Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lilith.

Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A có \(AB< AC,\) đường cao AH. Từ H kẻ \(HM\perp AB\left(M\in AB\right),\) kẻ \(HN\perp AC\left(N\in AC\right)\). Gọi I là trung điểm của HC, lấy K trên tia AI sao cho I là trung điểm của AK.

a. Cminh: tứ giác AHKC là hình bình hành.

b. Biết MN cắt AH tại O. Cminh: \(MH//AC;\widehat{OMH}=\widehat{HKC.}\)

c. Gọi D là giao điểm của CO và AK. Cminh: \(AK=3AD.\)

Rái cá máu lửa
18 tháng 10 lúc 0:17


a, Xét tứ giác AHKC có: I là trung điểm của AK và HC, đồng thời AK cắt HC tại I
⇒ Tứ giác AHKC là hình bình hành (hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường) (dpcm)
b, Do tứ giác AHKC là hình bình hành ⇒ \(\widehat{HKC}=\widehat{HAC}\) (tinh chat hinh binh hanh) (1)
Xét tứ giác AMHN có:
\(\widehat{MAN}=90^o\left(doAB\perp AC\right)\)
\(\widehat{AMH}=90^o\left(doAM\perp HM\right)\)
\(\widehat{ANH}=90^o\left(doAN\perp HN\right)\)
⇒ Tứ giác AMHN là hình chữ nhật ⇒ MH = AN, \(\widehat{MHN}=\widehat{ANH}\left(=90^o\right)\) (tính chất hình chữ nhật)
Xét ΔMHN và ΔANH có:
MH = AN
\(\widehat{MHN}=\widehat{ANH}\)
HN chung
⇒ ΔMHN = ΔANH (c-g-c) ⇒ \(\widehat{NMH}=\widehat{HAN}hay\widehat{OMH}=\widehat{HAC}\) ( 2 goc tuong ung) (2)
Từ (1) và (2) ⇒ \(\widehat{OMH}=\widehat{HKC}\left(dpcm\right)\)
c, Do tứ giác AMHN là hình chữ nhật có hai đường chéo MN và AH cắt nhau tại O
⇒ O là giao điểm của hai đường chéo ⇒ O là trung điểm của AH
Xét ΔAHC có: I là trung điểm của HC, O là trung điểm của AH, CO cắt AI tại D
⇒ D là trọng tâm ΔAHC 
⇒ \(AD=\dfrac{2}{3}AI\) (tinh chat trong tam tam giac)
Lại có: 2AI = AK (do I là trung điểm của AK)
Như vậy, \(AD=\dfrac{AK}{3}\Rightarrow3AD=AK\left(dpcm\right)\)


Các câu hỏi tương tự
Giang Hoàng Thị Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Châu
Xem chi tiết
Đỗ Thị Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn đỗ khang an
Xem chi tiết
Chau
Xem chi tiết
Cấn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết
truongtrieuman2005
Xem chi tiết
Khánh Huyền Nguyễn
Xem chi tiết