Câu 1. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên nâng tạ.
B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. Giọt mưa đang rơi.
D. Bạn Na đóng đinh vào tường.
Câu 3. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng thuỷ triều. D. Năng lượng mặt trời.
Câu 4. Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là
A. nhiệt năng. B. quang năng. C. hoá năng. D. cơ năng.
Câu 5. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng. B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
C. Chỉ có động năng và thế năng. D. Chỉ có động năng.
Câu 7. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B. ô tô đang chuyến động, đột ngột hãm phanh.
C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.
D. xe đạp đang xuống dốc.
Câu 8. Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?
A. Làm tăng khối lượng vật khác. B. Làm nóng một vật khác.
C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động. D. Nổi được trên mặt nước.
Câu 9. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?
A. Than đá. B. Hơi nước. C. Gas. D. Khí đốt.
Câu 10. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?
A. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.
B. Đi trên sàn gạch hoa mới lau dễ bị ngã.
C. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
D. Con người đi lại được trên mặt đất.
Câu 11. Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến đổi thành nhiệt năng?
A. Cơ năng. B. Hóa năng. C. Điện năng D. Quang năng.
Câu 12. Dạng năng lượng nào là năng lượng gây ô nhiễm môi trường?
A. Năng lượng thủy triều. B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng hóa thạch. D. Năng lượng mặt trời.
Câu 13. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.
B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.
C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng.
D. Lực kế là dụng cụ để đo lực.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
B. Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
C. Lực ma sát chỉ xuất hiện khi một vật đứng yên trên bể mặt một vật khác.
D. Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại.
Câu 15: Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?
A. Lực kế B. Nhiệt kế C. Tốc kế D. Đồng hồ
Câu 16: Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo:
A. Than, xăng B. Mặt Trời, khí tự nhiên.
C. Mặt Trời, gió. D. Dầu mỏ, khí tự nhiên.
Câu 17: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
A. Chiếc thuyền đang chuyển động. B. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
C. Con cá đang bơi. D. Mẹ em đang rửa rau.
Câu 18: Dạng năng lượng nào cần thiết để đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng. B. Năng lượng nhiệt.
C. Năng lượng âm thanh. D. Năng lượng hoá học.
Giup mik với ạ
mai mik nộp rồi ạ
Câu 1: C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
Câu 2: C. Giọt mưa đang rơi.
Câu 3: A. Năng lượng khí đốt.
Câu 4: C. Hoá năng.
Câu 5: A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
Câu 7: A. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
Câu 8: B. Làm nóng một vật khác.
Câu 9: C. Khí đốt.
Câu 10: B. Đi trên sàn gạch hoa mới lau dễ bị ngã.
Câu 11: C. Điện năng.
Câu 12: C. Năng lượng hóa thạch.
Câu 13: D. Lực kế là dụng cụ để đo lực.
Câu 14: D. Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại.
Câu 15: A. Lực kế
Câu 16: C. Mặt Trời, gió.
Câu 17: A. Chiếc thuyền đang chuyển động.
Câu 18: B. Năng lượng nhiệt.