một nước văn hiến. Cách đây gần một ngàn năm, vào năm 1070, Văn Miếu được xây dựng và đến năm 1076, tại đây, Quốc Tử Giám được chính thức thành lập, là nơi dạy học cho Thái tử và con các quan đại thần. Năm 1257, Quốc Tử Giám được đổi thành Quốc Học Viện. Sang đời Lê, lại đổi thành Nhà Thái Học. Từ những ngày đầu tiên đó, Quốc Tử Giám thực sự là một trường đại học đầu tiên của nước Đại Việt. Và sau đó, trường đại học này đã được đặt dưới sự lãnh đạo của các vị Tứ nghiệp hoặc Tế tửu (như giám đốc ngày nay) mà tài năng và đức độ từng nổi tiếng trong lịch sử Chu Văn An, một nhà nho đầy khí phách và tài năng; Ngô Sĩ Liên, một sử gia cấn trọng; Lê Quý Đôn một học giả uyên thâm,…

Từ năm 1482, Lê Thánh Tông, một ông vua nổi tiếng hay chữ chủ súy Hội Tao Đàn đã cho dựng bia đá, khắc tên những người thi đỗ tiến sĩ. Vì thế mà một “rừng bia” đã được dựng lên theo từng khoa thi. Theo tài liệu để lại, đáng lẽ phải 106 tấm, nhưng cho đến nay chỉ còn 82 tấm đặt trên lưng những con rùa đá đồ sộ.

Trong số 1306 ngưòi thi đỗ, có tên trên bia, có thể đọc thấy tên một số danh sĩ như Lương Thế Vinh (1441 – ?), Lê Qúy Đôn (1726 – 1783), Ngô Sĩ Liên (đỗ tiến sĩ năm 1544), Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803) và rất nhiều người khác.

Đến đời Nguyễn, Thủ đô bị dời vào Huế. Quốc Tử Giám chỉ còn là Văn Miếu thờ Không Tử. Năm 1946, thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã đốt phá gần hết Văn Miếu. Từ năm 1954, năm giải phóng Thủ đô đến nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được trùng tu sửa sang, xây dựng lại, đúng quy cách như xưa, nhưng đẹp đẽ hơn nhiều.

Nằm ở phía tây nội thành Hà Nội, trên một khoảng đất rộng, Văn Miếu là một khu di tích lịch sử, đẹp đẽ, trang nghiêm và còn nhiều tư liệu quý.

Trước cổng, có một hồ nhỏ, có đảo, gọi là Văn Hồ. Qua một cổng, có 4 cột trụ là một cổng lớn xây theo kiểu tam quan, có gác chuông và hai cổng phụ nhỏ hai bên, trên cổng còn rõ chữ Văn Miếu Môn. Trước và sau cổng có hai đôi rồng đá, tạc từ thời Lê. Qua một đoạn đường lát gạch là cổng Đại Trung và hai cổng nhỏ: Thành Đức và Đạt Tài. Lại qua một đoạn đường nữa đến Khuê Văn Các. Đây là một công trình độc đáo, được dựng lên năm 1805, với tám mái cong, xinh xắn, trên gác có cửa hình tròn, có những con tiện tỏa ra như nhũng tia sáng của một ngôi sao lớn: ngôi sao Khuê, tượng trưng cho văn học.

Bên trong và sát với Khuê Văn Các là một giếng hình vuông, quanh năm nước xanh trong vắt: Thiên Quang Tỉnh (giếng chứa ánh sáng mặt trời). Khuê Văn Các với Thiên Quang Tỉnh qua cửa số hình tròn và mặt giếng hình vuông, theo quan niệm của người xưa nói về vũ trụ: trời tròn, đất vuông.

Hai bên giếng Thiên Quang là khu nhà bia. Những tấm bia đá đồ sộ, đã trải mưa nắng bão dông qua hàng trăm năm, có tấm bị nứt, có tấm đã mờ, có tấm rêu phong; thậm chí có tấm đã bị triều đình nhà Nguyễn đục đi mất một số tên tiến sĩ – những nhân sĩ tiến bộ đã làm việc với nhà Tây Sơn.

Vào khu vực này, lòng ai mà không xúc động về nền văn hóa và ý thức bảo tồn văn hóa, trọng người hiền tai của cha ông ta từ xưa?

Qua hết khu vực này đến phần chính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Một chiếc sân khá rộng, lát gạch Bát Tràng cổ, hai bên là tả vu và hữu vu. Cuối sân là nhà Bái Đường và Chính điện, xây dựng vào cuối thế kỉ XIII với nhũng hàng cột gỗ lim vững chãi, nâng những cánh mái cong vút tám đầu đao.

Văn Miếu không những đẹp về cách sắp xếp các kiến trúc qua nhiều cửa cách nhau bằng những lối đi dài hun hút, tạo ra khung cảnh chờ đợi của người đi vào, mỗi bước đi lại mở ra một ảnh trí mới lạ, một công trình mới lạ, mà Văn Miếu còn đẹp vì những hàng cây cổ thụ, tỏa bóng um tùm mát rượi xuống những công trình cổ; những lối đi lát gạch vòng vèo và những thảm cỏ xanh bốn mùa không đổi. Những chiếc hoa gạo, lá xoài, lá đa rụng lác đác như những cánh hoa thêu nhiều màu trên nền xanh biếc.

Từ năm 1954 đến nay, Văn Miếu được chọn làm nơi tổ chức những cuộc vui chơi giải trí tao nhã của Thủ đô trong những dịp ngày lễ, ngày Tết như ca nhạc, ngâm thơ, chơi chim…

Đặc biệt Tết năm 1962 trong một buổi ngâm thơ đón xuân những bài thơ hay đang được trình bày thì có một cụ già từ ngoài cửa bước vào. Nhưng mọi người nhận ra ngay và cùng reo lên: Bác Hồ! Bác Hồ! Đúng! Đó là Hồ Chủ tịch. Người đã ngồi nghe ngâm thơ suốt buổi và sau đó tặng các cụ hai câu thơ:

Tuổi già nhưng chí không già

Góp phần xây dựng nước nhà phồn vinh.

Hiện nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chăm sóc chu đáo. Cây cỏ được chăm bón và trồng thêm, bổ sung thường xuyên. Khu vực bia tiến sĩ được vẽ sơ đồ, có chú thích từng tấm ra đời năm nào, ghi tên tiến sĩ khoa thi nào…Gian chính diện dùng để trưng bày một số tư liệu văn học nghệ thuật của Thủ đô và của các danh nhân viết về Thủ đô qua nhiều thế kỉ.

Văn Miếu – Ọuốc Tử Giám là niềm tự hào chung của chúng ta. Nó là chứng tích rất cụ thể của nền văn hiến trải hàng ngàn năm vẫn sừng sững tính dân tộc, không một thế lực nào đụng chạm được vào nó

Khách vãng lai đã xóa

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây Đềlễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.



Nguồn: https://giaovienvan.com/hay-ta-mot-di-h-lich-su-hay-danh-lam-thang-canh-ma-em-biet.html#ixzz73gvcErrY

Khách vãng lai đã xóa

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như in vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mở hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có, Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động. Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.

Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, nó kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!

Khách vãng lai đã xóa
2K9-(✎﹏ ΔΠGΣLS ΩҒ DΣΔTH...
16 tháng 8 2021 lúc 18:14

tham khảo:

Đếm trong những di tích lịch sử của đất nước Việt Nam ta không thể nào không kể đến di tích lịch sử tại Tiên Du, Bắc Ninh. Đó là chùa Phật Tích, một ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Lý- Trần. Nơi đây cảnh núi non hữu tình và một ngôi chùa linh thiêng thanh tịnh cùng với tượng phật to lớn và tháp cao trên đỉnh núi

Bước chân vào cổng chùa Phật Tích là cánh cổng chùa giản dị nhưng mang đậm nét thời xưa. Bước chân vào trong là những cây đa ven đường, cây đa cổ thụ to lớn tỏa bóng mát cả lối đi vào chùa. Ngay cạnh cây đa là một chiếc hồ lớn, hàng năm mỗi độ lễ hội đến người quan họ hát những câu quan họ mượt mà trên mặt hồ này, nước hồ xanh biếc trong lành in bóng dáng cây đá bến nước, in bóng những liền anh liền chị trong chiếc áo tứ thân và khăn xếp áo the, in bóng cả những gương mặt lam lũ của người dân nơi đây nở nụ cười tươi mùa lễ hội.

Trước khi bước tới chùa, bên phải đường vào chùa là một khoảng đất rộng cho người dân tổ chức buôn bán ngày lễ hội. Người đến thăm chùa Phật Tích không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng và uy nghi nơi cửa Phật, những cây cổ thụ cao, những hàng cây đại, những bậc cầu thang cao dần dẫn đến chùa. Trong chùa có biết bao nhiêu là tượng phật. Bên ngoài chùa là những cây thông màu xanh tươi đẹp. Người du khách thăm quan theo đường lên núi, đi tới tượng Phật to lớn để thăm quan và chiếc tháp đối diện tượng Phật đó.

Đứng trên đỉnh núi nơi tượng Phật to lớn người ta có thể thu vào mắt mình những cảnh đẹp bình yên của non nước núi sông. Bức tượng Phật to lớn uy nghi bệ thế. Người ta không những cảm thấy thanh tịnh mà còn thấy yêu mến thêm đất nước tươi đẹp này.

Khách vãng lai đã xóa
Shu Korenai
16 tháng 8 2021 lúc 18:52

Xứ Đoản quê là một vùng đất trung du nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Núi Ba Vì (Tản Viên) sừng sững phía trời Tây, gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh. Tương truyền rằng trên đỉnh núi cao nhất, Sơn Tinh vẫn sống hạnh phúc bên người vợ dịu hiền, xinh đẹp là Mị Nương. Cuộc giao tranh dữ dội giữa Thần Núi và Thần Nước cách đây mấy ngàn năm còn để lại dấu vết rải rác suốt một dải đất ven chân núi. Sơn Tinh được nhân dân coi là vị phúc thần và lập đền thờ. Ngôi đền ấy có tên là đền Và.

Đền Và nằm giữa khu rừng lim cổ thụ, trên một gò đất cao và rộng gần làng Vân Gia, cách thị xã Sơn Tây hơn hai ngàn cây số. Ngôi đền rất lớn, được xây dựng cách đây đã hàng ngàn năm. Các cây cột trong đền toàn bằng gỗ lim màu nâu bóng, được kê trên những trụ đỡ bằng đá xanh chạm khắc công phu. Mái đền lợp ngói vảy cá, dấu vết thời gian in đậm ở màu rêu phong cổ kính. Các đầu đao uốn cong, tạo nét nhẹ nhàng, thanh thoát. Sân đèn lót gạch Bát Tràng, qua ngần ấy năm vẫn giữ nguyên màu đỏ như son.

Trên điện thờ đèn lung linh, khói nhang trầm thơm ngát , tạo nên không khí huyền ảo thiêng liêng. Mỗi năm, vào dịp lễ hội đền Và, khách hành hương từ khắp nơi đổ về đây đông nghịt, dâng hương hoa cầu khấn Sơn thần phù hộ độ trì cho mọi điều đều tốt đẹp.

Dưới gốc những cây lim già là bãi cỏ mịn màng. Du khách làm lễ xong có thể ngồi tựa lưng hóng gió, phóng tầm mắt ra xa ngắm phong cảnh hữu tình, ngắm bầu trời xứ Đoài mây trắng nhởn nhơ bay. Còn nếu vui chân, xin mời hãy đi vào những xóm thôn quanh đền để được nghe các cụ già kể lại truyền thuyết về cuộc quyết chiến giữa quân tướng của Sơn Tinh chống lại thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá của Thủy Tinh. Kết cục, Thủy Tinh đại bại, phải rút quân về. Một số chạy không kịp bị giết chết, trong đó có tướng cá trê bị chém đứt đôi, đầu một nơi, thân một nẻo. Giờ vẫn còn một tảng đá hình thù giống như phần đuôi cá trê nằm giữ lòng suối cạn của xóm có tên gọi là xóm Cá Trê.

Từ trên đê sông Hồng, vào mỗi buổi chiều tà, ta có thể nhìn thấy rất rõ núi Ba Vì sừng sững in bóng trên nền trời hoàng hôn đỏ sẫm. Dáng núi mới uy nghi, hùng vĩ làm sao! Quanh ba ngọn núi, mây trắng bồng bềnh, vấn vít như những tấm khăn voan mỏng khiến cho khung cảnh càng thêm thơ mộng.

Xứ Đoài gắn với nhiều truyền thuyết lịch sử gần bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Có một cái gì đó thân thương và thiêng liêng ràng buộc mỗi con người vào mảnh đất này, cho nên dù sống ở bất cứ phương trời nào họ cũng vẫn gửi nhớ, gửi thương về đó.

Cũng như bao người con khác của quê hương, em yêu mến và tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn của mình và muốn được góp công sức nhỏ bé vào việc gìn giữ và xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Liên
17 tháng 8 2021 lúc 18:46

- Đất nước chúng ta có 54 tỉnh thành với biết bao danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử để lại. Thế nhưng đặc biệt nhất với tất cả người dân Việt Nam có lẽ lại là lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi yên nghỉ của người mà chúng ta hay gọi bằng hai tiếng “Bác Hồ”. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Tổ quốc.

Khách vãng lai đã xóa

Bài đây nha:

Kể về danh lam thắng cảnh: Lăng Bác Hồ

- Đất nước chúng ta có 54 tỉnh thành với biết bao danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử để lại. Thế nhưng đặc biệt nhất với tất cả người dân Việt Nam có lẽ lại là lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi yên nghỉ của người mà chúng ta hay gọi bằng hai tiếng “Bác Hồ”. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Tổ quốc.

HT

Khách vãng lai đã xóa
☆ᴛǫღʏᴏᴋᴏ♪
30 tháng 8 2021 lúc 14:39

- Đất nước chúng ta có 54 tỉnh thành với biết bao danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử để lại. Thế nhưng đặc biệt nhất với tất cả người dân Việt Nam có lẽ lại là lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi yên nghỉ của người mà chúng ta hay gọi bằng hai tiếng “Bác Hồ”. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Tổ quốc.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Đạo đức lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Khách vãng lai đã xóa
Lại Thanh Tùng
16 tháng 8 2021 lúc 15:25

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như in vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mở hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có, Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động. Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.

Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, nó kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại

Khách vãng lai đã xóa

Nhắc đến danh lam thắng cảnh Chùa Bái Đính là nhắc đến một không gian văn hóa tâm linh nổi tiếng của vùng cố đô Ninh Bình. Được công nhận là một trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á nơi đây không chỉ là hành trình văn hóa trên đất Phật mà còn chứa đựng giá trị tâm linh, du lịch của cả nước.

Khu tâm linh Chùa Bái Đính nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km. Phía Tây tiếp giáp với cố đô Hoa Lư, đây được xem là một trong ngôi chùa có nhiều thứ nhất ở vùng Đông Nam Á như : nhiều tượng phật bằng đồng nhất, chùa có diện tích lớn, hàng lang có nhiều tượng phật nhất.

Có thể nói về khu du lịch tâm linh Chùa Bái Đính chính là một nơi hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Không gian kiến trúc độc đáo, đồ sộ với những nét chạm trổ đúc đồng tinh tế, cảnh quan núi non hùng vĩ, núi gối sông, mây vờn đỉnh núi. Du khách hành hương đến đây tâm như sáng lòng như yên hơn.

Khi đến với Bái Đính điều đầu tiên bạn thấy đó chính là Tam Quan cao đến 17m, được xem là một trong những ranh giới giữa cõi thiêng và cõi trần. Bước qua Tam Quan bạn sẽ đến với không gian tâm linh thanh tịnh với chuông đồng cổ nặng 36 tấn, mỗi khi tiếng chuông ngân vang như xóa tan sự u tịch nỗi thống khổ của chúng sanh.

Dọc hành lang là 500 vị La Hán, con đường đưa con người đến cõi Phật, thức tỉnh lương tri làm người. Các pho tượng Quan Âm, Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam với hình dáng uy nghi bác ái mang đến cho con người niềm tin về vẻ chân thiện mỹ, gieo vào trong chúng ta cảm giác nhân sinh mạnh mẽ. Đây được xem là một trong những công trình đồ sộ giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Chùa Bái Đính dựa mình vào núi xanh thăm thẳm, từ đây nhìn xuống bạn sẽ thu trọn vào tầm mắt không gian lung linh huyền ảo như một bức tranh tâm linh tuyệt mĩ lại không kém phần cổ kính.

Người ta nhắc đến chùa Bái Đính thường đi kèm với nhận định đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không nhà Lý tu hành và đặt tên cho ngôi chùa. Quốc sư đã phát hiện ra vẻ kỳ vĩ của ngôi chùa, phía tây dựa núi cảnh sắc yên bình mà đặt dựng lên ngôi chùa Bái Đính này.

Nhắc đến Quốc sư Nguyễn Minh Không là nhắc đến một hiền tài của dân tộc. Ông không chỉ góp phần khai sáng nền tâm linh mà còn là ông tổ của ngành chữa bệnh bằng thuốc Nam. Ông đã chữa khỏi bệnh cho nhà vua Lý Thần Tông, được phong là đức Thánh Nguyễn.

Không chỉ góp phần làm nên một nền y học lẫy lừng mà đức Thánh Nguyễn còn được biết đến là một trong những ông tổ của nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên Tứ đại khí nổi tiếng thời nhà Lý như tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh.

Chính vì thế đến ngày nay chùa Bái Đính được mệnh danh là một trong những địa điểm hội tụ linh khí của trời đất, tâm linh của dân tộc và nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên đã quá ưu ái khi ban tặng cho con người Ninh Bình một phong cảnh sơn thủy hữu tình và con người chính là những nhân tố quan trọng để tôn vinh vẻ đẹp đó. Chùa Bái Đính trở thành một trong những không gian văn hóa tâm linh độc đáo của cả nước. Nếu có dịp hành hương về vùng đất Phật linh thiêng này hãy đừng quên ghé thăm công trình kiến trúc đồ sộ này nhé.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đinh Thị Hải Khánh
Xem chi tiết
nlam
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Lương Phương
Xem chi tiết
thuong nguyen
Xem chi tiết
Slendreman metor
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
ngọc linh
Xem chi tiết
•¢ɦẹρ➻¢ɦẹρ
Xem chi tiết