Câu 10. Định luật bảo toàn khối lượng được giải thích dựa trên cơ sở:
A. Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng hóa học không đổi
B. Số nguyên tố mỗi chất luôn biến đổi
C. Số chất trong phản ứng hoá học được bảo toàn
D. Số phân tử mỗi chất được bảo toàn trong phản ứng hoá học
Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng là do trong phản ứng hoá học:
(1) chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
(2) số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên.
(3) khối lượng của các không đổi.
(4) Cả 3 nhận định trên đều đúng.
Giải thích nào đúng:
A. (1).
B. (2) .
C. (3).
D. (4) .
Hình dưới đây là sơ đồ tương trựng cho phản ứng: Giữa khí N2 và khí H2 tạo ra ammoniac NH3.
Hãy cho biết:
a) Tên các chất tham gia và sản phẩm?
b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu có giữ nguyên không?
a) Vì sao nói được: Khi chất có phản ứng chính là phân tử phản ứng (nếu là đơn chất kim loại thì chất phản ứng là nguyên tử kim loại phản ứng).
b) Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả là gì?
c) Theo hình 2.5 trong bài học hãy rút ra câu trả lời: Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố có giữ nguyên trước và sau phản ứng không?
Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về phản ứng hóa học?
A.Xuất hiện chất kết tủa hoặc chất khí là dấu hiệu thể hiện phản ứng hóa học xảy ra.
B.Trong phản ứng hóa học xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử.
C.Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất tham gia phản ứng tăng dần theo thời gian phản ứng.
D.Một số phản ứng hóa học cần xúc tác để phản ứng xảy ra nhanh hơn
Lượng chất tham gia phản ứng thay đổi thế nào khi PƯHH xảy ra?
A.Giảm dần.
B.Tăng lên rồi giảm lại.
C.Tăng dần.
D.Không thay đổi.
Trong một phản ứng hóa học, chỉ có yếu tố nào thay đổi?
A.Liên kết giữa các nguyên tử.
B.Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố.
C.Số lượng nguyên tố.
D.Hóa trị của nguyên tố.
Dấu hiệu nào giúp phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý?
A.Thay đổi về hình dáng.
B.Sự phát sáng.
C.Sự xuất hiện chất mới.
D.Sự tỏa nhiệt.
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất định luật bào toàn khối lượng? (1) Trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. (2) Tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. (3) Trong phản ứng hóa học, nguyên tử không bị phân chia. (4) Số phần tử của các sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.
a) (2)
b) (3) và (4)
c) (1) và (4)
d) (1) và (3)
Câu 29: Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng:
A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố. B. Số nguyên tử trong mỗi chất. C. Số phân tử trong mỗi chất. D. Số nguyên tố tạo ra chất.
Câu 30: Khối lượng trước và sau một phản ứng hóa học được bảo toàn vì
A. số lượng các chất không thay đổi. B. số lượng nguyên tử không thay đổi. C. liên kết giữa các nguyên tử không đổi. D. không có tạo thành chất mới. Câu 31: Một cốc đựng dung dịch axit clohiđric và 1 viên kẽm được đặt ở đĩa cân X. Trên đĩa cân Y đặt các quả cân sao cho kim cân ở vị trí cân bằng. Bỏ viên kẽm vào cốc axit. Biết rằng có phản ứng: Zn+2HCl ---->ZnCl2 +H2
Vị trí của kim cân là:
A. Kim cân lệch về phía đĩa cân B.
B. Kim cân lệch về phía đĩa cân X.
C. Kim cân ở vị trí thăng bằng.
D. Kim cân không xác định.
Câu 32: Có mấy bước lập phương trình hóa học? A. 2 bước. B. 3 bước. C. 4 bước. D. 5 bước.
Câu 35: Cân bằng một phản ứng hóa học tức là
A. làm cho số nguyên tử trước và sau phản ứng bằng nhau.
B. làm cho liên kết giữa các nguyên tử không thay đổi.
C. làm cho khối lượng trước phản ứng nhiều hơn.
D. làm cho khối lượng sau phản ứng nhiều hơn.
Câu 43: Số Avogađro có giá trị là
A. 6.10^22 . B. 6.10^23 . C. 6.10^24 . D. 6.10^25 .
Câu 44: Mol là lượng chất chứa bao nhiêu hạt vi mô (nguyên tử, phân tử)?
A. 3.10^6 . B. 6.10^23 . C. 6.10^22 . D. 7,5.10^23 .
Câu 45: Trong 1 mol H2O có chứa bao nhiêu nguyên tử hiđro? A. 3.10^6 . B. 9.10^23 . C. 12.10^23 . D. 6.10^23 .
Câu 46: Trong 1 mol AlCl3 có chứa bao nhiêu nguyên tử clo? A. 18.10^6 . B. 9.10^23 . C. 12.10^23 . D. 6.10^23
Câu 51: Nếu 2 chất khác nhau nhưng có ở cùng nhiệt độ và áp suất, có thể tích bằng nhau thì
A. cùng khối lượng. B. cùng số mol. C. cùng tính chất hóa học. D. cùng tính chất vật lí.
Câu 49: Trong 1 mol CO2 có bao nhiêu phân tử? A. 6,02.10^23 . B. 6,04.10^23 . C. 12,04.10^23 . D. 18,06.10^23 .
Trong phản ứng hóa học, phân tử này biến đổi thành phân tử khác là do:
A. các nguyên tử tác dụng với nhau.
B. các nguyên tố tác dụng với nhau.
C. liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
D. liên kết giữa các nguyên tử bảo toàn