Câu 15. Sự kiện mở đầu cách mạng Pháp là gì?
A. Hội nghị ba đẳng cấp.
B. Thông qua Hiến pháp.
C. Nhân dân tấn công pháo đài Ba-xti.
D. Hội đồng dân tộc thành lập.
Câu 16. Bị tụt xuống thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh) về công nghiệp, để tiếp tục phát triển Pháp đã làm gì?
A. Đầu tư vào các thuộc địa.
B. Đầu tư khai thác các thuộc địa để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt.
C. Phát triển một số ngành công nghiệp mới, đầu tư ra nước ngoài với hình thức cho vay lấy lãi.
D. Thành lập các công ty độc quyền.
Câu 17. Sau cách mạng tư sản, nước Anh theo thể chế chính trị gì?
A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa tổng thống
D. Cộng hòa liên bang
Câu 18. Vì sao Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
A. Nước Anh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.
C. Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 8 - HỌC KÌ I
I. TRẮC NGHIỆM: Chọn 1 câu đúng
Câu 1: Sự kiện mở đầu cách mạng tư sản Pháp là gì?
A. Hội nghị ba đẳng cấp được họp. B. Thông qua Hiến pháp.
C. Nhân dân tấn công pháo đài Ba-xti. D. Hội đồng dân tộc thành lập.
Câu 2: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là gì?
A. Mít tinh, biểu tình. B. Bãi công C. Khởi nghĩa. D. Đập phá máy móc.
Câu 3: Bài học lớn nhất được rút ra từ Công xã Pa-ri là gì?
A. Phải có đảng vô sản lãnh đạo.
B. Phải liên minh công nông.
C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ.
D. Phải lôi kéo được đông đảo quần chúng ủng hộ.
Câu 4: Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ hai thế giới là nước nào?
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ.
Câu 5: Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.
Câu 6: Ai là người lãnh đạo cuộc vận động Duy tân năm 1898 ở Trung Quốc?
A. Khang Hữu Vi. B. Vua Quang Tự.
C. Tôn Trung Sơn. D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.
Câu 7: Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?
A. Nhà nước phong kiến rất mạnh.
B. Thái Lan được Mỹ giúp đỡ.
C. Thái Lan đã bước sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
D. Chính sách ngoại giao khôn khéo.
Câu 8: Tại sao có rất nhiều nước cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc?
A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.
B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông.
C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.
D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.
Câu 9: Đế quốc nào được mệnh danh là "con hổ đói đến bàn tiệc muộn" ?
A. Đức. B. Ý. C. Mỹ. D. Nhật
Câu 10: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là ?
A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
B. Phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa.
C. Phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa.
D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.
Câu 11: Đâu là biện pháp Mĩ không dùng để phát triển kinh tế?
A. Cải tiến kĩ thuật.
B. Sản xuất dây chuyền.
C. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
D. Tăng cường gây chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 12: Tổng thống Rudơven đã làm gì để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng?
A. Tuyên chiến với Đức, Ý.
B. Thực hiện chính sách mới.
B. Tiến hành chiến tranh xâm lược với Mĩ Latinh.
C. Xuất khẩu hàng hóa sang các nước Mĩ Latinh.
Câu 13: Sau khi thực hiện chính sách mới, nền kinh tế Mĩ có những nét mới nào?
A. Nền kinh tế do tư nhân Mĩ quản lý.
B. Nền kinh tế phát triển theo quy luật thị trường.
C. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế.
D. Nhà nước hoạch định nền kinh tế một cách chặt chẽ.
Câu 14: Khi lâm vào khủng hoảng 1929 – 1939 Nhật đã
A. tiến hành cải cách kinh tế- xã hội. B. phát xít hóa gây chiến tranh
C. hợp tác với các nước tư bản ở châu Âu. D. đầu tư kinh doanh ở nước ngoài
Câu 15: Phong trào nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á?
A. Phong trào Ngũ Tứ. B. Phong trào Cần Vương.
C. Khởi nghĩa Gia va. D. Cách mạng Mông Cổ.
Câu 16: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập, đó là
A. Mĩ, Anh, Đức đối lập với Pháp, I-ta-li-a, Nhật Bản.
B. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật đối lập với Đức, Anh, Pháp.
C. Đức, Áo, Hung đối lập với Mĩ, Anh,Pháp.
D. Mĩ, Anh, Pháp đối lập với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
Câu 17. “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Đó là câu nói của ai ?
A. Nhà khoa học A Nô-ben. B. Nhà khoa học An-be Anh-Xtanh.
C. Nhà khoa học C.Xi-ôn-cốp-Xki. D. Nhà khoa học Uyn-bơ Rai.
Câu 18. Nguyên nhân cơ bản nào chứng minh Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
A. Thiết lập được nền cộng hoà tư sản
B. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia – cô – banh.
C. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
Câu 19: Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn nào nảy sinh?
A. Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản.
B. Chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công.
C. Mâu thuẫn giữ tư sản với nông dân.
D. Chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp khác.
Câu 20: Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để?
A. Quyền lợi của nhân dân không được áp ứng
B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa.
Câu 21: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến. B. Cộng hòa tư sản.
C. Quân chủ chuyên chế. D. Quân chủ cộng hòa
Câu 22: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?
A. Quý tộc, tăng lữ, nông dân. B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.
C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản. D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.
Câu 23: Cuối thế kỉ XIX, Công nghiệp của Anh đứng thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ ba B. Thứ tư C. Thứ hai D. Thứ nhất
Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?
A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.
B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.
C. Anh mải mê xâm lược thuộc địa.
D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.
Câu 25: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?
A.CNĐQ thực dân. B. CNĐQ ngân hàng.
C. CNĐQ cho vay lãi. D. CNĐQ quân phiệt và hiếu chiến..
Câu 26: Cuộc cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên trên thế giới là cuộc cách mạng nào?
A. cách mạng tư sản Pháp. B. cách mạng tư sản Anh.
C. cách mạng tư sản Hà Lan. D. cách mạng tư sản Bắc Mỹ.
Câu 27: Cuộc cách mạng tư sản nào được đánh giá là triệt để nhất, là một cuộc "Đại cách mạng"?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan. B. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ.
C. Cách mạng tư sản Anh. D. Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 28: Hình thức đấu tranh sơ khai, đầu tiên của phong trào công nhân thế giới?
A. Bãi công. B. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
C. Biểu tình. D. Đấu tranh vũ trang.
Câu 29. Các Công ty độc quyền "vua dầu mỏ", "vua thép", "vua ô tô" xuất hiện cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở nước nào?
A. Pháp. B. Đức. C. Mỹ. D. Anh.
Câu 30. Chủ nghĩa đế quốc Đức được mệnh danh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
Câu 31: Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là:
A. giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. B. giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.
C. giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. D. giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.
Câu 32: Đảng Quốc đại (Ấn Độ) là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào?
A. Giai cấp tư sản. B. Tầng lớp tri thức
C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp công nhân
Câu 33:Vì sao các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm lược thuộc điạ:
A. Nhu cầu về tài nguyên, nhân công và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
B. Muốn mở rộng lãnh thổ.
C. Muốn gây ảnh hưởng của mình tới các nước khác
D. Vì sự phát triển mạnh của cách mạng nông nghiệp.
Câu 34: Năm 1789 (Thế kỉ XVIII) ở Pháp diễn ra sự kiện gì?
A. cách mạng vô sản B. cách mạng tư sản Pháp
C. cách mạng công nhân Pháp D. Cách mạng vô vản và tư sản
Câu 35: Điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản là
A. giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.
B. giải quyết được mâu thuẫn giữa nông dân và tư sản.
C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. mở đường cho chủ nghĩa xã hội phát triển.
Câu 36: Đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì?
A. Xuất hiện các công ti độc quyền và chi phối đời sống kinh tế, xã hội.
B. Tài nguyên thiên nhiên pong phú, thị trường trong nước được mở rộng.
C. Ứng dụng khoa học-kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.
D. Quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp trong nước.
Câu 37: Đầu thế kỷ XX, sản lượng công nghiệp của Mỹ như thế nào?
A. Đứng đầu thế giới. B. Đứng thứ hai thế giới.
C. Đứng thứ ba thế giới. D. Gấp 3 lần nước Anh.
Câu 38: Từ sau 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ mấy thế giới?
A. nhất. B. hai. C. ba. D. tư.
Câu 39: Đâu không phải ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?
A. Lật đổ chế độ phong kiến
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn
C. Triệt để quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến.
D. Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
Câu 40: Đâu không phải là lí do giai cấp vô sản đấu tranh chống tư sản?
A. Công nhân bị bóc lột ngày nàng nặng nề do lệ thuộc vào máy móc
B. Công nhân phải làm việc nhiều giờ nặng nhọc
C. Do nhận thức của công nhân còn hạn chế.
D. Tiền lương thấp, điều kiện lao động, ăn ở thấp kém
Câu 41: Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh của ai?
A. Giêm-Ha-ri-vơ. B. Giêm-oát. C. Ét-mơn Các-rai. D. Phơn-tơn.
Câu 47: Ai là linh hồn của Quốc tế thứ II?
A. Mác B. Ăng-ghen C. Lê-nin D. Vua Lu-I XIV
Câu 42: Từ năm 1870, tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu
A. tư bản, thương mại và thuộc địa. B. hải sản, nông sản và hải sản.
C. hải sản, công nghiệp và kỹ thuật. D. tài chính, vũ khí và nông sản.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII.
Câu 2. Những dấu hiệu nào cho thấy các tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc?
Câu 3. Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ 1?
Câu 4. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 5. Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội?
- HẾT-
Câu 1.Thế kỉ XVI-XVII, các giai cấp mới hình thành trong xã hội Tây Âu là?
A. Nông dân, lãnh chúa
B. Lãnh chúa, thợ thủ công
C. Tư sản, vô sản
D. Thương nhân, nông nô
Câu 2. Ba đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng cuối thế kỉ XVIII?
A. Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3
B. Tăng lữ, quý tộc, nông dân
C. Quý tộc, tư sản, nông dân
D. Tư sản, vô sản và đẳng cấp thứ 3
Câu 3.Cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu từ nước nào?
A. Mĩ
B. Anh
C. Đức
D. Pháp
Câu 4.Hình thức đấu tranh chủ yếu của giai cấp công nhân trong thời kì đầu?
A. Đưa kiến nghị lên quốc hội đòi cải thiện đời sống
B. Đấu tranh vũ trang chống lại giới chủ
C. Đập phá máy móc và bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm
D. Đấu tranh vũ trang đòi quyền chính trị
Câu 5. Ý nào không đúng về cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI và chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ là?
A. Hình thức đấu tranh là giải phóng dân tộc
B. Do tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ phong kiến
C. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
D. Là vùng đất rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế
Câu 6. Máy móc được phát minh và sử dụng trước hết trong ngành nào?
A. Dệt
B. Giao thộng vận tải
C. Nông nghiệp
D. Cơ khí, luyện kim
Câu 7. Khẩu hiệu nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền (1791) của nước Pháp là?
A. “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
B. “Tự do- Bình đẳng- Bác ái”
C. “Tự do, cơm áo, hòa bình”
D. “Mọi người sinh ra đều bình đẳng”
Câu 8. “Phong trào Hiến Chương” diễn ra ở đâu?
A. Anh
B. Pháp
C. Bỉ
D. Đức
Câu 9. Ai được coi là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”?
A. Von-te
B. Ăng-ghen
C. Các Mác
D. V. I. Lê-nin
Câu 10: “Nhà nước kiểu mới” là
A. Hội đồng Công xã Pa-ri 1871
B. Chế độ quân chủ lập hiến ở Anh
C. Nhà nước Liên bang Hợp chúng quốc Mĩ
D. Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh
Câu 11. Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản ở Anh là?
A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân, đất nước của những “ông vua công nghiệp”
D. Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến
Câu 12. Thuyết “Vạn vật hấp dẫn” là phát minh của ai?
A. Lô-mô-nô-xốp
B. Ăng-ghen
C. Niu-tơn
D. Đac-uyn
Câu 13. Lê-nin gọi nước nào là “Đế quốc cho vay lãi”?
A. Mĩ
B. Pháp
C. Anh
D. Đức
Câu 14. Thể chế chính trị của nước Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa tư sản
D. Cộng hòa liên bang
Câu 15. Tầng lớp, giai cấp có vai trò chính trị lớn nhất ở đế quốc Đức?
A. Tiểu tư sản, công nhân lao động
B. Quý tộc địa chủ, tư sản độc quyền
C. Vô sản, tư sản
D. Địa chủ, nông dân
Câu 16. “Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến” là nói về đế quốc nào?
A. Mĩ
B. Pháp
C. Anh
D. Đức
Câu 17. Đế quốc nào có sự phát triển nhanh nhất thế giới từ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Mĩ
B. Pháp
C. Anh
D. Đức
Câu 18. Chế độ chính trị của nước Mĩ đề cao vai trò của?
A. Thủ tướng
B. Thống đốc
C. Tổng thống
D. Chủ tịch quốc hội
Câu 19. Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, đặc điểm nổi bật của nước Mĩ là?
A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân, đất nước của những “ông vua công nghiệp”
D. Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến
Câu 20. Sự kiện 1/5/1886 tại Mĩ đánh dấu điều gì trong phong trào công nhân?
A. Ngày quốc khánh nước Mĩ
B. Ngày công nhân da màu được trả lương bằng với mức lương của công nhân da trắng
C. Là ngày có nhiều người biểu tình nhất
D. Về sau trở thành ngày Quốc tế Lao động
Câu 21. Phát minh khoa học nào đã đập tan nguồn gốc thần thánh của sinh vật?
A. Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp)
B. Thuyết “Tiến hóa và di truyền” (Đac-uyn)
C. Thuyết “Vạn vật hấp dẫn” (Niu-tơn)
D. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh (Ăng-ghen)
Câu 22. Mô-da, Bách, Bét-tô-ven, Sô-panh là những đại diện tài năng của lĩnh vực?
A. Khoa học tự nhiên
B. Khoa học xã hội
C. Nghệ thuật Âm nhạc
D. Hội họa, kiến trúc
Câu 23. Thế kỉ của sắt, máy móc, động cơ hơi nước là thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XVII
B. Thế kỉ XVIII
C. Thế kỉ XIX
D. Thế kỉ XX
Câu 24. Xi-pay là gì?
A. Tên một vùng đất ở Ấn Độ
B. Tên gọi những binh sĩ người Ấn Độ trong quân đội Anh
C. Tên gọi người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
D. Tên một tổ chức cách mạng ở Ấn Độ
Câu 25. Đảng Quốc đại Ấn Độ là đảng của giai cấp nào?
A. Nông dân
B. Tư sản dân tộc
C. Quý tộc phong kiến
D. Vô sản
Câu 26. Đảng Quốc đại phân hóa thành?
A. Phái “Ôn hòa” và phái “Cấp tiến”
B. Phe “Bảo hoàng” và phe “Quốc hội”
C. Đảng “Bảo thủ” và Đảng “Tự do”
D. Đảng “Dân chủ” và Đảng “Cộng hòa
Câu 27. Năm 1905, thực dân Anh thực hiện chính sách gì với xứ Ben-gan (Ấn Độ)?
A. Bóc lột và kìm hãm kinh tế
B. “Ngu dân”
C. “Đồng hóa” về văn hóa
D. “Chia để trị”
Câu 28. Mục tiêu đấu tranh của Đảng Quốc đại Ấn Độ là gì?
A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ
C. Dựa vào Anh để Ấn Độ phát triển đấy.
D. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc
Câu 29. Đại diện tiêu biểu cho cuộc vận động Duy tân năm 1898 ở Trung Quốc là?
A. Phổ Nghi hoàng đế
B. Từ Hi thái hậu
C. Tôn Trung Sơn
D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.
Câu 30. Ai là người lãnh đạo cách mạng Tân Hợi (1911)?
A. Lương Khải Siêu
B. Khang Hữu Vi
C. Vua Quang Tự
D. Tôn Trung Sơn
Câu 31. Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?
A. Sơn Đông
B. Nam Kinh
C. Vũ Xương
D. Bắc Kinh
Câu 32. Tại sao có nhiều nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?
A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.
B. Vì Trung Quốc đất rộng, đông dân, giàu tài nguyên
C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.
D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.
Câu 33. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX có đặc điểm gì?
A. Quốc gia phong kiến độc lập
B. Nhà nước Trung hoa dân quốc độc lập
C. Nước phong kiến nửa thuộc địa
D. Quân chủ lập hiến vững mạnh
Câu 34. Nhận xét nào đúng về Cách mạng Tân Hợi (1911)?
A. Là cách mạng vô sản đầu tiên ở châu Á
B. Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trên thế giới
C. Là cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng lớn tới các nước ở châu Á
D. Là nhà nước kiểu mới tại châu Á
Câu 35. Cách mạng Tân Hợi kết thúc khi nào?
A. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời
B. Viên Thế Khải lên làm Tổng thống
C. Khởi nghĩa Vũ Xương giành thắng lợi
D. Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ
Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp bao gồm:
A. Nông nô và nô lệ. B. Tư sản, nông dân và bình dân thành thị.
C. Nông dân và công nhân. D. Tiểu tư sản và bình dân thành thị.
Câu 9: Hai đảng nào thay nhau cầm quyền ở Anh?
A. Đảng Quốc đại và Bảo thủ.
B. Tự do và Bảo thủ.
C. Dân chủ và Cộng hòa.
D. Bảo thủ và công đảng.
Câu 10: Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu - Mĩ đã có động thái gì đối với Nhật Bản?
A. Xâm chiếm Nhật Bản làm thuộc địa.
B. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật.
C. Tiến hành xâu xé Trung Quốc.
D. Can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”.
Câu 11: Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăng-ghen soạn thảo kết thúc bằng khẩu hiệu nào?
A. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!
B. Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!
C. Các dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại!
D. Nhân dân các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!
Câu 12: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?
A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
Câu 13: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có quy mô như thế nào?
A. Phong trào nổ ra rầm rộ ở Đông Bắc Á.
B. Phong trào diễn ra quyết liệt ở Đông Nam Á và Tây Á,
C. Phong trào có quy mô rộng khắp toàn châu Á.
D. Phong trào có quy mô mở rộng nổ ra ở Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á.
Câu 21. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào?
A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.
B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.
C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.
D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác.
Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?
A. Pháo đài Ba-xti trượng trưng cho uy quyền nhà Vua.
B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.
C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.
D. Chế độ quần chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.
Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?
A. Pháo đài Ba-xti tượng trưng cho uy quyền của nhà Vua.
B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.
C. Pháp đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.
D. Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.
Ngày 26/3 / 1871 diễn ra sự kiện gì ở Pháp
A, Tổ chức bầu Hội đồng Công xã
B, Quân khởi nghĩa đánh chiếm các trụ sở
C, Lá cờ cách mạng phấp phới bay trên nóc nhà thị chính
D, Hội đồng công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào
Câu 1. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?
A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 2. Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì?
A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.
B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.
C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.
D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận
Câu 3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 5 tháng 6 năm 1862. B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862.
C. Ngày 8 tháng 6 năm 1862. D. Ngày 6 tháng 8 năm 1862.
Câu 4. Câu nói “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?
A. Trương Định B. Trương Quyền
C. Nguyễn Trung Trực D. Nguyễn Tri Phương
Câu 5. Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại thành Hà Nội lần thứ hai?
A. Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định.
C. Hoàng Diệu. D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 6. Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách lá một quốc gia độc lập?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
C. Hiệp ước Hác- măng (1883). D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
Câu 7. Lãnh đạo phong trào Đông Du (1905-1909) là
A. Phan Châu Trinh B. Phan Bội Châu
C. Lương Văn Can D. Trịnh Văn Cấn
Câu 8. Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?
A. Giúp vua cứu nước B. Bảo vệ cuộc sống
C. Giành lại độc lập. D. Cứu nước, cứu nhà.
Câu 9. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là
A. khởi nghĩa Bãi Sậy B. khởi nghĩa Yên Thế
C. khởi nghĩa Hương Khê D. khởi nghĩa Ba Đình