Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Vương Xương Linh (698? - 757), tự là Thiếu Bá.

- Quê: Trường An (nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiềm Tây, Trung Quốc).

- Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường.

- Thơ Vương Xương Linh hiện còn 186 bài, trong đó đặc sắc nhất là thơ thất ngôn tuyệt cú.

- Thơ Vương Xương Linh thường đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ, nỗi li sầu biệt hận của thiếu phụ khuê các, tình bằng hữu chân thành, trong sáng...

- Phong cách thơ: trong trẻo, tinh tế, thanh tân, được người đời rất hâm mộ. 

2. Tác phẩm

a. Chủ đề

Nhà thơ mượn tâm trạng của một khê phụ trẻ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, cướp đi tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc của bao người.

b. Bố cục

- Phần 1: (Hai câu thơ đầu): Sự vô tư của người chinh phụ.

- Phần 2: (Hai câu thơ sau): Nỗi niềm của người chinh phụ.

c. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyết Đường luật.

d. Nhan đề Nỗi oán của người phòng khuê

- Oán: giận, trách hận hoặc sự bất mãn.

- Phòng khuê là căn buồng của người phụ nữ và ở đây “Người phòng khuê” ý chỉ người phụ nữ có chồng đi chiến trận.

- Có thể hiểu nhan đề là: nỗi trách hận của người phụ nữ có chồng đi chiến trận.

@1232907@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hai câu đầu

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,

             Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.

- Câu thơ đầu tiên giới thiệu hình ảnh và tâm trạng của người thiếu phụ: Đó là một người đàn bà trẻ nơi phòng khuê, ko biết buồn (bất tri sầu), vô tư, vui tươi.

- Cùng chung giấc mộng công danh với chồng, hi vọng chồng được ban tước hầu vẻ vang sau chiến tranh.

- Câu hai tả cảnh ngày xuân, người phụ nữ trang điểm lộng lẫy, lên lầu ngắm cảnh - nếp sinh hoạt của người phụ nữ quý tộc trẻ, xinh đẹp.

- Hai câu thơ đầu như một sự giãi bày, bộc lộ tâm trạng của người thiếu phụ.Đối diện với ko gian rộng lớn, con người thường có nhiều suy tư nên tâm hồn thiếu phụ đến đây đã có sự xao động, ko còn yên tĩnh nữa.

@1232726@

2. Hai câu sau

    Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,

Hối giao phu tế mịch phong hầu.

- Dương liễu: Mùa xuân, tuổi trẻ, hồi ức về người chồng, bao liên tưởng, xúc cảm về những ngày hạnh phúc...

- Hốt - chợt sự bừng tỉnh của nhận thức, khao khát hạnh phúc.

- Màu dương liễu đánh thức khát khao hạnh phúc và cả ý thức về sự biệt li. Nó tạo nên cái giật mình bừng thức của thiếu phụ ra khỏi giấc mộng công hầu. Mùa xuân của vũ trụ tuần hoàn nhưng thời gian đời người hữu hạn, mùa xuân của đời người (tuổi trẻ) càng ngắn ngủi, đáng quý. Hiện tại, con người lại phải biệt li. Càng ý thức khao khát hạnh phúc thì giấc mơ công hầu càng trở nên bé nhỏ, vô nghĩa...

Hối: hối hận vì đã xui, đã để chồng đi tòng quân mong lập công, kiếm ấn phong hầu.

- Sau nỗi hối hận là tâm trạng oán sầu: oán cái ấn phong hầu, oán chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến vợ chồng nàng phải chia li không biết đến bao giờ.

- Có thể thấy được diễn biến tâm trạng của người phụ nữ là: Bất tri sầu - hốt - hối - oán: Vô tư - bừng tỉnh - tiếc, hối hận - oán sầu. Từ đó lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

@1232810@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Bút pháp miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật tinh tế.

- Cấu trúc ngôn ngữ ngắn gọn gợi nhiều hơn tả. 

2. Nội dung

Vương Xương Linh đã mượn tâm trạng của người thiếu phụ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây biết bao đau thương, mất mát cho nhân dân.

@1233000@