ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8
Câu 1: Trình bày mục tiêu chiến lược 10 năm: từ năm 2001 đến năm 2020 của nước ta
Câu 2: Trình bày những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta. Ý nghĩa của vị trí đối với tự nhiên và kinh tế-xã hội
Câu 3: Nêu đặc điểm của biển Việt Nam (diện tích, giới hạn, khí hậu, hải văn)
Câu 4: Em hãy chứng tỏ sự giàu có về tài nguyên biển ở nước ta. Với nguồn tài nguyên đó cho ta phát triển được những ngành kinh tế nào?
Câu 5: Chứng tỏ nước ta giàu tài nguyên khoáng sản? Nêu nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta. Biện pháp bảo vệ
Câu 6: Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
Câu 7: Đặc điểm các khu vực địa hình (khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa)
Câu 8: Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta được thể hiện ở những mặt nào? Nhân tố chính tạo nên nét độc đáo đó?
Câu 9: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và tính đa dạng thất thường của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào?
Câu 10: Khí hậu nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
Câu 11: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa
Câu 12: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Những thuận lời và khó khăn do sông ngòi mang lại cho nhân dân ta?
Câu 13: Nêu đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ (tên sông lớn, hình dạng, thủy chế, cách phòng chống lũ)
Câu 14: Nêu đặc điểm, phân bố, tỉ lệ diện tích, giá trị sử dụng của 3 nhóm đất Feralit, phù sa, mùn núi cao
Câu 15: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. Chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái và giàu có về thành phần loài
Câu 16: Nêu 4 tính chất chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam. Trong đó tính chất nào là nền tảng chủ yếu?
1.Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật văn hóa, tinh thần của nhân dân: tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
3.
Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
a. Diện tích, giới hạn
– Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.
– Diện tích :3.477.000 km2, rộng và tương đối kín.
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông
– Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.
– Chế độ hải văn theo mùa.
– Chế độ mưa: 1100 – 1300mm/ năm. Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.
– Chế độ thuỷ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).
– Độ mặn trung bình: 30 – 33%o
4.
– Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
– Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển… là cơ sử cho ngành khai thác hải sản.
– Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển.
– Bờ biển: các bãi biển đẹp. vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải cảng.
5.
Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản
– Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng
– Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.
– Một số mỏ có trữ lượng lớn như:
+Than: Quảng Ninh
+Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.
+Bô xit, apatit (Lào Cai)
+Đất hiếm, đá vôi…
Biện pháp bảo vệ:
– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.
2.
Thiên nhiên nước ta có bốn tính chất chung nổi bật, đó là:
– Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
– Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.
– Tính chất đồi núi.
– Tính chất đa dạng, phức tạp.
5. nguyên nhân :
– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường
6.
đặc điểm chung của địa hình nước ta.
a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
* Địa hình nước ta rất đa dạng.
– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích
+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
– Đồng bằng lớn:
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực
– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.
– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….
b. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
c. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
– Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ.
– Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
– Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.
7.
Khu vực đồi núi
– Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
– Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
– Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
– Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
– Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
– Dài khoảng 600km.
– Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
– Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
– Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
Khu vực đồng bằng
a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.
– Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
– Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
– Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
b) Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.
– Diện tích khoảng 15.000km2
– Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.
Địa hình bờ biển và thềm lục địa
– Bờ biển nước ta dài 3260km
– Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.
8.
– Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
– Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21 oC, lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.
+ Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,…
9.
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
– Nhiệt độ trung bình năm cao > 21oC.
– Bình quân 1m2 nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.
– Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm
– Một năm có 2 mùa gió:
+ Gió mùa đông: lạnh, khô.
+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.
– Lượng mưa trung bình năm lớn trên 1500mm/năm.
– Độ ẩm không khí > 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.
Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường
– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
* Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
* Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
– Khí hậu có sự phân hoá theo mùa.
– Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa.
+ Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa
– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.
10 .
Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
– Thuận lợi:
Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
– Khó khăn:
+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển
+ Thiên tai xảy ra thường xuyên.
11. nước ta có 2 mùa khí hậu :
Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)
+ Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
+ Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
+ Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
– Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.
Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
– Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc.
+ Nhiệt độ cao > 25oC
+ Lượng mưa lớn, > 80% cả năm.
– Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
12.
Đặc điểm chung
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
– Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
– 93% các sông nhỏ và ngắn.
– Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.
– Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
– Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
– Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.
13.
1. Sông ngòi Bắc Bộ
a. Đặc điểm
– Sông có dạng hình nan quạt.
– Chế độ nước thất thường.
– Lũ kéo dài 5 tháng (tháng 6 – tháng 10), cao nhất tháng 8.
– Lũ lên nhanh, kéo dài.
b. Hệ thống sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, Bằng Giang, Kì Cùng, sông Mã.
2. Sông ngòi Trung Bộ
a. Đặc điểm
– Ngắn dốc
– Lũ lên nhanh và đột ngột.
– Lũ tập trung cao vào tháng 9 đến tháng 12
b. Hệ thống sông chính: sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng.
3. Sông ngòi Nam Bộ
a. Đặc điểm
– Lượng nước lớn, lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng thuỷ triều mạnh.
– Chế độ nước điều hoà hơn.
– Lũ từ tháng 7-11.
b. Hệ thống sông chính: sông Đồng Nai, sông Cửu Long
cách phòng chống lũ lụt
+Đồng bằng sông Hồng:
– Đắp đê lớn chống lụt.
– Tiêu lũ theo sông nhánh và ô trũng.
– Bơm nước từ đồng ruộng ra sông.
+Đồng bằng sông Cửu Long:
– Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ.
– Tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch.
– Làm nhà nổi, làng nổi.
-Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ
14.
Nước ta có ba nhóm đất chính:
* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:
– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
– Thích hợp trồng cây công nghiệp
* Nhóm đất mùn núi cao:
– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
* Nhóm đất phù sa sông và biển:
– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
– Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.
– Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..
– Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…
15.
Đặc điểm chung
– Sinh vật rất phong phú và đa dạng.
+ Đa dạng về thành phần loài và gen.
+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
+ Đa dạng về công dụng và sản phẩm.
Sự giàu có về thành phần loài sinh vật
– Nước ta có gần 30.000 loài sinh
vật, sinh vật bản địa chiếm khoảng 50%
+ Thực vật: 14.600 loài.
+ Động vật: 11.200 loài.
– Số loài quý hiếm.
+ Thực vật: 350 loài
+ Động vật: 365 loài.
Sự đa dạng về hệ sinh thái
Các hệ sinh thái tiêu biểu.
– Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn.
– Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.
– Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
– Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.
16.
Thiên nhiên nước ta có bốn tính chất chung nổi bật, đó là:
– Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
– Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.
– Tính chất đồi núi.
– Tính chất đa dạng, phức tạp.
câu 5:
-đáy biển: khoáng sản ( dầu mỏ, khí đốt,...)=> điều kiện phát triển ngành công nghiệp.
-lòng biển: hải sản và nguồn muối vô tận=> điều kiện phát triển ngành nông nghiệp.
-mặt biển: có tuyến đường giao thông vận tải => điều kiện phát triển ngành GTVT
-bờ biển: có các bãi biển, vũng, vịnh đẹp => điều kiện phát triển ngành du lịch.
nhóm đất | phân bố | đặc điểm | giá trị sử dụng |
phe ra lit (65% diện tích ) | vùng đồi núi thấp |
-nghèo mùn, nhiều sét, có màu đỏ vàng. -dễ kết von thành đá ong |
thích hợp nhiều loại cây công nghiệp. |
đất mùn ( 11% diện tích ) | miền đồi núi cao( hoàng liên sơn) | -xốp, giàu mùn, có màu đen hoặc nâu. | lâm nghiệp |
đất phù sa (24% diện tích ) | các đồng bằng từ bắc vào nam (ĐB sông hồng và ĐB sông cửu long) | -tơi xốp, giàu mùn, độ phì cao, dễ canh tác | thích hợp nhiều loại cây, nhất là cây lương thực (lúa nước) |
6
-đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình vn
- địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhìu bật kế tiếp nhau
-đia hình nươc ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
Câu 14:
1) Nhóm đất feralit:
- Chiếm tỉ lệ:65%
Đặc tính chung:chua nghèo mùn và nhiều sét; có màu đỏ hoặc vàng và dễ kết vón thành đá ong do có hợp chất của Al và Fe
- Các loại đất:
+ Đá mẹ là đá vôi phân bố chủ yếu ở miền bắc
+ Đá mẹ là đá bazan phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
- Giá trị sử dụng:do có độ phì cao nên thích hợp trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới
2) Đất mùn núi cao:
- Chiếm tỉ lệ: 11%
- Đặc tính chung: tơi xốp, nhiều mùn, có màu đen, nâu
- Các loại đất :
+ Mùn thô
+ Mùn than bùn trên núi
- Phân bố:vùng núi cao trên 2000m
- Giá trị sử dụng:phát triển lâm nghiệp
3) Đất phù sa:
- Chiếm tỉ lệ: 24%
- Đặc tính chung: tơi xốp, ít chua, giàu mùn
- Các loại đất:
+ Phù sa ven sông
+ Phù sa ven biển
- Phân bố: chủ yếu tập trung ở các đồng bằng châu thổ và các đồng bằng nhỏ khác
- Giá trị sử dụng: chủ yếu trồng lúa nước, ngoài ra còn trồng nhiều loại cây ăn quả, hoa màu.
<p><b>Học Tốt nha bạn :)</b></p>
</div>