Thầy bói xem voi

Nguyễn Viết Nguyên Ngọc

1,Nêu bài học ngụ ngôn trong truyện éch ngồi đáy giếng.
2,Thế nào là truyện ngụ ngôn.
3,Tìm bố cục của văn bản thầy bói xem voi:nêu nhận xét về bố cục ấy.
4,Kể ra ngắn gọn các sự việc chính trong truyện thầy bói xem voi.
5,Chỉ ra đặc điểm của 5 thầy bói và hoàn cảnh xem voi.
6,Hãy nhận xét về cách mở truyện?Vì sao em lại nhận xét như vậy.
7,Tại sao 5 thầy tận tay sờ voi mà không thầy nào nói đúng về con voi?Sai lầm của các thầy là ở đâu.
8,Hãy chỉ ra nghệ thuật kể truyện trong truyện thầy bói xem voi và nêu tác dụng của các hình thức nghệ thuật ấy.
9,Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của các thầy khi phán về voi!Các chi tiết ấy đều có đặc điểm giống nhau?Nêu tác dụng.
10,Cho biết kết quả của truyện!Kết quả ấy gợi cho em cảm xúc gì,vì sao.
11,Kết thúc của truyện này gợi cho em nhớ đến kết thúc của truyện nào mà em biết.
12,So với truyện cổ tích,cách kết thúc của truyện ngụ ngôn có gì khác.
13,Với kết cục của truyện thầy bói xem voi,tác giả dân gian đã bày tỏ thái độ gì.Từ đó,em rút ra bài học gì cho mình trong cuộc sống.
Ai trả lời đúng và đủ ý mik sẽ là bff

Trần Diệu Linh
25 tháng 10 2018 lúc 19:14

1.

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng để lại bài học đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Mỗi chúng ta vẫn phải học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn.

2.Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí. 3.

– Phần 1: “Nhân buổi…sờ đuôi.” -> Các thầy bói xem voi.

– Phần 2: “Đoạn năm thầy…sể cùn”-> Các thầy bói phán về voi.

– Phần 3: Còn lại.-> Hậu quả của việc phán voi.

Bình luận (0)
ღĐậu~Đậuღ
31 tháng 10 2018 lúc 22:39

1.

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng để lại bài học đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Mỗi chúng ta vẫn phải học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn.

2.Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí. 3.

– Phần 1: “Nhân buổi…sờ đuôi.” -> Các thầy bói xem voi.

– Phần 2: “Đoạn năm thầy…sể cùn”-> Các thầy bói phán về voi.

– Phần 3: Còn lại.-> Hậu quả của việc phán voi.

Bình luận (12)
Trịnh Ngô Đức Châu
31 tháng 10 2018 lúc 22:44

Câu 1
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.
Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.
Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.
Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.
Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng để lại bài học đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Mỗi chúng ta vẫn phải học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn.

Câu 2
Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

Câu 3:

Bố cục: 3 phần
– Phần 1: “Nhân buổi…sờ đuôi.” -> Các thầy bói xem voi.
– Phần 2: “Đoạn năm thầy…sể cùn”-> Các thầy bói phán về voi.
– Phần 3: Còn lại.-> Hậu quả của việc phán voi.

Câu 4
Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể

Câu 7
- Đều mù, muốn biết hình thù con voi.
- Xem voi không nhìn bằng mắt, mà sờ bằng tay, mỗi thầy sờ vào một bộ phận, đoán cả hình thù con voi.

Câu 13:
Kĩ năng giao tiếp: Năm ông thầy bói vì không biết lắng nghe nhau, ai cũng cho là mình đúng và người khác sai nên cuối cùng đánh nhau toác đầu chảy máu mà hình thù con voi vẫn chưa tường tận.
Bài học Kĩ năng sống rút ra đó là khi giao tiếp cần biết lắng nghe, chia sẻ,bày tỏ quan điểm của mình nhưng khi trao đổi, tranh luận cần tránh xung đột mới đạt được kết quả giao tiếp tốt.
Kĩ năng làm chủ bản thân: Trong cuộc tranh luận và miêu tả con voi, thầy bói nào cũng cho là “con voi” của mình là đúng, vì không kiềm chế được bản thân nên cuộc xô xát đã diễn ra.
Bài học Kĩ năng đó là cần kiềm chế bản thân, tích cực học hỏi để nâng cao tri thức cho tương xứng với công việc, biết giữ mình để tạo ra sự đoàn kết và đồng thuận từ mọi người.
Kĩ năng hợp tác: truyện Thày bói xem voi là một trong những bài học về sự hợp tác. Rõ ràng, mỗi thầy chỉ xem có một bộ phận của con voi, nếu biết “ ghép” lại với nhau thì sẽ ra một con voi hoàn chỉnh, nhưng vì thiếu sự hợp tác nên không đạt được mục tiêu là biết con voi, lại còn dẫn đến mất đoàn kết.
Bài học Kĩ năng sống là cần bắt tay nhau trong công việc, vì một mục đích chung, biết đưa ra ý tưởng của bản thân nhưng cũng cần lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng lẫn nhau, không ích kỉ, cố chấp.
Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Sự căng thẳng sẽ làm người ta mất tập trung vào công việc hoặc hủy diệt một phần cuộc sống.
Trong truyện năm ông thầy bói cố chấp, tranh cãi nhau dẫn tới căng thẳng và cuối cùng là xô xát, đánh nhau.
Bài học Kĩ năng sống rút ra được đó là cần có cái nhìn tích cực hơn, biết kiềm chế bản thân, suy nghĩ tích cực để giảm bớt căng thẳng, thậm chí có thể lựa chọn cách rút lui, chuyển hướng suy nghĩ, thương lượng, tâm sự với người khác …để giải tỏa.
Kĩ năng thương lượng: Sự cố chấp, ai cũng cho là mình đúng còn các thầy khác đều không đúng, không phải nên năm ông thầy bói cuối cùng vẫn chả biết được con voi.
Kĩ năng thương lượng rút ra qua truyện đó là cần biết lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người đối diện, cần có thái độ mềm mỏng, sáng suốt và trong từng trường hợp cụ thể cũng cần có tính quyết đoán.

Mik chỉ biết những câu đó thôi sr bạnbucminh

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Yumi Đặng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Anh
Xem chi tiết
Tuyến Phan Thị
Xem chi tiết
Lê Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Yumi Đặng
Xem chi tiết
Đàm Diệu Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
MinhChâu
Xem chi tiết
don
Xem chi tiết