Đề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống ( Dành cho bộ sách Kết nối tri thức)
Đề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống ( Dành cho bộ sách Kết nối tri thức)
Tham khảo!
Chuyện đó mới xảy ra cách đây một tuần. Tôi đã mắc lỗi mà không tự nhận khuyết điểm.
Chả là chiều thứ tư có tiết sinh hoạt lớp. Lớp trưởng lên tổng kết về ý thức kỉ luật của từng tổ. Cả lớp ngạc nhiên khi biết Tùng, lớp phó của lớp, ăn quà vặt trong lớp. Tùng rất vui tính mà sao hôm nay nét mặt cứ bị xị? Đúng rồi, nó sẽ phải viết bản kiểm điểm. Tội nghiệp nó quá. Tôi cũng rất sợ việc này. Tôi nhớ đến một lần tôi cũng phải viết bản kiểm điểm vì đi dép lê đến trường; cái giây phút đưa bản kiểm điểm cho bố mẹ kí lần đó thì đến lúc này tôi vẫn thấy như tim còn đập.
Đến phần nhận xét về tình hình chuẩn bị sách vở và làm bài tập, rất nhiều bạn bị nêu tên vì thứ hai vừa qua quên vở Giáo dục công dân, nhưng bạn lớp trưởng không nhắc đến tôi thì thật là may, vì hôm ấy tôi cũng quên vở, có lẽ lớp trưởng không biết việc đó. Tôi nhìn sang Sơn lo ngại vì nó biết việc này. Song Sơn vừa rụt rè giơ tay, lại cụp xuống làm tôi thở phào. Tôi hỏi nhỏ Sơn là tại sao nó không nói gì, thì nó chỉ lắc đầu buồn thiu. Tôi vẫn biết tự báo cáo với cô giáo thì hơn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm. Chợt Sơn lại giơ tay, rồi đứng lên, run run:
– Thưa cô! Hôm qua em đã không làm bài tập toán ạ.
À ra thế! Nó làm tôi thót cả tim! Nhưng rồi tôi lại thở nhẹ nhõm, không việc gì! Thú thực, sự nhận lỗi của Sơn có làm tôi xấu hổ: Tại sao tôi không đủ can đảm đứng lên như Sơn? Giá mà tôi làm được như vậy. Thế mà tôi vẫn cứ ngồi im thin thít. Tôi do dự vì tôi nghĩ lần trước tôi đã hứa với mẹ là không bao giờ phạm khuyết điểm nữa. Bây giờ nếu tôi không nói là tôi lừa dối cô, dối mẹ; còn nếu tôi nói thì tôi phải viết bản kiểm điểm thứ hai và sẽ bị mắng là không giữ lời hứa phấn đấu, không chừng còn bị “ăn đòn” nữa, bố tôi nóng tính lắm! Tôi đắn đo, thà bị mắng còn hơn là mang tội nói dối. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: Sơn không nói ra, tôi cũng không nói, thì nào ai biết tôi nói dối và thế là không bị “ăn đòn”. Thôi ém nhẹ đi để thoát đòn thì cũng đáng.
Hôm ấy đã không ai mách cô về lỗi của tôi cả. Tuy nhiên, tôi cũng không vui. Tôi thấy vừa thương vừa phục Sơn. Thương vì nó sẽ bị bố mẹ mắng, phục vì lòng dũng cảm thật thà của nó. Tôi trách mình hèn, không dám thành thật. Tôi cứ tưởng sau buổi họp vì thoát tội tôi sẽ mừng, hóa ra không phải vậy. về nhà tôi chẳng thiết chơi gì. Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.
Đề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống ( Dành cho bộ sách Kết nối tri thức)
Cách mở bài theo lời của em ( ngôi thứ 3)
Cách mở bài theo ngôi thứ 3
bẠN XEM THỬ NHÉ
Giới thiệu chung về đề tài: "Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề về sức khỏe tinh thần."
Trích dẫn hoặc ý kiến: "Nhà tâm lý học nổi tiếng từng nói rằng, 'Sức khỏe tinh thần là nền tảng cho mọi thành công.' Điều này đặc biệt đúng trong thời đại ngày nay."
Tình huống cụ thể: "Mỗi ngày, hàng triệu người phải vật lộn với áp lực công việc và cuộc sống, dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe tinh thần."
Thống kê: "Theo nghiên cứu, khoảng 20% người trưởng thành trải qua các vấn đề về sức khỏe tâm thần, một con số đáng báo động trong xã hội hiện đại."
Mô tả bối cảnh: "Trong bối cảnh toàn cầu hóa và công nghệ phát triển nhanh chóng, nhiều cá nhân cảm thấy bị choáng ngợp bởi áp lực từ nhiều phía."
Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ trong 2 câu thơ sau :
Ru cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau
ẩn dụ : cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng
tác dụng : Tạo ra những cảm xúc sâu sắc và tinh tế, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được nỗi nhớ và tình yêu. Đồng thời còn phản ánh rõ nét tâm trạng của nhân vật, thể hiện nỗi buồn và sự trăn trở khi xa cách. Làm cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
Xác định biện pháp tu từ trong khổ thơ sau và nêu tác dụng?
a. Ngoài thềm rơi tiếng lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
(Đêm Côn Sơn-Trần Đăng Khoa)
b. Hàng bưởi đu đưa bế đứa con
Đầu tròn trọc lốc
(Mưa-Trần Đăng Khoa)
c. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác-Trần Đăng Khoa)
a)
Biện pháp tu từ: So sánh ( "Tiếng rơi mỏng > < rơi nghiêng").
Tác dụng: So sánh tiếng lá rơi với cái gì đó mỏng manh, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Giúp người đọc cảm nhận được sự tĩnh lặng, yên bình trong không gian thiên nhiên, gợi lên sự sâu lắng trong tâm hồn. Làm câu văn trở nên sinh động hấp dẫn hơn .
b.
Biện pháp tu từ: Ẩn dụ (Đầu tròn trọc lốc).
Tác dụng: Hình ảnh "đầu tròn trọc lốc" thể hiện sự ngây thơ, trong sáng của trẻ em, đồng thời tạo ra một hình ảnh sinh động, gợi cảm. Làm tăng sức hấp dẫn cho hình ảnh của đứa trẻ, đồng thời gợi lên sự gần gũi và ấm áp trong cuộc sống gia đình. Làm câu văn trở nên sinh động hấp dẫn hơn .
c.
Biện pháp tu từ: Điệp từ ( Ngày ngày mặt trời ).
Tác dụng: Điệp từ "ngày ngày" nhấn mạnh sự liên tục, đều đặn của thời gian và sự tôn kính . Câu thơ tạo cảm giác trang nghiêm, thiêng liêng, đồng thời thể hiện lòng yêu quý và sự kính trọng của tác giả đối với lãnh tụ. Làm câu văn trở nên sinh động hấp dẫn hơn .
tên bài thơ lục bát này là j vậy ạ? (mình hc lớp 6 lên mình để lớp 6 nhé)
đây là một phần trích của bài thơ '' Quê hương hương ngọt ngào'' nha cậu
tên của bài thơ lục bát này là j ạ
Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu sử dụng ít nhất 3 trạng ngữ khác nhau
Vào một buổi sáng nắng đẹp, em quyết định đi dạo quanh hồ gần nhà. Khi bước chân lên con đường nhỏ, em cảm nhận được không khí trong lành và tiếng chim hót líu lo. Vừa đi, em vừa ngắm nhìn những bông hoa rực rỡ nở xung quanh. Bỗng nhiên, một cơn gió nhẹ thổi qua, mang theo hương thơm của đất trời. Em dừng lại, ngồi xuống một ghế đá bên hồ và chìm đắm trong khoảnh khắc yên bình này. Thật sự, những giây phút như vậy làm em cảm thấy thư giãn và tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.
giúp mik đag cực kì gấp
Đọc bài tham khảo "Cảm xúc khi đọc bài Mây và Sóng của Ta-go" (SGK tr. 52-53) trả lời câu hỏi bên dưới
Câu 1: Đại từ xưng hô trong bài là gì? Có nhất quán không?
Câu 2: Nhận xét về đặc điểm hình thức của đoạn văn mẫu?
Câu 3: Chỉ ra những câu văn giới thiệu khái quát về bài thơ(nhan đề, trrn tác giả)
Câu 4: Cảm xúc về bài thơ Mây và Sóng của Ta-go đã được tác giả thể hiện lần lượt qua những ý nào