Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Mỗi khoảng thời gian ứng với những hoạt động như: Đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp; Gói bánh chưng, bánh tét; Chưng hoa ngày tết như hoa đào , mai ,quất ...
các hoạt động giữ gìn và phất huy ngày tết là:
- dọn dẹp nhà cửa và trang trí nhà của cho có không gian tết âm cúng vui vè hơn
- gói bánh chưng bánh tét với gia đình họ hàng
- hỏi tham chúc tết
- lì xì và nhận lì xì
- mặc áo dài truyền thống dân tộc( đồ nữ)
Để giữ gìn và phát huy truyền thống ngày Tết, chúng ta có thể thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa:
- Trước tiên, việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa và bày mâm ngũ quả không chỉ làm cho không gian sống thêm tươi mới mà còn thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên
- Chúng ta nên duy trì tục lệ thăm hỏi, chúc Tết ông bà, cha mẹ và họ hàng để thắt chặt tình cảm gia đình
-Các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống hay múa lân cũng là những nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn
-Ngoài ra, việc gói bánh chưng, bánh tét, hoặc chuẩn bị các món ăn ngày Tết giúp gắn kết các thành viên trong gia đình và lưu giữ tinh hoa ẩm thực Việt
-Chúng ta cần giáo dục thế hệ trẻ về ý nghĩa của ngày Tết thông qua những câu chuyện cổ tích, tục ngữ, và lễ nghi để những giá trị truyền thống được truyền lại qua nhiều thế hệ
.......
Viết đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật về Dế Mèn trong chuyện bài học đường đời đầu tiên.
Dế Mèn trong "Bài học đường đời đầu tiên" là một nhân vật khá tự mãn và kiêu ngạo. Lúc đầu, Dế Mèn luôn nghĩ mình là người tài giỏi nhất, chẳng bao giờ để ý đến những người khác, đặc biệt là Dế Choắt. Nhưng qua những sự việc xảy ra, Dế Mèn dần nhận ra rằng mình không phải lúc nào cũng đúng, và cái tôi của mình có thể khiến người khác tổn thương. Cuối cùng, Dế Mèn học được một bài học quý giá về việc khiêm tốn, biết tôn trọng người khác và nhận ra rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng như mình nghĩ. Câu chuyện của Dế Mèn khiến em hiểu rằng, trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết lắng nghe và học từ những sai lầm để trưởng thành hơn.
Tìm 5 từ đồng nghĩa với trẻ em?
Thiếu nhi, trẻ con, nhi đồng, măng non, trẻ nhỏ
1) Thiếu nhi
2) Trẻ con
3) Trẻ nhỏ
4) Con nít
5) Nhi đồng
Viết một đoạn văn tả cảnh mùa xuân trong đó có sử dụng 1 từ láy, 1 từ ghép và 1 biện pháp tu từ. Mn giúp mik với.
Mùa xuân đến mang theo bao nhiêu sự háo hức, chờ đợi của bao nhiêu con người. Những tâm hồn nao nao, lắng đọng chờ đón giây phút ấy. Mùa xuân - mùa của tình yêu, hạnh phúc và là mùa của sức sống. Mỗi năm bắt đầu từ mùa xuân, tuổi trẻ của mỗi người mơn man là thế trong những ngày đầu tiên này. Mùa xuân như những nàng tiên dịu hiền gieo rắc vào thế gian này những chồi non tươi đẹp. Một tuổi mới, một sự lớn khôn hơn. Bông hoa kia đâm chồi mơn mởn trong những ngày nắng đẹp đầu xuân này. Không gì có thể ngăn cản được sức sống ấy trong những ngày này, ngày đẹp tươi của một năm. Những bông hoa đang nói với những con người đang ở đây: mùa xuân đến, những ngày đầu tiên của một năm đã hiện trước mắt, nhìn về phía trước và quên đi những điều không tốt đã qua trong năm cũ, vươn đến những điều tốt đẹp trong năm mới. Mùa xuân - mùa của sức sống tuổi trẻ
Mùa xuân đến, khắp nơi tràn ngập sắc hoa rực rỡ. Những bông hoa đào hồng thắm nở rộ, như những nụ cười tươi tắn của cô gái đang thẹn thùng. Tiếng chim hót líu lo vang vọng trong không gian, tạo nên một bản nhạc xuân vui tươi, rộn rã. Gió nhẹ nhàng thổi qua, mang theo hương thơm ngào ngạt của những cánh hoa, khiến lòng người không khỏi xao xuyến. Cảnh vật như bừng tỉnh sau những ngày đông lạnh giá, thật đẹp biết bao!
-Từ láy: "líu lo"
-Từ ghép: "cô gái"
-Biện pháp tu từ: So sánh (hoa đào như những nụ cười tươi tắn)
Này
Viết bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt mà em thích .
1️⃣➕1️⃣🟰3️⃣
Help me
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều khoảnh khắc và cảnh sinh hoạt khiến em cảm thấy thích thú, nhưng em luôn đặc biệt yêu thích cảnh sinh hoạt buổi sáng trong gia đình. Mỗi sáng, khi ánh bình minh rọi chiếu qua khung cửa sổ, cả nhà lại cùng nhau bắt đầu một ngày mới trong sự ấm áp và yên bình.
Cảnh tượng đầu tiên em nhìn thấy khi tỉnh dậy là mẹ đang chuẩn bị bữa sáng trong căn bếp nhỏ. Mùi thơm của cơm chiên, mùi hành tỏi xào quyện với hương vị đậm đà của nước mắm làm cho không gian trong nhà trở nên thật thân thuộc. Mẹ vẫn thường bảo: “Một bữa ăn sáng ngon là khởi đầu cho một ngày làm việc hiệu quả.” Mỗi lần nghe mẹ nói như vậy, em lại cảm thấy yêu quý những bữa sáng giản dị mà đầy đủ tình cảm ấy.
Bên cạnh đó, hình ảnh bố pha cà phê cũng là một cảnh sinh hoạt mà em rất thích. Mỗi sáng, bố có thói quen pha một cốc cà phê đen đậm đặc rồi ngồi nhâm nhi bên chiếc bàn nhỏ trong phòng khách. Những hạt cà phê được xay nhuyễn, rồi từ từ hòa lẫn với nước nóng, tạo ra một mùi hương dễ chịu, khiến cả không gian bừng tỉnh. Đôi khi, em ngồi bên cạnh bố, cảm nhận không khí ấm áp và bình yên trong từng ngụm cà phê. Những câu chuyện nhẹ nhàng của bố, những lời khuyên ân cần, làm cho bữa sáng trong gia đình em không chỉ đơn thuần là bữa ăn mà còn là những phút giây gần gũi, thân mật.
Mọi thứ trong căn nhà đều trở nên sống động và ấm áp khi cả gia đình quây quần bên nhau trong bữa sáng. Em và em gái luôn là những người vui vẻ nhất, thường xuyên cãi vã xem ai sẽ được ăn miếng trứng ốp la mà mẹ làm cho mình. Tiếng cười nói vui vẻ, tiếng chén bát va vào nhau, tất cả tạo nên một không gian đầm ấm và yêu thương. Sau bữa sáng, cả nhà sẽ cùng nhau dọn dẹp, chuẩn bị cho một ngày làm việc và học tập mới.
Mỗi sáng, em cảm nhận rõ ràng rằng, dù thế giới ngoài kia có vội vã và bộn bề đến đâu, thì trong gia đình, những phút giây giản dị như vậy lại là những khoảnh khắc quý giá nhất. Đó là thời gian em cảm thấy hạnh phúc và yên bình nhất. Cảnh sinh hoạt buổi sáng trong gia đình luôn là một phần không thể thiếu trong những ngày tháng tuổi thơ của em, giúp em có thêm động lực để học tập và trưởng thành.
1+1=1:)
Tìm ra các tính từ miêu tả về mùi vị?
1); Chua ngọt 2); Beo béo 3); Ngọt lịm 4) ;Ngậy; 5) Bùi
Tìm từ khóa đây là câu tục ngữ về tính cách con người?
Tìm từ khóa đây là câu tục ngữ về tính cách con người?
Gương mặc mẹ tôi vẫn tươi sang với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Phân tích vị ngữ thành trung tâm; chủ ngữ;vị ngữ;phần phụ trước/sau
1.Chủ ngữ: Gương mặt mẹ tôi
Đây là phần nói về đối tượng của câu, tức là gương mặt của mẹ tôi. "Gương mặt" là thành phần mô tả phần khuôn mặt, và "mẹ tôi" chỉ người sở hữu gương mặt đó.
2.Vị ngữ: vẫn tươi sáng
"Vẫn" là từ chỉ sự tiếp diễn của trạng thái, "tươi sáng" là tính từ mô tả trạng thái của gương mặt. Từ này cho biết rằng gương mặt mẹ vẫn giữ được sự rạng rỡ, tươi mới theo thời gian.
3.Phần phụ trước vị ngữ: với đôi mắt trong và nước da mịn
Phần này bổ sung thêm chi tiết về vẻ đẹp của gương mặt mẹ. "Với" kết nối các thành phần mô tả đặc điểm cụ thể của mẹ, như đôi mắt và làn da. "Đôi mắt trong" miêu tả mắt sáng, rõ nét, còn "nước da mịn" nói về làn da mượt mà, không tì vết.
4.Phần phụ sau vị ngữ: làm nổi bật màu hồng của hai gò má
Đây là phần giải thích về tác dụng của sự tươi sáng trên gương mặt mẹ. "Làm nổi bật" có nghĩa là sự tươi sáng giúp làm rõ hoặc làm nổi bật màu hồng tự nhiên trên hai gò má, thêm phần rạng rỡ cho khuôn mặt.
Liệt kê 5 từ, chỉ về thể hiện mối quan hệ bạn bè?
Khẩu khỉnh, tri kỷ, thân tình, thân thiết, tương tác.
1) Tri kỷ
2) Khắng khít
3) Thân tình
4) Thân thiết
5) Chí cốt
Tóm tắt sự kiện lịch sử ngã ba đồng lộc (chi tiết)
Các bạn giúp mình với , mình đâng gấp!
Vào thời điểm 24/7/1968, Tiểu đội 4 của chị Võ Thị Tần gồm 12 người. Chị Lê Thị Hồng (Đức Lạc, Đức Thọ) được cử đi Quảng Bình lấy gỗ về làm hầm, còn chị Nguyễn Thị Thanh thì bị ốm nằm ở nhà, không ra hiện trường nên ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 chỉ có 10 người ra mặt trận và đều hy sinh. Bà Nguyễn Thị Diệu Lan (TP Hà Tĩnh), cựu thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 3 đã tham gia vào cuộc tìm kiếm thi thể 10 nữ thanh niên xung phong. 1 hầm có ba người, 1 hầm có sáu người, trong đó chị Võ Thị Tần ở hầm có sáu người. Còn thi thể chị Cúc thì các lực lượng thay phiên nhau tìm, chỉ thị là phải dùng tay đào bới chứ không dùng máy xúc để tránh gây hại cho thi thể. Đến ngày thứ 3 thì tìm được thi thể chị Cúc, các anh ở Tiểu đội 8 đã dùng tay bới đất đưa thi thể chị Cúc lên[2].
Nhà thơ Yến Thanh nhớ lại: một quả bom tấn từ máy bay Mỹ lao xuống nổ trùm lên căn hầm mà cả Tiểu đội ẩn nấp, lúc ấy là 16 giờ ngày 24/7/1968. Từ đài quan sát, Đại đội trưởng Nguyễn Thế Linh chạy xuống, Tiểu đội 5, Tiểu đội 8 và các anh lái máy ủi gần đó đều chạy lại. Sau hai tiếng đồng hồ đào bới thì bới được chị Võ Thị Tần. Lần lượt bới lên 6 người ẩn nấp hầm ngoài cùng là chị Nguyễn Thị Xuân (Vĩnh Lộc), rồi đến Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Thị Hà, Trần Thị Rạng và cuối cùng là Trần Thị Hường. Đào tiếp hầm thứ hai vuông góc với hầm lúc nãy thì tìm thấy Dương Thị Xuân, Võ Thị Hợi và Hà Thị Xanh. Cả chín người được đặt lên 9 cáng xếp một hàng ngang như khi còn sống Tiểu đội tập hợp. Riêng chị Hồ Thị Cúc - Tiểu đội phó không tìm thấy. Đêm 24/7, 9 cô được mai táng sau eo núi Bãi Dịa, nhưng phải đợi tìm được thi thể chị Cúc mới làm lễ truy điệu. Đến gần 10 giờ ngày 26/7 thì Tiểu đội 8 đã tìm được thi thể chị Cúc. Chị Cúc ngồi trong chiếc hố cá nhân chiều hôm trước do tay chị đào, đầu đội mũ, vai vác cuốc, hai tay chị bầm dập, máu đọng lại đã khô. Có lẽ sau khi bom vùi lấp, chị đã cố gắng để nhoi lên nhưng đành bất lực trước khối đất đè lên[3].
Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần: Chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1963–1964, chị là Phó bí thư chi đoàn địa phương. Trước khi nhập ngũ, chị Tần có cảm tình với anh Nguyễn Đức Hồng, bạn học cùng lớp từ thuở ấu thơ. Trước lúc anh Hồng nhập ngũ, 2 người đã tổ chức lễ đính hôn. Tần trao cho anh Hồng lọn tóc thề thay lời hẹn ước. Kỷ vật ấy của Tần theo anh Hồng suốt những tháng năm chinh chiến và sau này đã được bàn giao lại cho Ban quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Giữa năm 1968, anh Hồng bị trọng thương trong một trận chiến đấu tại đảo Cồn Cỏ, hiện còn 6 mảnh đạn trong người. Mẹ chị Tần cũng đã mất vì bị bom Mỹ đánh sập hầm sau ngày chị hy sinh không lâu. Anh Hồng sau này đã rước ảnh chị Tần về thờ trong ngôi nhà của mình [6]Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc: Chị sinh trong một gia đình nông dân nghèo, được 7 tháng tuổi thì cha và bà nội chết trong nạn đói năm 1945, 4 tuổi thì mẹ tái giá. Cúc sống với ông nội, ông qua đời rồi ở với cô chú. 18 tuổi, chị Cúc lấy anh Cứ, người Sơn Tây trong huyện. Chồng chị cũng mồ côi cả cha lẫn mẹ, lại bị bệnh tâm thần. Nhà của đôi vợ chồng là một cái lều tranh nép bên chân đồi, chồng chị Cúc những lúc lên cơn tâm thần là đập phá và đánh chị. Rồi anh Cứ trong một lần đi chở vôi cho hợp tác xã về đến Hói Động bị lật thuyền và tử nạn. Chị Cúc lại về ở với cô chú. Tháng 7 năm 1965, chị Cúc tình nguyện lên đường gia nhập thanh niên ba sẵn sàng. Chị và chị Võ Thị Tần cùng ở chung đơn vị suốt 3 năm, cùng được kết nạp vào Đảng vào ngày 3/2/1967. Lúc hy sinh, chị Cúc nấp vào hố cá nhân nên người ta chỉ tìm được 9 cô gái trong hầm, phải ba ngày sau mới tìm được thi hài chị ở cách chỗ 9 cô gái kia hy sinh vài chục mét[7][8].Võ Thị Hợi: Chị sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở xã Thiên Lộc – Can Lộc, Hà Tĩnh, là con thứ 5 trong gia đình. Năm 1965, học xong lớp 7, Hợi xung phong đi "Ba sẵn sàng". Thi thoảng Hợi mới có dịp về thăm nhà, chị kể: "Bom đạn dội xuống ghê gớm lắm mẹ ạ! Tiếng bom nổ, tiếng máy bay gầm xé suốt đêm ngày, đất đá bụi tung mù mịt. Nhưng tất cả bọn con đều không sợ. Cứ đợi dứt đợt bom là chúng con ra đường ngay, để xe khỏi bị tắc trên đường vào Nam mẹ ạ!"[9]Nguyễn Thị Xuân: Chị nhập ngũ năm năm 1967. Tại mặt trận, chị quen anh Vĩnh, tiểu đội phó Đơn vị bộ đội công binh phá bom. Anh Vĩnh là một đảng viên, một tiểu đội phó dũng cảm và kiên quyết, chị Xuân càng quý và tin anh, 2 người viết cho nhau nhiều lá thư giữa các trận đánh. Chị Xuân tâm sự với bạn bè: "Nhiều đêm nằm em thấy anh Vĩnh về thăm. Bẵng đi một thời gian không có thư anh về, em đã lo. Em nghĩ đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng em vẫn đợi...". Sau này Xuân mới biết anh Vĩnh nhiều lần bị thương. Mối tình giữa 2 người vừa chớm nở thì chị Xuân hy sinh[10].Dương Thị Xuân: Chị sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đức Tân - Đức Thọ, trong một gia đình đông con. Trước khi đi thanh niên xung phong, chị Xuân có quen anh Tân người cùng xã. Cũng như mối tình chị Tần – anh Hồng, Xuân và anh Tân đã không thực hiện được lời hẹn ước vì đất nước có giặc, chuyện riêng tư đành gác lại. Xuân mến anh Tân nhưng chưa muốn vấn vương chuyện gia đình, cô hẹn anh khi nào thống nhất đất nước thì sẽ liệu. Anh Tân nghĩ vậy là đúng. Trước khi Xuân lên đường, anh trao cho Xuân một quyển điều lệ Đảng mà anh vẫn dùng và lấy sợi ni lông xanh, đỏ buộc vào cổ tay Xuân rồi nói: "Màu đỏ là của anh, màu xanh lam này là của em. Khi nào nhớ đến anh, em hãy nhìn chiếc vòng này"[11].Trần Thị Rạng: Chị sinh ra tại xóm chài Thọ Thủy - Đức Vĩnh – Đức Thọ, thời thơ ấu theo cha mẹ làm nghề chèo lái trên sông La. Ngày ngày 3 tháng 11 năm 1967, chị vào Thanh niên xung phong. Ngoài giờ ra trận địa, Rạng cùng chị em làm toán, làm văn, tập hát, lúc nghỉ giải lao lại trêu đùa đại đội trưởng và mấy anh lái xe ủi. Chị hy sinh khi 18 tuổi[12]Hà Thị Xanh: Chị Xanh đậm người, khoẻ mạnh, làm việc gì cũng xốc vác, hay nhận việc khó về mình. Một lần được nghỉ phép, chị Xanh đã rủ chị Hà về nhà mình chơi. Chị Hà nói với mẹ chị Xanh: "Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước chúng con thực hiện phong trào "ba khoan", nghĩa là khoan lấy chồng"[13].Nguyễn Thị Nhỏ: Bố mẹ chị mất sớm, nhà chỉ có 2 chị em gái: chị Miên và Nhỏ. Chị Miên thay bố mẹ nuôi chị Nhỏ từ bé. Khi chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày một ác liệt, chị Nhỏ xin vào Thanh niên xung phong. Chị hy sinh năm 24 tuổi, khi chưa lập gia đình.Võ Thị Hà: Chị sinh ra ở thị trấn Đức Thọ, là con thứ ba trong gia đình có năm con. 17 tuổi, chị lên đường vào TNXP. Có hôm Hà về thăm nhà, ăn vội ăn vàng để đi kẻo chậm. Lúc nào về Hà cũng mang theo một vài quyển truyện để đọc và nói "Không có sách, ngoài giờ ra trận địa con buồn lắm mẹ ạ". Hà ít tuổi nhất tiểu đội nên bao gìơ cũng được chị Tần, chị Cúc, chị Nhỏ coi như em út, không cho làm việc nặng. Sau đó mẹ Hà gửi mấy con gà con đến Đồng Lộc để chị em nuôi, rồi có lần Hà đem về nhà một con gà mái. Một hôm tự nhiên con gà mái vỗ cánh gáy như gà trống, mẹ của Hà bảo "thế nào chị Hà cũng có chuyện rồi". 2 ngày sau thì nghe tin chị Hà hy sinh[14].Trần Thị Hường: Chị Hường là con của một liệt sĩ chống Pháp. Cha chị hy sinh năm 1953 ở mặt trận, khi Hường mới 4 tuổi. Hai năm sau, mẹ đi lấy chồng khác, Hường ở với bà ngoại và cậu mợ tại xóm Đông Quế, thị xã Hà Tĩnh. Chị có giọng hát hay, được mệnh danh là "chim sơn ca" của tiểu đội và của cả Đại đội 522[15].Ngày 23/7/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ khởi công phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc",[16] ngày 19/8/2010 đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành cụm tượng đài.[17] Công trình phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc là công trình có giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc, được xây dựng bằng sự tự nguyện đóng góp của các viên chức ngành giáo dục, học sinh, sinh viên trong cả nước.
1. Vị trí Ngã ba Đồng Lộc:
Ngã ba Đồng Lộc nằm tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, trên tuyến quốc lộ 15, nối liền miền Bắc và miền Nam. Đây là tuyến đường quan trọng, phục vụ cho việc vận chuyển lương thực, vũ khí và quân trang cho chiến trường miền Nam.2. Tình hình chiến sự:
Vào những năm 1965-1972, Mỹ đã liên tục ném bom các tuyến đường giao thông quan trọng của miền Bắc, trong đó có quốc lộ 15. Đây là phần chiến lược của Mỹ nhằm cắt đứt sự tiếp tế cho chiến trường miền Nam.3. Cuộc tấn công của không quân Mỹ:
Vào tháng 7 năm 1968, Mỹ tiến hành ném bom Ngã ba Đồng Lộc, nơi tập trung nhiều lực lượng bảo vệ tuyến đường. Mặc dù bị tàn phá nặng nề, quân và dân ta vẫn kiên cường sửa chữa và bảo vệ con đường này.4. Sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong:
Ngày 24 tháng 7 năm 1968, 10 nữ thanh niên xung phong, trong lúc đang làm nhiệm vụ sửa chữa đường bị bom, đã hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc. Họ là những người trẻ tuổi, dũng cảm, chiến đấu không ngừng nghỉ để giữ vững tuyến đường quan trọng này.5. Ý nghĩa của Ngã ba Đồng Lộc:
Ngã ba Đồng Lộc không chỉ là một điểm giao thông quan trọng mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, sự hy sinh của quân và dân miền Bắc. Tuy bị đánh phá ác liệt, nhưng con đường này vẫn không bị cắt đứt, đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ cho chiến trường miền Nam.6. Kết quả và di sản:
Những hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc giúp giữ vững tuyến giao thông huyết mạch, đóng góp vào chiến thắng của quân và dân miền Bắc. Ngày nay, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một di tích lịch sử, nơi ghi nhớ công lao của các anh hùng và là một bài học về lòng yêu nước và sự kiên cường