Mình trả lời theo sách bạn nhé:
- Đất (hay thổ nhưỡng): Là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì
- Đất gồm 2 thành phần: thành phần khoáng và thành phàn hữu cơ.
+) Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau
Nguồn gốc của thành phần khoáng có thể là sản phẩm phong hóa của đá gốc hoặc sản phẩm phong hóa từ nơi khác chuyển tới
+) Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tầng này có màu xám thẩm hoặc đen là màu của chất mùn
Thành phần hữu cơ trong đất có nguồn gốc từ các sinh vật như rễ cây, sâu bọ, giun, dế, . . .
- Chất mùn giúp: Cung cấp thức ăn và những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển.
- Độ phì của đất: Là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Vai trò của con người: Trong sản xuất nông nghiệp các hoạt động kinh tế làm cho độ phì của đất tăng hoặc giảm:
+) Trồng cây,chăm sóc,bảo vệ,bón phân và canh tác đúng phương pháp độ phì sẽ tăng lên đất trở nên tốt.
+) Trái lại khai thác bừa bãi không có kế hoạch, không đúng phương pháp độ phì sẽ giảm đất sẽ trở nên xấu.
Chúc bạn học tốt!
này Hồ Duy Hiếu bạn đang sai box rồi nha box này là box địa lí chứ không phải là box ngữ văn đâu nha!
lộn cho mình sửa lại: box này là box ngữ văn chứ không phải là box nha bạn!
Nhầm lẫn tí ấy mà!!!
ấy chết thiếu nữa: thêm cho mình hàng thứ 2 mình mới sửa: thêm 2 từ địa lí!
Nhầm tí ấy mà!
-Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật
-Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v
-vai trò của đất mùn cung cấp thức ăn, những chất cần thiết cho thực vật phát triển và tồn tại
-Con người có vai trò làm tăng hoặc giảm độ phì của đất tùy thuộc vào các hoạt động canh tác trên đất:
- Khai thác, sử dụng phân bón hóa học không hợp lý, thuốc trừ sâu, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ làm cho đất trở nên kém phì nhiêu.
- Bón phân cho đất, khai thác đất hợp lý, cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn giúp độ phì trong đất được tăng lên.
+ Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật". Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v...
+Đất (hay thổ nhưỡng) gồm các thành phần:
– Khoáng chất do đá mẹ bị phá huỷ mà thành.
– Chất hữu cơ do xác sinh vật cung cấp cho đất.
– Nước và không khí tồn tại trong các khe hở của các hạt đất.
+ đất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất vì nó là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sông trên mặt đất + Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng, độ khỏe mạnh của cây trồng. + Con người có vai trò làm tăng hoặc giảm độ phì của đất tùy thuộc vào các hoạt động canh tác trên đất:- Khai thác, sử dụng phân bón hóa học không hợp lý, thuốc trừ sâu, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ làm cho đất trở nên kém phì nhiêu.
- Bón phân cho đất, khai thác đất hợp lý, cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn giúp độ phì trong đất được tăng lên.