Nội dung lý thuyết
- Trương Hán Siêu (?-1354) tên tự là Thăng Phủ, hiệu là Độn Tẩu.
- Sinh thời, ông được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng; từng giữ chức Hàn lâm học sĩ, từng làm môn khách của Trần Hưng Đạo.
- Năm 1353 khi thống lĩnh đạo quân Thần Sách đi trấn đất Hóa Châu (Bình Trị Thiên) ông bị bệnh nặng. Năm sau cáo bệnh xin về nhưng chưa đến kinh đô ông đã qua đời.
- Trương Hán Siêu là người học vấn sâu rộng. Ông đã đem hết tài năng tâm huyết ra phục vụ cho non sông đất nước. Là người tính tình thẳng thắn bộc trực, cho nên cuộc đời làm quan của ông không ít thăng trầm.
- Các tác phẩm của ông hiện còn 17 bài thơ: Cúc hoa bách vịnh (Vịnh hoa cúc còn 4 bài), Hoá Châu tác (Thơ làm ở Hoá Châu), Dục Thuý sơn (Núi Dục Thuý sơn), Quá Tống đô (Qua kinh đô nhà Tống).
- Về văn xuôi ông có 2 bài: Khai Nghiêm tự bi ký (Văn bia chùa Khai Nghiêm) và Dục Thuý sơn linh tế tháp ký (Bài ký tháp linh tế núi Dục Thuý sơn).
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác vào khoảng 500 năm sau chiến thắng quân Nguyên - Mông lần 3 trên sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu có dịp dạo chơi trên sông nên đã sáng tác bài thơ này.
b. Thể phú
Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng tả cảnh vật, phong tục, kể sự vật, bàn chuyện đời.
- Phân loại: 2 loại
+ Phú cổ thể: có trước đời Đường (Trung Quốc), đặc trưng chủ yếu là mượn hình thức đối đáp giữa hai nhân vật chủ - khách để bày tỏ, diễn đạt nội dung, câu có vần, không nhất thiết có đối, kết bằng thơ. Bố cục gồm 4 đoạn: mở, giải thích, bình luận, kết.
+ Phú Đường luật (phú cận thể): xuất hiện từ thời Đường, có vần, có đối, theo luật bằng trắc. Bố cục thường có 6 đoạn.
c. Bố cục
- Đoạn mở: (Từ đầu đến “còn lưu!”): Tráng chí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng.
- Đoạn giải thích: (Tiếp đến “nghìn xưa ca ngợi”): Các bô lão kể lại các chiến tích trên sông Bạch Đằng.
- Đoạn bình luận: (Tiếp đến “chừ lệ chan”): Các bô lão suy ngẫm và bình luận về nguyên nhân chiến thắng trên sông Bạch Đằng.
- Đoạn kết: (Còn lại): Lời ca khẳng định, đề cao vai trò, đức độ của con người Đại Việt, của các bô lão và nhân vật khách.
Nổi bật trong phần đầu là hình tượng nhân vật khách. Đây chính là cái tôi của tác giả.
a. Cảm hứng du ngoạn
- Hiện lên ở phần đầu bài phú là địa danh đã đi vào sử sách của Trung Quốc, nổi tiếng với vẻ đẹp và sự hùng vĩ. Đó là những địa danh giàu tính ước lệ, qua đó tác giả thể hiện niềm ham thích, dạo chơi sơn thuỷ.
- Thế giới du ngoạn của nhân vật khách rất hùng vĩ, khoáng đạt:
+ Không gian: sông, hồ, biển là những vùng đất nổi tiếng rất rộng lớn.
+ Thời gian liên tục: sớm - chiều.
+ Tư thế: dương buồm, lướt bể, chơi trăng, gõ thuyền. Đó là 1 tư thế phóng khoáng.
=> Qua hàng loạt hình ảnh, hoạt động trải rộng về không gian, liên hoàn về thời gian, nhân vật khách đã bộc lộ là con người đi nhiều, biết nhiều.
- Cuộc dạo chơi của nhân vật khách không chỉ để tìm thi hứng mà quan trọng hơn là học tử ở trường. Nghĩa là tìm đến những nơi cha ông đã lập công để mở rộng tri thức, để hiểu hơn những trang lịch sử nước nhà, để chiêm ngẫm, ngợi ca và suy ngẫm.
b. Thế giới hùng vĩ của sông Bạch Đằng
- Từ những địa danh ước lệ, tác giả dừng lại đến với những cảnh thực, với những tên gọi cụ thể: Của Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng.
- Hiện lên trong tầm nhìn của khách là một khung cảnh thiên nhiên, hùng vĩ, thơ mộng: những con sóng trùng điệp, những con thuyền duyên dáng nối đuôi nhau trong mặt nước. Mặt nước và bầu trời cùng một màu xanh.
- Nhưng không chỉ có vậy, dòng sông ấy còn đầy vẻ ảm đạm, hiu hắt: lau lách đìu hiu, sông chìm dáo gẫy, gò đầy xương khô. Đó là những dấu tích bi hùng của một thời đã lùi vào dĩ vãng.
- Trước cảnh thiên nhiên ấy, vừa vui, tự hào, hân hoan, vừa luyến tiếc, ngậm ngùi. Vì chiến trường xưa oai hùng là thế, mà nay quạnh vắng, hoang vắng.
=> Qua những hình ảnh thiên nhiên vừa ước lệ, vừa tả thực, tác giả đã thể hiện niềm say mê ngao du sơn thuỷ, đồng thời bộc lộ sự ưu tư, tiếc nuối trước dòng sông lịch sử.
Đang trong tâm trạng đầy bâng khuâng, suy ngẫm thì nhân vật khách gặp các bô lão và được nghe kể chuyện chiến công xưa.
a. Trận thuỷ chiến
- Ban đầu, lực lượng tham chiến đông đảo. Không khí chiến trận rất khốc liệt.
- Thế trận của hai bên ngang bằng, có lúc kẻ thù lấn lướt hơn vì lực lượng hùng mạnh, mưu kế gian xảo, bởi sự kiêu ngạo, ngang ngược của một tên đế quốc sừng sỏ. Nhưng cuối cùng địch thua, ta thắng. Chúng ta chứng tỏ sức mạnh chính nghĩa, có nhân tài, điều kiện tự nhiên hiểm yếu.
-> Lời kể hào hùng, sống động, vừa sảng khoái, vừa đầy nhiệt huyết đã làm sống dậy không khí chiến trận thuở nào.
b. Lời bình luận của các bô lão về nguyên nhân thắng lợi
- Có ba yếu tố cơ bản làm nên chiến thắng:
+ Thiên thời: quân ta ngày càng hùng mạnh, kẻ thù thì ngày càng suy yếu.
+ Địa lợi: chúng ta có địa thế hiểm yếu.
+ Nhân hoà - yếu tố con người: là yếu tố mà thời đại nào cũng coi trọng.
- Với giọng văn trang trọng, chắc nịch thể hiện những suy tư và lời bình luận thấm thía, sâu sắc đầy niềm tin vào sức mạnh, bản lĩnh con người.
- Khẳng định, đề cao vai trò đức độ.
- Trong niềm cảm hứng dạt dào khi được sống lại chiến công một thuở, các vị bô lão đã cất bài ca, tổng kết toàn bộ câu chuyện đã kể, khẳng định sự vĩnh hằng của dòng sông đã đi vào lịch sử và nêu cao một chân lí: "Bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh.".
- Nối tiếp lời ca của các vị bô lão, khách cũng tự hào, ca ngợi sự sáng suốt của các vị anh hùng đời Trần và niềm tin vào sức sống mãnh liệt của dân tộc và đặc biệt đề cao vai trò yếu tố con người.
1. Nghệ thuật
- Cấu tứ: đơn giản mà hấp dẫn.
- Bố cục: chặt chẽ.
- Hình tượng nghệ thuật: sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí.
- Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng, gợi cảm.
2. Nội dung
Bài phú không chỉ khắc hoạ một cảnh chí mĩ lệ của Trung Quốc mà còn là ánh hào quang rực rỡ của một thời oanh liệt và làm sáng lên những chân lí muôn đời.