Sơn Tinh, Thủy Tinh

need one name
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
7 tháng 8 2017 lúc 21:00

Nhưng Sơn Tinh cũng trổ hết tài bốc đồi, dời núi, dựng thành ngăn nước. Nước dâng cạo bao nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu. Suốt mấy tháng trời, cuộc tấn công của Thủy Tinh thật là dữ dội: giông bão, sấm chớp, mưa như trút nước, đồng ruộng hóa thành sông, sông thành biển cả. Ấy vậy nhưng Sơn Tinh không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chống trả một cách quyết liệt và thắng lợi. Cuối cùng kiệt sức, Thủy Tỉnh phải rút lui.Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ. Nhưng Thủy tinh dù phép thuật cao cường vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo hoang đường về Sơn Tinh Thủy Tinh và khí thế hào hùng mạnh mẽ của cuộc giao tranh giữa hai vị thần thể hiện trí tưởng tượng phong phú trên cơ sở những sự việc thực tế của người xưa.Cuộc giao tranh không chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, năm nào cũng vậy. Nhưng kết cục thì không thay đổi: thần Núi chiến thắng thần Nước. Mị Nương vẫn sống hạnh phúc bên Sơn Tinh trên đỉnh Tản Viên cao vời vợi. Thủy Tinh không sao giành lại được nàng.Sơn Tinh Thủy Tinh là những nhân vật tưởng tượng nhưng lại có ý nghĩa rất thực tế vì đã khái quát được hiện tượng lũ lụt đổng thời phản ánh những kì công trong sự nghiệp dựng nước của nhân dân ta dưới triều đại các vua Hùng.Tất cả những chi tiết kì ảo trên đều nhằm để giải thích hiẹn tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người – khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt – một tai họa lớn của con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Linh
7 tháng 8 2017 lúc 21:24

Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Linh
7 tháng 8 2017 lúc 21:24

Chúc bn học tốt ok

Bình luận (0)
Thái Bình Hồ
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
29 tháng 7 2017 lúc 13:58

Câu truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh" giải thích hiện tượng thiên tai, lũ lụt.

Còn nhận xét thì mk........k biết!

Bình luận (0)
Lê Ánh
29 tháng 7 2017 lúc 17:15

- Giải thích hiện tượng :

Truyện mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửi gắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao đựng nước của các vua Hùng.

Nhận xét

. Tổng lượng nước trên Trái đất gần như không thay đổi trong hàng triệu năm qua: mỗi ngày, một lượng nước nhỏ bốc hơi lên cao và bị tia tử ngoại phá huỷ, nhưng cùng lúc đó, một lượng nước tương đương được sinh ra từ bên trong Trái đất, qua hoạt động của núi lửa.

Bình luận (0)
avatar musilk
Xem chi tiết
Em Là Dân Chơi
16 tháng 6 2017 lúc 11:24

Truyền thuyết kể về câu chuyện kén rể của Vua Hùng Vương. Vì có tới hai chàng chai khôi ngô tuấn tú ngang sức ngang tài là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, nên Vua Hùng buộc phải đưa ra thử thách để chọn ra người con rể xuất sắc nhất.

Cũng vì tranh giành công chúa mà Sơn Tinh Thuỷ Tinh đã phải giao chiến với nhau một trận đấu nảy lửa. Đây đồng thời cũng là lời lí giải thú vị mang tính tượng trưng về mùa mưa bão nước ta vào tháng 7 âm lịch hàng năm.

Để biết rõ cuộc chiến của hai vị thần này như thế nào, cuối cùng ai là người dành chiến thắng và cưới được công chúa về làm vợ? Các bé hãy lắng nghe Vườn cổ tích kể chuyện nha.

—–

Ngày xửa ngày xưa, Vua Hùng thứ 18 có một cô công chúa Mị Nương đã đến tuổi cập kê, cô hiền lành, nết na ngoan ngoãn lại cầm kì thi họa nên rất được vua cha yêu mến, muốn tìm cho con một tấm chồng ưng ý để con gái có một cuộc sống hạnh phúc. Vua cho lan truyền lệnh ban kén rể khắp mọi nơi. Lệnh ban ra, các hào kiệt tráng sĩ ai cũng nô nức chuẩn bị đến kinh thành muốn ngỏ ý lấy công chúa nhưng chưa ai lọt được vào mắt xanh của nàng.

Bỗng một hôm có hai chàng trai đến xin hỏi cưới công chúa. Cả hai đều to khỏe cường tráng. Người thứ nhất là Sơn Tinh (thần núi), chàng có sức mạnh rất lớn, chàng chỉ tay đến đâu rừng núi mọc lên tới đó, trập trùng những núi những rừng, chim muông hót véo von, các con vật chạy nhảy tung tăng. Người thứ hai tự xưng là Thủy Tinh, chàng có sức mạnh không kém gì Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫy tay về phía đông, phía đông nước cuộn trào, vẫy tay về phía tây, phía tây nổi lên ba ba, thuồng luồng kín mặt nước. Vua Hùng thấy ai cũng tài giỏi, không biết phải gả công chúa cho ai, bèn cho họp lại các tướng sĩ hỏi bàn ý kiến và đưa ra phán quyết:

Hai ngươi ai cũng đều tài giỏi, ta cũng không biết nên gả công chúa cho ai, nên ta ra chỉ như này. Sáng sớm ngày mai, ai đem được các lễ vật này đến trước ta sẽ gả công chúa cho người đó. Lễ vật có: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sơn Tinh Thủy Tinh vâng lệnh vua ban nhanh chóng về nhà chuẩn bị. Sơn Tinh nhanh chóng tìm được đủ lễ vật, sáng hôm sau mang đến và rước công chúa về. Thủy Tinh lùng sục khắp nơi cuối cùng cũng hoàn thành, nhưng tiếc thay, Thủy Tinh đến chậm một bước, lúc Thủy Tinh đến Sơn Tinh đã mang công chúa đi mất. Thủy Tinh thấy thế thì nổi trận lôi đình, quyết đuổi theo Sơn Tinh để cướp lại công chúa. Thủy Tinh đi đến đâu giông bão nổi đến đó, mây đen kéo đến, sấm chớp giật đùng đùng, mưa xối xả. Bao nhiêu binh tướng cá, ba ba, thuồng luồng, rùa nổi hết lên mặt nước, phun nước ầm ầm. Thủy Tinh dâng nước lũ nhằm nhấn chìm Sơn Tinh.

Sơn Tinh cũng không vừa, chàng bốc từng dãy núi, dời từng ngọn đồi chặn dòng nước lũ, Thủy Tinh cứ dâng nước lên bao nhiêu Sơn Tinh lại làm phép cho đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên giao chiến một hồi, Thủy Tinh thấm mệt còn Sơn Tinh thì vẫn rất mạnh mẽ. Cuối cùng đuối sức, Thủy Tinh chấp nhận thua cuộc rút lui, không dám tranh giành Mị Nương.

Kể từ đó Mị Nương và Sơn Tinh sống một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên vẫn ôm mối hận, Thủy Tinh cứ tháng 7 âm lịch hàng năm lại cho dâng nước lũ đánh Sơn Tinh nhưng chưa năm nào thắng.

Bình luận (0)
Trần My
16 tháng 6 2017 lúc 12:25

Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương thứ mười Tám. Đời ấy vua Hùng không có con trai. Người chỉ sinh được một người con gái tên gọi Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý.
Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Vua Hùng rất băn khoăn, vua cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc, xong rồi nói:

- Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Rồi Hùng Vương phán tiếp, sính lễ phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi".

Hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước rồi rước Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ bèn hô mưa gọi gió làm thành dông bão đánh Sơn Tinh. Nước tràn ngập ruộng đồng, nhà cửa, ngập cả thành Phong Châu.

Sơn Tinh không nao núng, thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Thủy Tinh sức yếu bèn chịu thua. Nhưng oán thù sâu nặng, hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước lũ đánh Sơn Tinh. Nhưng thương thay cho Thần nước, năm nào cũng bị thần núi đánh cho thất bại, phải ngậm ngùi nhục nhã rút quân về...

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
16 tháng 6 2017 lúc 12:25

Vua Hùng đời thứ 18 có 1 cô công chúa đã tới tuổi lấy chồng, nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Cô công chúa này tên là Mỵ Nương. Thấy con gái đến tuổi gả chồng, Vua ban truyền rằng ở trong nhân gian tìm nhân kiệt để vua kén làm phò mã. Vua của nước Tây Âu đem rất nhiều vàng bạc châu báu gồm cau vàng và trầu bạc đến dạm hỏi cưới Mị Nương. Vua Hùng cho hội ý các Lạc Hầu lại để hỏi ý kiến. Các Lạc Hầu góp ý: “Vua bên nước Tây Âu là con người cường bạo, lại tuổi đã khá cao, hình dáng kì quái, không thể xứng được với công chúa Mỵ Nương”. Vua Hùng nghe theo lời các Lạc Hầu nên không chấp nhận gả con gái mình cho Vua Tây Vương, chính vì đó nước Văn Lang và nước Tây Âu có mối hiềm khích từ đó.

Một thời gian sau có 2 người con trai đến xin hỏi cưới công chúa Mị Nương. Cả 2 người đều rất chi là xuất sắc. 1 người tên là Sơn Tinh (Thần Núi Tản Viên – Thánh Tản), còn người kia tên là Thủy Tinh (Thần Nước – Thần biển cả).

Vua truyền cho 2 người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho.

Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước.

Vua Hùng khó biết nên lựa chọn ai vì cả hai đều ngang tài ngang sức. Nhà Vua phải đưa thêm một thử thách nữa để có thể lựa chọn được một người trong 2 chàng trai.

Nhà vua nói:

– Cả 2 ngươi đều ngang tài ngang sức, ta không biết chọn ai trong số 2 ngươi. Nếu như ngày mai một trong 2 ngươi, ai mang được sính lễ gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.

Những lễ vật Vua Hùng đưa ra tất cả đều là sản vật trên đất liền cho thấy nhà Vua đã ngầm ý gả con gái mình cho Sơn Tinh.

Hôm sau, bầu trời vừa hửng sáng, Sơn Tinh vì dễ chuẩn bị lễ vật hơn nên đã có mặt trước nhà Vua với toàn bộ sính lễ để xin Vua Hùng gả công chúa Mị Nương. Vua Hùng rất hài lòng nên đã gả công chúa cho Sơn Tinh. Thủy Tinh vì chuẩn bị lễ vật khó hơn nên đã đến trễ, và rất hoảng hốt khi biết được tin công chúa Mỵ Nương đã đi theo phu quân là Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương.

Sơn Tinh và Thủy Tinh chiến đấu với nhau một trận chiến vô cùng dữ dội và ác liệt. Hai bên đều dùng phép khiến trời long đất lở. Thủy Tinh dùng phép dâng nước lũ lên cao để hòng nhấn chìm Sơn Tinh trong biển nước. Nhưng Sơn Tinh không hề thua kém, nước cứ dâng lên tới đâu thì Sơn Tinh dùng phép làm núi cao lên tới đó chặn đứng dòng nước dữ dội của Thủy Tinh. Cuối cùng đánh không lại Thủy Tinh đành phải chịu thua và rút lui quân. Kể từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống với nhau vui vẻ và hạnh phúc.

Tuy nhiên vì trong lòng vẫn ngậm một nỗi tức giận nên hàng năm cứ đến tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy trả thù xưa dâng nước lên cao đánh Sơn Tinh.

Chính vì vậy mà hàng năm cứ đến thời gian này, nước ta lại sảy ra lũ lụt và người dân phải ra sức chống bão lũ.

Bình luận (0)