1. Hãy nêu và đánh giá về sự phát triển của Vương quốc Lan Xang.
1. Hãy nêu và đánh giá về sự phát triển của Vương quốc Lan Xang.
Đóng Góp Văn Hóa: Vương quốc Lan Xang đã để lại một di sản văn hóa phong phú, đặc biệt là trong lĩnh vực tôn giáo và kiến trúc. Các đền đài, chùa chiền và tượng Phật từ thời kỳ này vẫn còn tồn tại và là di sản văn hóa quan trọng của Lào.
Tầm Quan Trọng Kinh Tế: Thời kỳ hoàng kim của Lan Xang đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong thương mại và nông nghiệp, đóng góp đáng kể vào sự thịnh vượng của khu vực.
Chuyển Giao Chính Trị: Sự suy tàn và chia rẽ của Lan Xang cho thấy những thách thức trong việc duy trì sự thống nhất và quyền lực trong một quốc gia lớn. Sự kết thúc của Lan Xang và sự sáp nhập vào Xiêm đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong cấu trúc chính trị của khu vực Đông Nam Á.
Tóm lại, Vương quốc Lan Xang đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của khu vực Đông Nam Á, và mặc dù đã không còn tồn tại, di sản của nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến Lào và các nước lân cận.
*Sự phát triển của Vương quốc Lan Xang:
- Về tổ chức nhà nước:
+ Các vua Lan Xang chia đất nước thành 7 mườn.
+ Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có một phó tướng và 7 quan địa thần kiêm tổng đốc tỉnh.
+ Quân đội bao gồm quân thường trực và quân địa phương.
- Kinh tế phát triển, xã hội ổn định, văn hóa phát triển.
- Về ngoại giao:
+ Lan Xang chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ lãnh thổ, độc lập dân tộc.
--> nhận xét : Đây giai đoạn thịnh vượng nhất trong lịch sử của Lào song lại diễn ra rất ngắn chỉ trong khoảng 3 thế kỷ (thế kỉ XV – XVIII). Từ thế kỉ XVIII trở về sau, Lan Xang suy yếu dần và sau đó đến năm 1893, Lào bị thực dân Pháp xâm lược.
cái này mình nghĩ trong sách có, bạn có thể xem trong sách ý :>
1. Từ tư liệu trên, em có nhận xét gì về hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca?
Vương quốc Malacca, một vương quốc hùng mạnh ở Đông Nam Á từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 16, nổi bật với vai trò trung tâm trong thương mại khu vực. Hoạt động kinh tế của Malacca chủ yếu dựa vào thương mại và vận tải biển.
Vị trí Địa Lý: Malacca nằm trên tuyến đường thương mại chính giữa Ấn Độ và Trung Quốc, làm cho nó trở thành một trung tâm giao thương quan trọng. Vị trí chiến lược này giúp Malacca thu hút các thương nhân từ khắp nơi trên thế giới.
Thương Mại và Hàng Hóa: Malacca nổi tiếng với việc giao dịch các hàng hóa như gia vị, vải vóc, và kim loại quý. Nó trở thành trung tâm phân phối quan trọng cho các sản phẩm từ Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như các sản phẩm từ Đông Nam Á.
Cảng và Cơ Sở Hạ Tầng: Malacca phát triển một cảng lớn và hiện đại cho thời đại đó, với cơ sở hạ tầng hỗ trợ các hoạt động thương mại. Cảng Malacca có thể tiếp nhận nhiều loại tàu và hàng hóa khác nhau, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.
Ảnh Hưởng Chính Trị và Văn Hóa: Vương quốc Malacca không chỉ là một trung tâm thương mại mà còn là một trung tâm văn hóa và chính trị, với ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực Đông Nam Á. Sự pha trộn giữa các nền văn hóa và tôn giáo ở Malacca cũng phản ánh sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ nhờ vào hoạt động thương mại của nó.
Tuy nhiên, sự thịnh vượng của Malacca cũng thu hút sự quan tâm của các thế lực phương Tây, dẫn đến sự xâm lược và cuối cùng là sự sụp đổ của vương quốc vào giữa thế kỷ 16 khi nó bị người Bồ Đào Nha chiếm đóng.
1Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Tham khảo ạ :
- Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, em ấn tượng với thành tựu về Văn học. Vì:
+ Nền văn học Trung Quốc rất phong phú, đa dạng về thể loại, ví dụ: thơ Đường luật, kịch, tiểu thuyết chương hồi…
+ Trung Quốc có nhiều tác phẩm văn học đồ sộ, vang danh qua nhiều thế hệ, như: Tam quốc diễn (nghĩa của La Quán Trung); Hồng Lâu Mộng (của Tào Tuyết Cần)… Những tác phẩm này trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều bộ phim mà hiện nay chúng ta vẫn xem, chẳng hạn như phim Tây Du Kí…
+ Văn hóa Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn tới nền văn học của Việt Nam thời trung đại.
TK:
- Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, em ấn tượng với thành tựu về Văn học. Vì:
+ Nền văn học Trung Quốc rất phong phú, đa dạng về thể loại, ví dụ: thơ Đường luật, kịch, tiểu thuyết chương hồi…
+ Trung Quốc có nhiều tác phẩm văn học đồ sộ, vang danh qua nhiều thế hệ, như: Tam quốc diễn (nghĩa của La Quán Trung); Hồng Lâu Mộng (của Tào Tuyết Cần)… Những tác phẩm này trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều bộ phim mà hiện nay chúng ta vẫn xem, chẳng hạn như phim Tây Du Kí…
+ Văn hóa Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn tới nền văn học của Việt Nam thời trung đại.
1. Kinh tế dưới thời Minh – Thanh có điềm gi mới so với thời Đường?
Tham khảo ạ :
- Điểm mới của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường là:
+ Nông nghiệp phát triển hơn, do có nhiều bước tiến về kĩ thuật gieo trồng; diện tích canh tác được mở rộng; sản lượng lương thực nhiều hơn.
+ Trong thủ công nghiệp: hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công.
Kinh tế dưới thời Minh - Thanh có điểm mới so với thời Đường là :
- Nông nghiệp phát triển do có bước tiến về kĩ thuật gieo trồng
- diện tích canh tác mở rộng, lượng lương thực nhiều hơn
- trong ngành thủ công, hình thành những xưởng thủ công lớn, có nhiều nhân công
1. Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?
Tham khảo ạ :
Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc đạt được sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội.
- Chính trị:
+ Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
+ Nhà nước mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
+ Tiếp tục chính sách xâm lược các nước để mở rộng bờ cõi đất nước.
- Kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển nhờ việc thực hiện: giảm tô thuế, bớt sưu dịch; chế độ quân điền; cải tiến kĩ thuật canh tác…
+ Các ngành nghề thủ công như rèn sắt, đóng thuyền,… có sự phát triển hơn trước.
+ Thương nghiệp phát triển, nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á; con đường tơ lụa được hình thành.
- Xã hội ổn định, đời sống nhân dân ấm no.
- Văn hóa phát triển, tiêu biểu nhất là lĩnh vực văn học với hơn 2000 nhà thơ và hơn 50.000 tác phẩm thơ Đường luật.
TK:
Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc đạt được sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội.
- Chính trị:
+ Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
+ Nhà nước mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
+ Tiếp tục chính sách xâm lược các nước để mở rộng bờ cõi đất nước.
- Kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển nhờ việc thực hiện: giảm tô thuế, bớt sưu dịch; chế độ quân điền; cải tiến kĩ thuật canh tác…
+ Các ngành nghề thủ công như rèn sắt, đóng thuyền,… có sự phát triển hơn trước.
+ Thương nghiệp phát triển, nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á; con đường tơ lụa được hình thành.
- Xã hội ổn định, đời sống nhân dân ấm no.
- Văn hóa phát triển, tiêu biểu nhất là lĩnh vực văn học với hơn 2000 nhà thơ và hơn 50.000 tác phẩm thơ Đường luật.
21. Nêu những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh. 2. Theo em, thành tựu nào là nổi bật nhất? Vì sao?
Tham khảo :
Những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh :
- Nông nghiệp:
+ Có những bước tiến về kĩ thuật gieo trồng.
+ Diện tích canh tác được mở rộng.
+ Sản lượng lương thực tăng nhiều…
- Thủ công nghiệp:
+ Nhiều xưởng thủ công lớn được hình thành, thuê mướn nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng.
+ Những sản phẩm thủ công nổi tiếng nhất là: gốm sứ và tơ lụa…
- Thương nghiệp:
+ Nhiều thành thị lớn như Bắc Kinh, Nam Kinh,… được hình thành.
+ Nhiều thương cảng trở thành trung tâm buôn bán sầm uất, như: Quảng Châu, Phúc Kiến,…
+ Thiết lập quan hệ giao thương với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư…
=> Thời Minh - Thanh mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn nhỏ bé, chưa đủ sức chi phối mạnh mẽ với nền kinh tê - xã hội Trung Quốc.
- Thành tựu về nông nghiệp là quan trọng nhất, vì:
+ Nông nghiệp là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo ở Trung Quốc thời phong kiến (thủ công nghiệp và thương nghiệp tuy cũng được nhà nước khuyến khích phát triển nhưng còn hạn chế).
+ Sự phát triển của nông nghiệp đã cung cấp một phần hàng hóa cho thương nghiệp, ví dụ: những mặt hàng nông sản như: lúa gạo, chè, bông… cũng là một loại hàng hóa
+ Sự phát triển của nông nghiệp đã góp phần ổn định đời sống nhân dân.
Hãy trình bày những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
Tham khảo :
Những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:
Về chính trị:
Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh, cử người thân tín cai quản các địa phương, đặt các khoa thi tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan,...
Tiếp tục chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam đô hộ phủ (Việt Nam bấy giờ),…
Về kinh tế:
Nông nghiệp: chính sách giảm thuế, chế độ quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới
=> Nông nghiệp có bước phát triển.
Thủ công nghiệp: luyện sắt, đóng thuyền,…
Thương nghiệp: có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á.
Những tuyến đường giao thông truyền thống nối các châu lục, đến thời Đường, đã trở thành “con đường tơ lụa”.
Trung Quốc dưới thời Đường
Chính trị
- Xây dựng bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, tổ chức thi tuyển người tài làm quan, thịnh hành chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ.
Kinh tế
Nông nghiệp: Thực hiện chính sách giảm thuế chế độ quân điền, áp dụng nhiều kĩ thuật canh tác mới.
-Thủ công nghiệp: xuất hiện nhiều xưởng thủ công luyệt sắt, đóng thuyền,..
- Thương nghiệp: nhiều thành thị xuất hiện ngày càng phồn thịnh, buôn bán với nhiều nước châu Á
+ Thời Đường xuất hiện con đường tơ lụa
Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại phong kiến nào? Hãy thể hiện tiến trình lịch sử đó trên trục thời gian theo ý tưởng của em.
-Từ thế kỉ VII - giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại phong kiến:
+ Thời Đường (618-907)
+ Thời kì Ngũ Đại (907-960)
+ Thời Tống (960-1279)
+ Thời Nguyên (1271-1368)
+ Thời Minh (1368-1644)
+ Thời Thanh (1644-1911)
- Trục thời gian:
Tham khảo :
- Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, lịch sử Trung Quốc tiếp tục trải qua các triều đại phong kiến là:
+ Nhà Đường (618 - 907)
+ Thời kì Ngũ đại thập quốc (907 -960).
+ Thời Tống (960 - 1279)
+ Thời Nguyên (1271 - 1368)
+ Nhà Minh ( 1368 - 1644)
+ Nhà Thanh( 1644 - 1911)
- Trục thời gian tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII – thế kỉ XIX:
1,Hãy trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gup-ta
2,Hãy trình bày những nét chính về sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Đê-li
Tham khảo ạ :
1)
-Hoàn cảnh ra đời: đầu thế kỷ IV, San-dra Gúp-ta 1 lên ngôi, thống nhất đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta.
- Chính trị: vương triều Gúp-ta có công lao lớn trong việc thống nhất được phần lớn bán đảo Ấn Độ.
- Kinh tế: có những tiến bộ vượt bậc.
+ Trong nông nghiệp, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi; nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
+ Thủ công nghiệp phát triển, chế tạo nhiều sản phẩm thủ công đẹp, tinh tế.
+ Thương nghiệp: buôn bán trong nước được đẩy mạnh; đặt quan hệ thương mại với A Rập và nhiều nước Đông Nam Á.
- Xã hội: đời sống nhân dân ổn định, sung túc.
2)
- Sự ra đời: Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).
- Chính trị:
+ Nhà vua có quyền lực cao nhất.
+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.
+ Nhà vua Hồi giáo còn tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.
- Xã hội:
+ Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân.
+ Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.
trang 22