Câu 1 : Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta? Nêu 5 câu ca dao tục ngữ nói về khí hậu thời tiết nước ta?
Câu 2 : Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố nào?
Câu 3 : Nêu đặc điểm của sông ngòi Việt Nam. Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ?
Câu 4 : Nêu những thuận lợi và khó khăn do sông ngòi mang lại đối với đời sống và sản xuất. Vì sao phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch.
Câu 5 : Nước ta có mấy nhóm đất chính? So sánh sự khác nhau giữa nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit?
Câu 6 : Nêu đặc điểm của khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Tại sao miền này lại có mùa đông lạnh nhất nước ta?
Câu 7 : Bài tập:
Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam ( đơn vị tính : triệu ha )
Năm |
1943 |
1993 |
2001 |
Diện tích rừng |
14,3 |
8,6 |
11,8 |
a) Tính tỉ lệ % che phủ rừng so với diện tích đất liền là: 33 triệu ha ( làm tròn số )
b) Vẽ biểu đồ theo số liệu tính được
c) Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng ở Việt Nam từ năm 1943-1993
Câu 1:
* nước ta mang tính chất nhiệt đới
- nhận được nguồn nhiệt năng lớn
- số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ
- bình quân một mét vuông nhận được một triệu ki lô ca-lo
* nước ta mang tính chất gió mùa ẩm
- nước ta có hai loại gió mùa:
+ gió mùa đông bắc: mang đến cho nước ta một mùa đông khô và lạnh
+ gió mùa tây nam: mang đến cho nước ta một mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
Các câu tục ngữ:
1/ Bao giờ trời kéo vảy tê
Sắp gồng sắp gánh ta về kẻo mưa
2/ Bầu nắng, mướp đắng mưa, dưa đại hạn
3/ Chớp thừng chớp chảo
Không bão thì mưa
4/ Chóp chài đội mũ, mây phủ đá bia
Ếch nhái kêu lia, trời mưa như trút
5/ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Câu 2:
Địa hình chung của nước ta:
-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa khá đa dạng.
+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển,…)
Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do các nhân tố :
– Hoạt động tân kiến tạo.
– Ngoại lực, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Hoạt động của con người.
Câu 3:
Nêu đặc điểm của sông ngòi Việt Nam
Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ:
- Xây các hồ chứa nước: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: hồ Hòa Bình trên sông Đà).
- Chung sống với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long:
+ Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.
+ Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.
+ Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.
Câu 4:
Nêu những thuận lợi và khó khăn do sông ngòi mang lại đối với đời sống và sản xuất:
Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt cây nhiệt đới.
- Lượng mưa quanh năm cao nên cung cấp đủ nguồn nước để sản xuất và phục vụ đời sống.
- Lượng nhiệt quanh năm cao nên cung cấp đủ sức sưởi ấm và được sử dụng để phát triển ngành năng lượng mặt trời.
Khó khăn:
- Có nhiều thiên tai: bão , lũ, hạn hán , gió phơn ,vvv...
- Đất dễ xói mòn khi có mưa bão.
- Sâu bệnh phát triển cao.
- Khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp gây hậu quả lớn.
Vì sao phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch:
Sông là nơi cung cấp nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên,giặt giũ, rửa bát, tắm rửa… Nên phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch
Câu 5:
Nước ta có ba nhóm đất chính:
* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:
– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
– Thích hợp trồng cây công nghiệp
* Nhóm đất mùn núi cao:
– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
* Nhóm đất phù sa sông và biển:
– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
– Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.
– Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..
– Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,.....
So sánh sự khác nhau giữa nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit:
Nhóm đất feralit:
- Chiếm tỉ lệ: 65%
- Đặc tính chung:chua nghèo mùn và nhiều sét; có màu đỏ hoặc vàng và dễ kết vón thành đá ong do có hợp chất của Al và Fe
- Các loại đất: + đá mẹ là đá vôi phân bố chủ yếu ở miền bắc
+ đá mẹ là đá bazan phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
- Giá trị sử dụng: do có độ phì cao nên thích hợp trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới
Đất phù sa:
- Chiếm tỉ lệ: 24%
- Đặc tính chung: tơi xốp, ít chua, giàu mùn
- Các loại đất: + phù sa ven sông
+ phù sa ven biển
- Phân bố: chủ yếu tập trung ở các đồng bằng châu thổ và các đồng bằng nhỏ khác
- Giá trị sử dụng: chủ yếu trồng lúa nước, ngoài ra còn trồng nhiều loại cây ăn quả, hoa màu
Câu 6:
Nêu đặc điểm của khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
-Các đặc điểm cơ bản:
+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.
-Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên:
+ Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi.
+ Tính không ổn định của thời tiết.
Tại sao miền này lại có mùa đông lạnh nhất nước ta:
- Vùng núi ĐB:có nhiều dãy núi cao, đồ sộ, chạy theo hướng vòng cung=> tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ áp cao xi-bia (phương bắc) tràn xuống khiến khí hậu lạnh =>làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng ĐB có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ).
câu 5:
-có 3 nhóm đất chính: phe ra lit, phù sa và đất mùn.
-khác nhau:
nhóm đất | phân bố | đặc điểm | giá trị sử dụng |
phe ra lit (65% diện tích ) | vùng đồi núi thấp |
-nghèo mùn, nhiều sét, có màu đỏ vàng. -dễ kết von thành đá ong |
thích hợp nhiều loại cây công nghiệp. |
đất phù sa (24% diện tích ) | các đồng bằng từ bắc vào nam (ĐB sông hồng và ĐB sông cửu long) | -tơi xốp, giàu mùn, độ phì cao, dễ canh tác | thích hợp nhiều loại cây, nhất là cây lương thực (lúa nước) |