Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đõ Phương Thảo

tìm số tự nhiên có chín chữ số A=\(\overline{a_1a_2a_3b_1b_2b_3}a_1a_2a_3\), trong đó a1≠0, \(\overline{b_1b_2b_3}\)=2.\(\overline{a_1a_2a_3}\) và đồng thời A được viết dưới dạng A=\(p_1^2.p_2^2.p_3^2p_4^2\) với p1, p2,p3,p4 là 4 số nguyên tố.

Akai Haruma
29 tháng 4 2020 lúc 18:14

Lời giải:

Theo đề bài ta có:
\(A=\overline{a_1a_2a_3}.10^6+\overline{b_1b_2b_3}.10^3+\overline{a_1a_2a_3}=\overline{a_1a_2a_3}.10^6+2.\overline{a_1a_2a_3}.10^3+\overline{a_1a_2a_3}\)

\(=\overline{a_1a_2a_3}(10^6+2.10^3+1)=\overline{a_1a_2a_3}(10^3+1)^2\)

\(=\overline{a_1a_2a_3}[(10+1)(10^2-10+1)]^2=\overline{a_1a_2a_3}.11^2.91^2=\overline{a_1a_2a_3}.11^2.7^2.13^2\)

Theo dạng của $A$ ta thấy $\overline{a_1a_2a_3}$ là bình phương của 1 số nguyên tố.

Đặt $\overline{a_1a_2a_3}=p^2$. Dễ thấy $a_1<5$ vì nếu $a_1\geq 5$ thì $\overline{b_1b_2b_3}=2\overline{a_1a_2a_3}\geq 1000$ (vô lý). Khi đó:

$100\leq \overline{a_1a_2a_3}=p^2\leq 499$

$\Rightarrow 10\leq p\leq 22$. Mà $p$ nguyên tố nên $p=11; 13;17;19$

Khi đó thay vào tìm được $\overline{a_1a_2a_3}=121; 169; 289; 361$

$\Rightarrow \overline{b_1b_2b_3}=242; 338; 578; 722$ (tương ứng)

Khi đó bạn ghép lại để viết ra số A thôi.

Akai Haruma
29 tháng 4 2020 lúc 18:17

Nếu $p_1,p_2,p_3,p_4$ là 4 số nguyên tố khác nhau thì loại TH $\overline{a_1a_2a_3}=121; 169$.


Các câu hỏi tương tự
Tho Vo
Xem chi tiết
Tạ Thu Hương
Xem chi tiết
Anh Tuấn Lê
Xem chi tiết
Tô Thu Huyền
Xem chi tiết
hỏa quyền ACE
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Dục Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Ngô
Xem chi tiết
Vũ Hải Yến
Xem chi tiết