Đề cương ôn tập văn 10 học kì I

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

TRUONG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BẢO LỘC        ĐỀ 4: ÔN THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019-2020

TỔ: NGỮ VĂN                                                                         MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 10

                                                                                     Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC                                                ( Không kể thời gian giao đề )

( Đề thi gồm 01 trang)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

          Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…

( Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

1. Xác định nội dung chính của đoạn thơ.

2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

                        Nước như ai nấu

                        Chết cả cá cờ.

PHẦN II: Làm văn (7 điểm)

             Câu 1: (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn 200 chữ (khoảng một mặt giấy) trình bày hai bài học cuộc sống mà anh/chị tâm đắc nhất từ phần Đọc hiểu ở trên?

Câu 2: (5,0 điểm)

 

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp cuộc sống trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, trang 129, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2006)

 

                                                    ...................HẾT.....................

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 4

(Bản Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

 

I. Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

            - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

            - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi.

            - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo thông tư 40.

 

II. Đáp án và thang điểm                                

                                                  PHẦN I

ĐỌC HIỂU: 2,0 ĐIỂM

ĐIỂM

Câu 1

 Nội dung chính của đoạn thơ:

- Trải qua sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên mới có được hạt gạo dẻo thơm; ( 0, 5 )

- Ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. ( 0, 5 )

 

 

1,0

 

Câu 2

a.Chỉ ra biện pháp tu từ:

- So sánh : Nước  so sánh với  như ai nấu (0. 25)

b. Tác dụng của biện pháp tu từ:

- Làm tăng sức gợi hình, biểu cảm cho lời thơ (0.25)

- Giúp người đọc cảm nhận sức nóng của nước - mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân. (0.5)

 

 

1,0

 PHẦN II

 LÀM VĂN : 7,0 ĐIỂM

 

CÂU 1

Viết một đoạn văn ngắn 200 chữ (khoảng một mặt giấy) trình bày hai bài học cuộc sống mà anh/chị tâm đắc nhất từ phần Đọc hiểu ở trên?

 

 

a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách viết đoạn văn NLXH. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 

- Câu mở đoạn.

0.5

 Học sinh nêu ngắn gọn ít nhất hai bài học cuộc sống được rút ra từ đoạn thơ theo quan điểm riêng, miễn sao hợp lí, mỗi bài học tính 1,0. Sau đây là vài gợi ý:

 

- Phải biết quý trọng thành quả lao động (hạt gạo) vì đó là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất.

1,0

- Phải biết quý trọng lao động và con người lao động

1,0

 

- Câu kết đoạn.

0.5

CÂU 2: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp cuộc sống trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

 

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 

b. Yêu cầu về kiến thức:

Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca dao, HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

 

I.Mở bài:  Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm “Nhàn”.

0.5

II.Thân bài:

   1. Nội dung:

  a.Hai câu đề:

  - Nhàn là trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một lão nông tri điền với “Một mai, một cuốc...”, tìm thấy niềm vui, sự thảnh thơi trong tâm hồn của mình qua công việc lao động hàng ngày.

 - Nghệ thuật: dùng số từ kết hợp danh từ, liệt kê, từ láy, ngắt nhịp sáng tạo.
 

b.Hai câu luận:

- Nhàn là sống hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, đạm bạc, dân dã, không bị bó buộc bởi bất cứ quy tắc nghi lễ nào, mà vẫn thấy thú vị, thoải mái, thanh cao.

- Nghệ thuật: Đối, liệt kê...

 

2. Quan điểm “ nhàn”: 

- Bài thơ không chỉ thể hiện thái độ sống nhàn nhã, rỗi rãi mà còn là một quan niệm sống, triết lý sống mang tính tích cực: sống tự nhiên, thanh thản, tránh xa danh lợi, hòa hợp tự nhiên, coi thường phú quý. Bài thơ cho thấy nhân cách và trí tuệ của nhà thơ, để lại nhiều bài học cuộc sống cho con người…

3. Nghệ thuật: Bài thơ Nôm có ngôn ngữ tự nhiên, giản dị nhưng thâm trầm, sâu sắc; giọng thơ triết lí…

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

III.Kết bài:

- Khẳng định nội dung, nghệ thuật

- Đánh giá chung về bài thơ.

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khách