Truyện Kiều (tiếp theo - Chí khí anh hùng)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tác phẩm

1. Vị trí đoạn trích

- Từ Hải đã cứu Kiều thoát khỏi cảnh lầu xanh. Hai người sống hạnh phúc được nửa năm, Từ Hải đã từ biệt Thúy Kiều ra đi lập sự nghiệp lớn.

- Vị trí đoạn trích: Từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều.

2. Bố cục

- 4 câu đầu: Giới thiệu khái quát về Từ Hải.

- 12 câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải.

- 2 câu cuối: Hình ảnh Từ Hải ra đi.

@1747012@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Giới thiệu khái quát về Từ Hải

- Hoàn cảnh ra đi: Cuộc sống vợ chồng đang nồng nàn, đằm thắm.

- "Trượng phu": chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng.

- "Thoắt": dứt khoát, mau lẹ, nhanh chóng.

- "Động lòng bốn phương": trong lòng náo nức chí tung hoành ở bốn phương.

- "Lên đường thẳng rong": đi liền một mạch.

=> Một tư thế đẹp, hiên ngang không vướng bận, sẵn sàng lên đường của người quân tử. Nguyễn Du đã khắc họa thành công người anh hùng Từ Hải - con người mang hoài bão lớn lao.

@1746944@

2. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải

a. Lời của Thúy Kiều

- Thể hiện rõ mong muốn được đi theo chồng. "Phận gái chữ tòng": Bổn phận của người vợ phải theo chồng,  Thúy Kiều viện vào lễ giáo phong kiến để thuyết phục Từ Hải “phu xướng phụ tùy”, “xuất giá tòng phu”.

- Kiều muốn ra đi để cùng chia sẻ, cùng tiếp sức và gánh vác công việc với chồng.

- Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải.

@1747094@

b. Lời của Từ Hải

- Từ rằng: “Tâm phúc tương tri - Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”. Trách móc nhẹ nhàng Thúy Kiều vì chưa hiểu mình, chưa thoát khỏi sự ủy mị của một người phụ nữ tầm thường.

- Khéo léo, vừa như lời động viên, an ủi Thúy Kiều; vừa khiến Thúy Kiều tự hào khi được đánh giá cao hơn những người phụ nữ khác.

- Nêu lý do khiến Thúy Kiều không thể theo. Khi nào Từ Hải phải toại nguyện được ước mơ: có một cơ đồ vững chắc để tỏ "rõ mặt phi thường". Sẽ “rước nàng nghi gia” đường hoàng nhất, long trọng nhất, thể hiện chí khí anh hùng đồng thời vừa thể hiện sự chu đáo, tận tâm, trân trọng Thúy Kiều của Từ Hải.

- Từ Hải không muốn Thúy Kiều chịu khổ cùng mình trong cảnh “màn trời chiếu đất”, “bốn bể không nhà”,.. Từ đó tạo cho Kiều nhiều niềm tin, hi vọng để Kiều tin tưởng, an tâm chờ đợi.

=> Từ Hải là con người có sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.

3. Hình ảnh Từ Hải ra đi

- “Quyết”, “dứt áo ra đi”: Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí người anh hùng.

-  “Đã đến lúc chim bằng bay lên cùng gió mây”: đã tới lúc anh hùng Từ Hải tỏa sáng khí chất giữa muôn trùng sông núi.

- Tác giả Sử dụng điển tích, điển cố để khẳng định quyết tâm và tự tin vào thành công. Thể hiện lý tưởng của một người anh hùng khao khát lập nên một sự nghiệp có ý nghĩa.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Hình ảnh ước lệ kết hợp với cảm hứng vũ trụ.

- Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật thông qua lời nói và hành động. 

2. Nội dung

Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện thái độ khẳng định và ngợi ca đối với người anh hùng Từ Hải. Từ Hải không phải là người anh hùng hiện thực mà là hình tượng người anh hùng lãng mạn mang dấu ấn quan niệm của tác giả. Nguyễn Du đã gửi gắm lý tưởng anh hùng của mình vào nhân vật Từ Hải, đó là ước mơ lãng mạn của đời ông, cũng là của những con người bị áp bức trong xã hội xưa.

@1747151@