1. Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để tạo câu. Một tiếng được coi là từ khi nó diễn đạt một nghĩa hoàn chỉnh ( ăn. quần, áo,..)
2.
a. 5 từ ghép: quần áo, nhà cửa, xe cộ, sách vở, cây cối
b. 5 từ láy: lấp lánh, long lanh, lung linh, lồng lộng, líu lo...
3. Từ láy tả âm thanh:
a. Tiếng khóc: thút thít, oa oa, ...
b. Tiếng mưa: lộp bộp, lộp độp, ào ào, rào rào, tí tách, ...
c. Tiếng nước chảy: róc rách, ồ ồ, ào ào, ...
4. Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài nhằm làm phong phú hơn vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Từ mượn tiếng việt có nguồn gốc Hán, Ấn Âu,...
Khi mượn từ cần phải mượn có chọn lọc, chỉ khi thực sự cần thiết và tuân theo quy tắc ( có dấu gạch nối, viết hoa chữ cái đầu với từ có nguồn gốc Ấn Âu và viết hoa đối với chữ có nguồn gốc Hán). Nếu mượn tràn lan, ồ ạt sẽ dẫn tới hiện tượng ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng, đánh mất bản sắc).
5. Chuyển nghĩa của từ là hiện tượng từ được dùng có nghĩa thay đổi với nghĩa gốc ban đầu.
Ví dụ:
Từ "chân" chỉ bộ phận thân dưới của cơ thể người hay động vật dùng để đi, đứng. Nhưng trong câu thơ: "Riêng chiếc võng Trường Sơn / Không chân đi khắp cả nước". Từ "chân" được dùng theo nghĩa chuyển nhằm tạo nên liên tưởng thú vị: chiếc võng không có chân nhưng có thể di chuyển khắp mọi nơi, nhưng thực chất đó là chiếc võng theo người chân người chiến sĩ, đồng hành cùng các anh trên những chặng đường hành quân.