Ở cơ thể thủy tức, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào mô-bì cơ nằm ở
A. Lớp ngoài
B. Lớp trong
C. Tầng keo
D. Cả A, B và C
Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô?
A. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai. B. Luôn sống đơn độc.
C. Cơ thể không đối xứng D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp
5. Đặc điểm chung của ruột khoang là:
A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hoá phân hoá; bắt đầu có hệ tuần hoàn.
B. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức.
C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu, đuôi, lưng bụng.
D. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào.
6. Thí nghiệm mổ giun đất ta tiến hành mổ:
A. Mặt bụng B. Bên hông C. Mặt lưng D. Lưng bụng đều được
7. Vỏ trai được hình thành từ
A. Lớp sừng B. Bờ vạt áo C. Thân trai D. Chân trai
8. Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ:
A. Ve sầu, chuồn chuồn, muỗi B. Châu chấu, muỗi, cái ghẻ
C. Nhện, châu chấu, ruồi D. Bọ ngựa, ve bò, ong
9. Bộ phận nào của tôm sông có tác dụng bắt mồi và bò:
A. Chân hàm B. Chân bơi C. Chân ngực D. Tấm lái
10. Bóng hơi cá chép có chức năng:
A. Giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng. C. Giúp cá rẽ phải , trái.
B. Giúp cá bơi không bị nghiêng ngã. D. Giữ thăng bằng theo chiều dọc.
11. Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở đâu?
A. Gốc đôi râu thứ 1 B. Gốc đôi râu thứ 2 C. Dạ dày D. Lá mang
12. Não sâu bọ có mấy phần, đó là những phần nào?
A. Có 3 phần: não trước, não giữa và não sau B. Có 2 phần: Não trước và não sau
C. Chỉ có một não D. Có 3 phần: não nhỏ, não to và hạch não
13. Dạng hệ thần kinh của châu chấu là:
A. Dạng lưới B. Tế bào rải rác C. Dạng chuỗi hạch D. Cả A, B và C
14. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật không xường sống là
A. Hình dáng đa dạng B. Có cột sống C. Kích thước cơ thể lớn D. Sống lâu
Đặc điểm nào sau đây của sứa để bắt mồi và tự vệ :
a/ Cơ thể đối xứng toả tròn. b/ Cơ thể hình dù, miệng ở dưới.
c/ Có tế bào gai độc . d / Nhiều tua miệng
Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở sâu bọ mà không ở các chân khớp khác? A. Lột xác mà tăng trưởng B. Có chân phân đốt C. Có vỏ kitin D. Cơ thể chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng
Câu 31: Tôm nhận biết được thức ăn từ khoảng cách rất xa nhờ
A. các tế bào khứu giác trên hai đôi râu.
B. các tế bào cảm giác trên toàn bộ cơ thể.
C. các tế bào thị giác ở mắt.
D. các tế bào vị giác ở miệng.
Câu 32: Ở tôm sông, oxi được tiếp nhận qua bộ phận nào?
A. Tấm lái.
B. Chân bơi.
C. Lá mang.
D. Miệng.
Câu 33: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về lợi ích của lớp Giáp xác?
A. Là nguồn thức ăn và thực phẩm quan trọng của con người.
B. Hoàn toàn có lợi đối với đười sống con người.
C. Giúp làm tăng tốc độ di chuyển của tàu, thuyền.
D. Có lợi cho các công trình dưới nước.
Câu 34: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của lớp Giáp xác?
A. Là nguồn thức ăn và thực phẩm quan trọng của con người.
B. Hoàn toàn có lợi đối với đười sống con người.
C. Là trung gian truyền bệnh cho con người.
D. Một số loài có giá trị xuất khẩu cao.
Câu 35: Cơ thể nhện gồm
A. phần đầu - ngực và phần bụng.
B. phần đầu, phần ngực và phần bụng.
C. phần ngực và phần bụng.
D. phần đầu và phần bụng.
Câu 36: Cơ thể châu chấu gồm
A. phần đầu - ngực và phần bụng.
B. phần đầu, phần ngực và phần bụng.
C. phần ngực và phần bụng.
D. phần đầu và phần bụng.
Câu 37: Dưới đây là các thao tác của nhện khi có sâu bọ sa lưới:
(1) Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
(2) Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
(3) Nhện ngoạm chặt mồi chích nọc độc.
(4) Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian.
Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.
A. (3)- (1)- (4)- (2)
B. (2)- (3)- (4)- (1)
C. (4)- (1)- (3)- (2)
D. (3)- (4)- (1)- (2)
Câu 38: Dưới đây là các thao tác của nhện khi chăng lưới:
(1) Chờ mồi (thường là trung tâm lưới).
(2) Chăng dây tơ phóng xạ.
(3) Chăng dây tơ khung.
(4) Chăng dây tơ vòng.
Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.
A. (3)- (2)- (4)- (1)
B. (2)- (3)- (1)- (4)
C. (3)- (4)- (2)- (1)
D. (2)- (1)- (4)- (3)
Câu 39: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Châu chấu …(1)…, tuyến sinh dục dạng …(2)…, tuyến phụ sinh dục dạng …(3)….
A. (1): lưỡng tính; (2): ống; (3): chùm
B. (1): phân tính; (2): chùm; (3): ống
C. (1): lưỡng tính; (2): chùm; (3): ống
D. (1): phân tính; (2): ống; (3): chùm
Câu 40: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Ở châu chấu, phần đầu có …(1)… râu, phần ngực có …(2)… chân và …(3) cánh.
A. (1): một đôi; (2): hai đôi; (3): ba đôi.
B. (1): một đôi; (2): ba đôi; (3): hai đôi.
C. (1): hai đôi; (2): ba đôi; (3): một đôi.
D. (1): hai đôi; (2): bốn đôi; (3): một đôi.
Sâu bọ trưởng thành lấy không khí vào cơ thể qua
A. Mang
B. Lỗ thở ở thành bụng
C. Phổi
D. Cả A, B và C
Câu 5: Tìm các cụm từ (tiến và xoay, phân đôi cơ thể, tiếp hợp, đơn bào, đa bào, màng cơ thể, thành cơ thể) phù hợp điền vào chỗ trống
Trùng roi xanh là một cơ thể động vật...(1).............., di chuyển nhờ roi, vừa...(2)............ , dinh dưỡng dị dưỡng, hô hấp qua ...(3)............., bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách...(4).........................
Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
A. Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn.
B. Vì hệ thống ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ tuần hoàn
C. Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.
D. Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn.